THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
2.1.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội miền núi Thanh Hóa
2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế
Các huyện thuộc miền núi phái Tây Thanh Hóa là một trong những vùng kém phát triển của cả nước, với diện tích rộng lớn, địa hình phức tạp và
38
có nhiều khó khăn… do đó nền kinh tế của tỉnh nói chung và của khu vực các huyện miền núi nói riêng cịn nhỏ bé và chậm phát triển.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cùng với sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc, kinh tế miền núi của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, sự tăng trưởng kinh tế từng bước đã đáp ứng yêu cầu trước mắt và tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên các huyện miền núi vẫn cịn mang nặng tính độc canh trong sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản, một bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng du canh, du cư nên đời sống cịn khó khăn. Các tập quán sản xuất cũ vẫn chưa được loại bỏ, đầu tư cho cơng nghiệp nhỏ và tiểu thủ cơng nghiệp cịn ít. Số các hộ gia đình xây dựng mơ hình trang trại để phát triển sản xuất còn rất hạn chế. Mặc dù vậy, với nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc thiểu số, kinh tế miền núi đang phát triển đúng hướng để từng bước ổn định đời sống, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo, xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh quốc gia ở vùng biên giới.
Tiềm năng phát triển chủ yếu của khu vực này là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, và mở rộng quan hệ giao dịch thương mại thông qua các cửa khẩu quốc tế để trao đổi hàng hóa, dịch vụ ... trong đó, việc khai thác tại chỗ các nguồn tài nguyên sẵn có là cơ bản và chủ yếu.
Trong giai đoạn 2005-2010, tình hình Kinh tế - Xã hội các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa có nhiều chuyển biến rõ nét. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 13,5%. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được cải thiện. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 63,38% năm 2005 xuống còn khoảng 25% năm 2010. Trong cơ cấu kinh tế nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao, lâm nghiệp chuyển từ khai thác là chủ yếu sang trồng mới, khoanh ni, chăm sóc và bảo vệ rừng, tỷ lệ che phủ rừng năm 2010 ước đạt 48,8%. Từng bước đưa các tiến
39
bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất nông nghiệp đã tạo ra năng suất các loại cây trồng chủ yếu đều tăng. Chăn ni phát triển theo mơ hình trang trại, gia trại được phát triển về tổng đàn và sản lượng. [4]
Những năm gần đây, bằng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các huyện miền núi đã có bước phát triển đáng kể, trong đó phải thấy sự phát triển nhanh các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần v.v… Nhiều ngành mới đã được xây dựng và phát triển như xi măng, mía đường, rượu bia, bánh kẹo, chế biến tinh bột …Các ngành nghề thủ công truyền thống sau một thời bị mai một nay từng bước được phục hồi và phát triển. Các sản phẩm thủ công không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của đồng bào các dân tộc sinh sống trong vùng, mà từng bước góp phần thúc đẩy xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ.
Nhìn vào bảng số 2.1 cho ta thấy miền núi Thanh Hóa đã có sự phát triển rõ nét, cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ.
Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh tế các huyện miền núi Thanh Hóa
thời kỳ 2006-2010
Đơn vị tính: tỷ đồng (giá 1994)
Ngành kinh tế 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng GDP 2.625,4 2.987,3 3.564,1 4.000,8 4.712,6
Nông lâm nghiệp và thủy sản 59,53 55,21 46.02 43.06 41.61 Công nghiệp và xây dựng 19,87 22,54 29.03 29.83 30.52
Dịch vụ 20,06 22,25 24.95 27.11 27.87
40
Trước năm 2005, tốc độ đầu tư cho phát triển kinh tế miền núi còn chậm, sau năm 2005 Chính phủ có quyết định số 253/2005/QĐ-TTg ngày 12/10/2005 về phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh miền Tây tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010 đã đem lại những thay đổi lớn cho khu vực miền núi của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 13,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kinh tế - Xã hội được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 63,38% năm 2005 xuống còn khoảng 25% năm 2010. [4]
Những mặt cụ thể đó được thể hiện trong cơ cấu các ngành như sau:
- Trong lĩnh vực công nghiệp:
Ngành cơng nghiệp có xu hướng phát triển và tăng nhanh, bình quân mỗi năm là 9,2%, so với trước khi có quyết định 253/2005/QĐ-TTg số doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên gấp đôi. Hiện nay các huyện miền núi đã có 6.327 cơ sở sản xuất công nghiệp tăng 321 cơ sở so với năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 786.418 tỷ đồng tăng 1,25 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp tăng do sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản và cơng nghiệp khai khống.
Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đã có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực. Sự chuyển biến mạnh về nhận thức đã tạo đà cho các nghề sản xuất mới ra đời. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tăng từ 17,5% năm 2006 lên 32,6% năm 2010 và đứng đầu trong nhóm ngành cơng nghiệp. Tỷ trọng ngành chế biến nông, lâm sản cũng tăng nhanh, từ 10,6% năm 2005 tăng lên 17,9% năm 2010, chủ yếu là chế biến từ cây luồng, cây sắn và cung cấp nguyên liệu giấy.
Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề dệt thổ cẩm truyền thống với việc khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ đang được hình thành ở các thị trấn,
41
thị tứ thu hút một lực lượng lớn lao động vào làm việc tạo nên một bức tranh lạc quan đối với kinh tế miền núi.
- Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản
Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế miền núi Thanh Hóa. Tỷ trọng giá trị qua các năm đều trên 55% so với GDP của khu vực. Năm 2010, giá trị sản lượng nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2.987,3 tỷ đồng chiếm 55,21% (giá cố định 1994).
Trồng trọt chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn, rau và các loại cây công nghiệp hàng năm. Tổng sản lượng lương thực quy thóc bình qn đầu người là 315kg/năm. Năng xuất lúa tăng bình quân từ 37,9 tạ/ha năm 2005 lên 42,5tạ/ha năm 2010.
Bên cạnh việc trồng trọt, chăn ni kiểu mơ hình trang trại, chăn ni cơng nghiệp tập trung đang được mở rộng. Các chương trình sind hóa đàn lợn, đàn bị, cá, gia cầm đã đem lại những kết quả khả quan, nếu so với năm 2005 ngành chăn ni tăng lên 35%. Trong đó đàn trâu tăng 23,7%, đàn bò tăng 28,4%, đàn lợn tăng 18,6%, gia cầm tăng 4,8%, sản lượng cá đạt 3.991 tấn tăng 5,2%.
Lâm nghiệp là một thế mạnh của miền núi Thanh Hóa, những năm gần đây do làm tốt cơng tác khuyến lâm, diện tích rừng khai thác không đúng quy hoạch giảm dần, rừng trồng mới được tăng lên. Năm 2010 giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 818.702 triệu đồng tăng 29,8% so với năm 2005. Trong đó trồng mới và khoanh nuôi rừng đạt 253.461 triệu đồng, khai thác gỗ và lâm sản 550.164 triệu đồng, lâm nghiệp khác 15.077 triệu đồng.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có bước phát triển tốt, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, rừng và mặt nước vào sản xuất góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Đã có sự gắn kết giữa sản xuất nơng,
42
lâm nghiệp với công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở khu vực nơng thơn, góp phần giải quyết lao động và nâng cao giá trị các sản phẩm nông, lâm nghiệp. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn được củng cố. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông, lâm nghiệp được tăng cường một bước. Việc ứng dụng các kỹ thuật - công nghệ mới vào sản xuất, nhất là khâu giống, kỹ thuật canh tác góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
- Trong lĩnh vực dịch vụ
Khi chuyển đổi cơ chế, mạng lưới dịch vụ phát triển khá mạnh mẽ không chỉ ở các khu đô thị vùng đồng bằng mà tại các huyện miền núi cũng phát triển khá nhanh chóng. Năm 2010 số cơ sở đăng ký kinh doanh loại hình này là 12.824 so với năm 2005 tăng 12,21%; số người kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn, nhà hàng tăng 28,65%. Giá trị xuất khẩu của khu vực năm 2010 đạt tới 8,2 triệu USD tăng so với năm 2005 là 11,65%.
Như vậy, bằng hệ thống chính sách điều hành vĩ mô và sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các huyện miền núi đã có những bước phát triển và tăng trưởng kinh tế khá.
Tuy nhiên, do sự đầu tư chưa đúng với tiềm năng nên trong lĩnh vực dịch vụ ở các huyện miền núi của tỉnh còn nhiều hạn chế như: sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chủ yếu mới khai thác tiềm năng tự nhiên và những di sản sẵn có, chưa có dự án lớn vào phát triển du lịch trên địa bàn. Các hoạt động dịch vụ về tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thơng tin, tư vấn, việc làm … đã được quan tâm và đầu tư, bám sát các chủ trương và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế.
43
- Dân số
Vùng núi phía Tây Thanh Hóa có 11 huyện với 196 xã, thị trấn (184 xã, 12 thị trấn). Dân số gần 8.654 người, gồm 7 dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ mú. Mật độ dân số 305 người/km2 [20]. Trong gần 8.654 người, nông dân chiếm tuyệt đại đa số (trên 80% dân số cả khu vực).
Bảng số 2.2: Phân bố dân cư tỉnh Thanh Hóa Dân số các dân tộc chủ yếu tỉnh Thanh Hóa
Kinh Mường Thổ Khơ Mú Thái Mông Dao
Dân số (người) 2.898.311 328.744 8.980 607 210.908 15.325 5.077 Địa bàn cư trú Khắp tỉnh Các huyện: Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành Bá Thước Huyện Như Xuân Bản Đoàn Kết, xã Tén Tằn và bản Suối Lách, xã Mường Chanh, Mường Lát Các huyện: Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, LangChánh Xã Pù Nhi, huyện Mường Lát Các huyện: Ngọc Lặc, Cẩm Thủy Nguồn: [21]
Trong những năm gần đây do công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong tỉnh được thực hiện thường xun và có hiệu quả, nhận thức của người dân về cơng tác này ngày càng cao nên có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên đối
44
với miền núi Thanh Hóa, do trình độ dân trí cịn thấp nên việc sinh đẻ nhiều con vẫn còn phổ biến trong các hộ gia đình, nhất là các hộ ở vùng sâu, vùng xa, người dân tộc H’Mông dẻo cao. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều lễ hội và phong tục truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc đang được phục hồi và phát triển theo hướng tiến bộ và trở thành một trong những nguồn lực phát triển quan trọng của du lịch.
