Đánh giá tổng quát thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội các huyện miền núi Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội các huyện miền núi phía tây tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2020 (Trang 78)

- Các dự án ưu tiên Thời kỳ 2011 2020:

4- Dạy nghề cho nông dân 1.305 1.690 1.834 1.896 2

2.2.4. Đánh giá tổng quát thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội các huyện miền núi Thanh Hóa

xã hi các huyn min núi Thanh Hóa

- Phát huy vai trò và năng lực các Trung tâm bồi dưỡng chính trị và trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề các huyện để đẩy mạnh hình thức đào tạo tại chỗ, thông qua các lớp học bổ túc văn hóa, các chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước, bồi dưỡng lý luận chính trị để đẩy nhanh việc đào tạo cho cán bộ cơ sở miền núi; thực hiện đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng năng lực quản lý nhà nước, lý luận chính trị, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho người lao động, tăng tỷ lệ lao động được qua đào tạo; tuyển chọn, đào tạo bổ sung đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng.

2.2.4.1. Những kết quảđạt được trong công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nghề, góp phần phát triển nguồn nhân lực các huyện miền núi Thanh Hóa thời kỳ 2006-2010 đã đạt được những kết quả nhất định:

Mt là, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa nói chung, nhân dân các dân tộc miền núi Thanh Hóa nói riêng đã sớm nhận thức được vấn đề dân số trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng, nhất là khi dân số tăng nhanh sẽ tạo áp lực lớn vềổn định đời sống bà con các dân tộc, khó cho việc cải thiện đời sống cũng như phát triển nguồn nhân lực nói riêng và cho phát triển kinh tế - xã hội.

76

Các chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình đã được cán bộ đảng viên, nhân dân các dân tộc triển khai và thực hiện khá nghiêm túc. Bằng việc hạ thấp tỷ lệ sinh tự nhiên từ 13,28‰ năm 2006 xuống còn 10,98‰ năm 2010 và việc sinh con thứ 3 đã giảm từ 54,62 % năm 2006 xuống còn 48,57% năm 2010 thể hiện ý chí và quyết tâm của nhân dân miền núi cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Bằng việc giảm tỷ lệ sinh, đã đóng góp mức tăng thu nhập bình quân đầu người, giảm sức ép về gia tăng dân số đối với những yêu cầu bức xúc về chi phí cho các nhu cầu xã hội cơ bản, góp phần ổn định đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo.

Hai là, chất lượng nguồn nhân lực của các huyện miền núi được nâng lên một bước thông qua hệ thống đào tạo nghề cho người lao động. Mặt bằng dân trí, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của dân số và nguồn nhân lực cũng như vấn đề việc làm, thu nhập, đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Xét theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực các huyện miền núi Thanh Hóa đã được nâng lên đáng kể. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên rõ rệt, năm 2006 là 23,61% trong đó qua đào tạo nghề là 14,92% tăng lên 31,14% lao động qua đào tạo, và qua đào tạo nghề là 21,26% năm 2010. Lao động có nhu cầu đào tạo ở trình độ trung cấp nghề có xu hướng tăng nhưng chậm so với nhu cầu và chiếm tỷ trọng rất nhỏđối với số lao động qua đào tạo nghề. Điều này thể hiện được trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động các huyện miền núi còn nhiều bất cập, cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng để phát triển nguồn nhân lực đúng đắn.

Ba là, đời sống của nhân dân nói chung và của lực lượng lao động nói riêng đã được cải thiện cả về vật chất và tinh thần do có sự tăng trưởng kinh kế và sự hỗ trợ của nhà nước thông qua hệ thống chính sách ưu đãi thực hiện các chương trình quốc gia đối với miền núi dân tộc như: chương trình 134, 135, 30A chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình xóa nhà dột nát cho

77

hộ nghèo, chương trình riêng cho người H’Mông…Mạng lưới y tế cơ sở được củng cốđể chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh và truyền hình đã phủ sóng hầu hết các bản làng, hệ thống đường giao thông, điện lưới quốc gia đã có ở các xã miền núi.

