nghề để phát triển nguồn nhân lực
Chính sách giáo dục được xây dựng phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. Đây là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia này. Năm 1950, Chính phủ Hàn Quốc chủ trương xóa mù chữ cho tồn dân. Những năm sau đó, hệ thống giáo dục dần được đẩy mạnh như: phát triển giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học (năm 1960); các trường dạy nghề kỹ thuật (năm 1970); đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và giáo dục trên lĩnh vực khoa học cơ bản và công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục và học suốt đời. Năm 1992, Hàn Quốc thực hiện cải cách giáo dục với mục tiêu tái cấu trúc hệ thống giáo dục hiện có thành một hệ thống giáo dục mới, bảo đảm cho người dân được học suốt đời. Tháng 12-2001, Chính phủ Hàn Quốc cơng bố Chiến lược quốc gia lần thứ nhất về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005. Tiếp đó, Chiến lược quốc gia lần thứ hai về phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2006-2010 được xây dựng và thực hiện một cách hiệu quả.
28
Nội dung chính của các chiến lược này đề cập tới sự tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường đại học và các cơ sở nghiên cứu; nâng cao trình độ sử dụng và quản lý nguồn nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực trong khu vực công; xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý kiến thức, kỹ năng và công việc; xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin cho phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và phát triển thị trường tri thức...
Qua những kinh nghiệm của các nước về phát triển nguồn nhân lực, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung, và khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa nói riêng:
Một là, Coi trọng giáo dục phổ thông theo hướng chuẩn bị các kiến thức cơ sở để học sinh có thể bước vào học một nghề nhất định khi khơng có đủ trình độ, điều kiện hoặc khơng muốn học lên đại học (có chính sách phân luồng học sinh ngay từ khi học sinh học hết trung học cơ sở; không nên chỉ hướng vào chuẩn bị kiến thức để thi đại học). Đồng thời, chú trọng giáo dục đồng bộ “đức, trí, thể, mỹ” để học sinh có thể trở thành những người lao động có kiến thức, kỹ năng, có sức khỏe, và đạo đức lao động tốt trong tương lai.
Hai là, Coi trọng đào tạo, dạy nghề; mở rộng quy mô, cơ cấu, loại hình đào tạo và nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo, dạy nghề theo hướng đầu tư chiều sâu, liên kết giữa các cấp đào tạo từ Trung học chuyên nghiệp - Trung học nghề - Cao đẳng chuyên nghiệp - Cao đẳng nghề - Đại học - Sau Đại học.
Ba là, Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo để có thể cung cấp cho đất nước những cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh; những cơng nhân, kỹ thuật viên thực sự có kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao ở tất cả các vị trí việc làm trong nên kinh tế.
29
Từ kinh nghiệm nêu trên cho thấy, vấn đề mấu chốt để có thể tiếp thu được khoa học, cơng nghệ hiện đại và các phương pháp, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và để có được những chuyên gia giỏi, đầu ngành đối với nước ta bây giờ là nâng cao chất lượng chứ không phải mở rộng quy mô đào tạo.
Bốn là, Đẩy nhanh quá trình xã hội hóa giáo dục, đào tạo để huy động được mọi nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế (kể cả nước ngồi) tham gia vào cơng tác này. Tuy nhiên, khi cần, Nhà nước phải can thiệp, điều tiết kiên quyết, mạnh mẽ và kịp thời trên cơ sở tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế đảm bảo nguyên tắc hợp tác quốc tế đa phương, song phương, phát huy nội lực nhưng phải theo đúng định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
Năm là, Đối với miền núi và dân tộc tiếp tục duy trì các cơ chế, chính sách ưu đãi riêng trong giáo dục, đào tạo nói chung đối với người học và người dạy học, đặc biệt là việc đào tạo, bồi dưỡng nghề.
Tóm lại: Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội phải bao gồm
những người tán thành mục tiêu xã hội chủ nghĩa, quyết tâm phấn đấu xây dựng đất nước đi lên theo định hướng mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Là những người vừa có trí tuệ cao, được đào tạo thành thạo về chuyên môn nghề nghiệp, có sáng tạo, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có niềm tin, có truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc và tinh thần trách nhiệm trong mọi hoạt động lao động. Nguồn nhân lực không chỉ là chủ thể của nền kinh tế - xã hội mà cịn là những cơng dân tốt bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta.
Để chất lượng lao động đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi thì cần phải có nguồn nhân lực có tay nghề, vì vậy cơng tác đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động tham gia học nghề phù hợp
30
với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, xã hội và nhu cầu học nghề của mình để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, xây dựng nông thôn mới.
31
Chương 2