- Về chất lượng dân số: Do thực hiện tốt từng bước chương trình phổ
cập giáo dục và chăm sóc sức khỏe của nhân dân các dân tộc thiểu số nên chất lượng dân số khu vực miền núi Thanh Hóa khơng ngừng được cải thiện cả về thể lực và trí lực. Về cơ bản, miền núi Thanh Hóa có một cơ cấu dân số tương đối trẻ, sức khỏe tốt. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu sẽ được huy động vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của khu vực miền núi nói riêng.
Trình độ học vấn của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Đến năm 2010, tồn miền núi Thanh Hóa đã đạt phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi. Tuy nhiên, tại một số xã giáp biên giới do phần lớn dân cư là người dân tộc thiểu số với nhiều tập tục lạc hậu, lại sống rải rác ở các khu vùng cao, vùng xa, điều kiện đầu tư cho giáo dục khó khăn … nên trình độ dân trí thấp và học vấn của dân cư cịn thấp, tình trạng tái mù chữ còn tương đối phổ biến.
- Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư của rất không đồng đều, thưa
thớt giữa các vùng, các khu vực. Điều này cho thấy mức độ đơ thị hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở khu vực miền núi phía Tây trong những năm qua cịn rất thấp.
Thực trạng phân bố dân cư nêu trên của các huyện miền núi phía Tây Thanh Hóa cùng với tình trạng di cư tự do của một số bộ phận dân cư ở các huyện vùng cao của tỉnh đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Ngồi tình trạng di cư tự do trong nội bộ các huyện vùng cao biên giới của tỉnh, đồng bào
45
người H’Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc chuyển đến cũng khá đông, nảy sinh những vấn đề phức tạp trong quản lý dân cư, an ninh chính trị và trật tự xã hội. Vài năm gần đây, mặc dù tình trạng di cư tự do đã giảm nhưng hiện tượng vượt biên trái phép, vi phạm Hiệp định biên giới vẫn còn xảy ra, đòi hỏi phải quy hoạch phân bố sắp xếp lại dân cư trên địa bàn để vừa thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội cho các khu vực vùng biên.
Việc thực hiện chăm sóc sức khỏe của nhân dân được Đảng bộ và chính quyền tỉnh và địa phương rất coi trọng. Cơng tác vệ sinh, phịng bệnh, phịng dịch đã được triển khai rộng khắp các thơn xóm, làng bản, mạng lưới y tế được củng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ khá tốt. Hiện tại có 1 bệnh viện đa khoa khu vực, 11 bệnh viện tuyến huyện, 188/194 xã có trạm xá. Số cán bộ ngành y thuộc khu vực nhà nước quản lý là 969 người, trong đó có 258 bác sỹ chiếm 26,63%, 466 y sỹ, kỹ thuật viên chiếm 48,01% và 245 y tá, hộ lý chiếm 25,36%. Số cán bộ ngành dược thuộc nhà nước quản lý là 58 người, trong đó dược sỹ cao cấp 6 người bằng 10,34%, dược sỹ trung cấp 43 người bằng 74,14%, dược tá 9 người bằng 15,52%. Nhìn chung các cơ sở y tế đã được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị nên đã đáp ứng ngày càng tốt hơn cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bệnh viện đa khoa khu vực được nâng cấp, xây dựng mới bước đầu đã khắc phục được tình trạng một số bệnh trước đây phải chuyển lên tuyến trên để chữa trị. Các trạm y tế xã được đầu tư cải tạo và nâng cấp đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân. Ngành y tế đã tổ chức tốt việc khám và chữa bệnh bảo hiểm y tế ở cả 3 tuyến, giúp người nghèo giảm chi phí trong khám và chữa bệnh.
Mạng lưới y tế dự phịng tương đối phát triển, nhiều chương trình y tế được triển khai tốt như: chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm chủng mở rộng, chương trình phịng chống sốt rét, bướu cổ, thanh tốn bệnh mắt hột, phòng
46
chống lao…các bệnh xã hội được phát hiện kịp thời và quản lý điều trị có hiệu quả, góp phần tăng sức khỏe cho cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Tuy nhiên, với số lượng cán bộ y tế ở các huyện miền núi như trên vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu của người dân, cơ sở vật chất và trang thiết bị vẫn còn nghèo nàn, chưa đồng bộ, số gường bệnh cịn ít, tình trạng quá tải là phổ