Bn là, có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển thêm một số ngành nghề để thu hút lao động. Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý cũng như cơ cấu kinh tế - xã hội đã tháo gỡ những ràng buộc con người theo cơ chế cũ, khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của một bộ phận lao động làm cơ sở cho người lao động miền núi lâu nay quen với kiểu trợ cấp, đã thực sự vươn lên làm chủ bản thân, khai thác tiềm năng đất, rừng thành lập các mô hình sản xuất mới theo kiểu trang trại, xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

Năm là, khu vực miền núi Thanh Hóa đã hình thành bước đầu hệ thống các cơ sở dạy nghềđược đầu tư cả về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và với nhiều hình thức đào tạo nghề như tập trung tại các cơ sở dạy nghề, hoặc dạy nghề lưu động tại các xã, làng, bản … đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh, hình thành đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề, có tri thức để khai thác tiềm năng sẵn có của khu vực miền núi.

2.2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho phát triển nguồn nhân lực

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, các huyện miền núi Thanh Hóa vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế và những thách thức:

Th nht, do nhận thức và trình độ dân trí còn thấp nên tốc độ phát triển dân số đối với người dân miền núi còn lớn khi mà kinh tế chưa phát triển, giáo dục, y tế và đào tạo cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản chưa đáp ứng, đang gây sức ép rất lớn cho đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm của

78

đại đa số người lao động miền núi. Tình trạng đói nghèo vẫn còn chiếm một tỷ lệ cao trong dân số đã ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, sức khỏe và hạn chếđến phát triển trí tuệ. Đây là những khó khăn, thách thức đòi hỏi công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người dân miền núi cần phải tập trung giải quyết trong những năm tới.

Th hai, lực lượng lao động tăng nhanh trong một vài năm gần đây nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, các ngành nông, lâm, thủy sản sử dụng trên 80% lực lượng lao động của vùng. Lao động ở các ngành công nghiệp, dịch vụ đang chuyển dần theo hướng tích cực phù hợp dần với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tuy nhiên sự chuyển dịch này diễn ra còn chậm. Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh sẽ làm cho những thách thức đối với gia đình và xã hội trong việc nuôi dạy, chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn. Tuy nhiên với mức tăng số người trong độ tuổi lao động từ 440,149 người năm 2006 lên 463,258 người năm 2010 sẽ là tiềm năng to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của các huyện miền núi; đồng thời đó cũng là áp lực rất lớn trong việc đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm cho người lao động nếu chúng ta không biết tận dụng và khai thác tiềm năng của cơ cấu dân số này. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực miền núi Thanh Hóa còn rất thấp, năm 2006 mới có 23,61% lao động đã qua đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề là 14,92%, và đến năm 2010 là 31,14% qua đào tạo và 21,26% qua đào tạo nghề. Nhìn chung mặt bằng trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động khu vực miền núi Thanh Hóa còn thấp, không những thiếu người biết tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh mà còn rất thiếu lao động có tay nghề, biết vận dụng thành thạo các quy trình sản xuất tiên tiến, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật và tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ. Khu vực nông thôn có tỷ trọng lao động lớn nhưng lao động kỹ thuật chiếm tỷ trọng nhỏ và ngày càng bất hợp lý hơn khi có một bộ phận sau khi được đào tạo không ở lại quê hương mà đi

79

tìm kiếm việc làm ở các đô thị. Như vậy nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng thấp, thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu lao động kỹ thuật. Tình trạng thiếu việc làm và việc làm không ổn định, nhất là ở khu vực nông thôn vẫn còn nhiều bức xúc. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và các doanh nghiệp có trình độ ... còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhất là trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế thị trường quốc tế. Đây là một sức ép lớn, đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo nhiều hướng, nhiều loại hình trong đó có đào tạo nghề cho nguồn nhân lực miền núi Thanh Hóa.

Th ba, các huyện miền núi Thanh Hóa có điều kiện tự nhiên và khó khăn như các huyện miền núi của các tỉnh vùng Tây Bắc, dân cư có mức sống nghèo, bình quân lương thực đầu người còn thấp. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, sản xuất hàng hóa chưa phát triển mạnh, quy mô kinh tế còn nhỏ bé ... là hạn chế rất lớn đối với việc huy động vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tếđể phát triển nhanh trong giai đoạn tới. Mức tăng trưởng và sức cạnh tranh về kinh tếở các huyện miền núi còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chậm, chưa hình thành được các ngành mũi nhọn, các sản phẩm chủ lực một cách rõ nét, ngành nông, lâm nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn, khu vực dịch vụ phát triển chậm, công nghiệp nhỏ lẻ ... làm ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế - xã hội của những năm tiếp theo. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được cải tạo, nâng cấp đáng kể sau nhiều chương trình quốc gia đối với khu vực miền núi nói chung và các huyện miền núi Thanh Hóa nói riêng, nhưng vẫn còn nhiều bất cập nên chưa đủ sức hấp dẫn thu hút đầu tư bên ngoài, chưa tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Th tư, sự hình thành các nguồn lao động còn chưa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chưa đáp ứng kịp với công cuộc công nghiệp

