Đào tạo nghề làm ột trong những nội dung quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội các huyện miền núi phía tây tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2020 (Trang 89)

- Các dự án ưu tiên Thời kỳ 2011 2020:

PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CÁC HUYỆN MI ỀN NÚI TỈNH THANH HÓA

3.1.1. Đào tạo nghề làm ột trong những nội dung quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã hộ

87

Nguồn nhân lực được xem là yếu tố cơ bản, có vai trò quyết định nhất cho sự phát triển, bền vững các mục tiêu kinh tế - xã hội nói chung và của các huyện miền núi Thanh Hóa nói riêng. Chúng ta đặt con người vào vị trí trung tâm để vừa khơi dậy tiềm năng của mọi cá nhân và của cộng đồng, vừa hướng tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, nhất là nhân dân các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, gắn phát triển với từng bước thực hiện công bằng xã hội.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện công tác quản lý, tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh từ sử dụng lao động thủ công sang lao động có trình độ tay nghề cao, có chuyên môn giỏi để tạo ra năng suất lao động cao. Do đó, đào tạo nghề cho người lao động ở miền núi Thanh Hóa là một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong những năm trước mắt và cho chiến lược phát triển lâu dài.

Do đó, phải coi trọng đào tạo và coi đó là động lực trọng tâm của sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực. Trước hết, với vùng núi dân tộc, một mặt ngoài việc đào tạo một bộ phận nguồn lao động thực sự có năng lực, có trí tuệ ở các bậc đại học, cao đẳng để tạo nguồn cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ biết tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất cần phải tập trung đào tạo nghề cho số đông người lao động, đây là lực lượng lao động đông đảo sản xuất ra của cải vật chất. Phải coi đào tạo nghề là nhiệm vụ quan trọng để các huyện miền núi có một lực lượng lao động sẵn sàng tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.

Chú trọng phát triển nhân cách con người, rèn luyện và phát triển thể lực, chăm sóc sức khỏe, mở rộng hệ thống y tế tới các làng bản, để vừa bảo vệ sức khỏe, vừa giáo dục truyền thống yêu nước, tính siêng năng cần cù của

88

người Việt Nam nói chung và của bà con các dân tộc thiểu số nói riêng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội các huyện miền núi phía tây tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2020 (Trang 89)