80

hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực cũng đang đặt ra nhiều vấn đề tồn tại cần phải được giải quyết. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là phổ biến, thời gian lao động ở miền núi còn thấp dưới 60%, lao động thủ công, phân tán, năng suất lao động thấp, đời sống khó khăn đòi hỏi phải có giải pháp cấp bách về tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu phân công lao động theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu ngay từ trong nội bộ ngành nông nghiệp để chuyển dần một bộ phận nguồn nhân lực nông thôn sang làm dịch vụ, thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏở ngay tại quê hương theo hướng “ly nông, bất ly hương”.

Th năm, công tác đào tạo nguồn nhân lực ở Thanh Hóa nói chung và các huyện miền núi nói riêng còn có nhiều bất cập cả về hệ thống trường lớp, quy mô, cơ cấu ngành nghề và chất lượng, hiệu quảđào tạo … chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó việc gắn kết giữa đào tạo với quản lý sử dụng nguồn lao động qua đào tạo và giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế. Một bộ phận không nhỏ lao động đã được đào tạo nhưng lại gặp không ít khó khăn khi tìm việc làm và có việc làm ổn định ngay trên quê hương. Do đó, cần phải có kế hoạch, quy hoạch cụ thể dựa trên một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phát triển nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nghề cho lao động miền núi Thanh Hóa nói riêng phải được tính toán, cân đối chặt chẽ và đi trước một bước. Phải coi phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hôi là hai quá trình có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại với nhau, vừa là động lực và cũng là kết quả của nhau để cùng phát triển.

Th sáu, hiện nay khung chính sách đối với việc dạy và học nghề cho học sinh, thanh niên dân tộc thiểu số đã được quan tâm nhưng chưa đầy đủ. Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc nội trú quy định học sinh tốt

81

nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông dân tộc nội trú kể cả nội trú dân nuôi được cử tuyển học nghề nội trú, trong đó ưu tiên con em các dân tộc thiểu số ở khu vực đặc biệt khó khăn. Thời gian đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên. Trong thời gian học nghề đối tượng học sinh trên được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội và các chính sách khác như học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú. Đến nay, đây là chính sách lớn nhất quy định cụ thể về dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số. Theo ước tính có khoảng 20% học sinh tốt nghiệp các trường phổ thông dân tộc nội trú được vào học các trường dạy nghề nội trú. Tuy nhiên Quyết định trên chỉ dành cho đối tượng là học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú. Thực tế cho thấy trong các trường phổ thông dân tộc nội trú chỉ có khoảng 10% là người dân tộc thiểu số. Như vậy chính sách dạy nghề cho học sinh dân tộc nội trú chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu học nghề của học sinh dân tộc thiểu số và thanh niên miền núi. Thực tế cho thấy, dù chính sách đã được ban hành nhưng cũng chỉ mới đáp ứng được khoảng 15 - 20% nhu cầu học nghề ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Có chính sách cho học sinh các trường nội trú, nhưng chưa có chính sách cho học sinh học ở các trường khác (chiếm khoảng 90% trong tổng số học sinh dân tộc thiểu số). Ngoài ra, chưa có chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ cụ thể cho thanh niên dân tộc và miền núi.

2.2.4.3.Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong công tác đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực các huyện miền núi Thanh Hóa

Có thể nói, những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực các huyện miền núi Thanh Hóa trong thời gian qua đã góp phần to lớn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ những người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, tác động mạnh đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc đào tạo nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề còn chậm, trình độ tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo trong lao động

82

vẫn còn những hạn chế. Cơ cấu lao động trong các ngành sản xuất còn rất thiếu đội ngũ có trình độ tay nghề, những người trực tiếp chuyển giao và nhận chuyển giao công nghệ mới. Thể lực người lao động chưa đáp ứng yêu cầu xã hội và cường độ lao động theo kiểu công nghiệp. Nguyên nhân của những tồn tại đó có nhiều, chúng tôi chỉđề cập đến một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Là vùng có cơ cấu kinh tế là nông - lâm - công nghiệp nhưng trong nội bộ ngành nông nghiệp chưa có sự thay đổi rõ nét giữa trồng trọt, chăn

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội các huyện miền núi phía tây tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2020 (Trang 78)