Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 23.61 28.05 31

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội các huyện miền núi phía tây tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2020 (Trang 67)

- Các dự án ưu tiên Thời kỳ 2011 2020:

3- Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 23.61 28.05 31

Trong đó qua đào to ngh% 14,92 19,87 21,26 Chỉ tiêu tuyển mới lao động học nghề Người 6.120 7.526 9.015

Trong đó:

- Trung cấp nghề Người 650 1000 1.250 - Sơ cấp nghề Người 5.470 6.526 7.765

Nguồn: [3], [11] (có tính toán li)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo tuy có tăng qua hàng năm nhưng vẫn còn thấp hơn mức trung bình của tỉnh. Năm 2005 là 23,61% và đến năm 2010 là 31,14% (bình quân toàn tỉnh là 27% năm 2005 và 40% năm 2010).

65

- Về sử dụng lao động khu vực miền núi Thanh Hóa: Từ năm 2005 đến nay, cơ cấu lao động làm việc ở các ngành kinh tế khu vực miền núi đã có sự biến đổi theo hướng tiến bộ. Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên những biến đổi đó còn rất chậm.

Số liệu ở bảng 2.9 sẽ cho thấy điều đó.

Bng 2.9: Lao động làm vic theo khu vc kinh tế

Ch tiêu ĐVT 2005 2007 2010

Tng sngười 440.149 452.721 463.258

1- Nông, lâm, thủy sản người 308.016 296.713 298.014

Tỷ trọng % 69.98 65.54 64.33

2- Công nghiệp, xây dựng cơ bản người 40.843 53.468 58.143

Tỷ trọng % 13.26 18.02 19.51

3- Dịch vụ người 6.874 9.432 11.652

Tỷ trọng % 16.83 17.64 20.04

Nguồn: [3] (có tính toán lại)

Năm 2010, số người lao động ở cả ba khu vực kinh tế miền núi Thanh Hóa là 463,258 người. Cơ cấu lao động chưa hợp lý, tỷ lệ lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản còn lớn. Lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2005 là 308,016 người và giảm còn 298,014 người vào năm 2010. Lao động các ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ có xu hướng tăng lên tích cực, năm sau cao hơn năm trước. Số lao động ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản năm 2005 là 40.843 người, chiếm 13,26% đã tăng lên vào năm 2010 là 58,143 người chiếm 19,51% so với lao

66

động miền núi. Ngành dịch vụ năm 2005 từ 6,874 người chiếm 16,83% lên 11,652 người chiếm 20,04% năm 2010 so với lao động miền núi.

Như vậy, cơ cấu lao động miền núi Thanh Hóa đã có sự chuyển dịch nhưng với tốc độ còn chậm so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, qua số liệu trên có thể thấy cơ cấu lao động các huyện miền núi Thanh Hóa có sự biến đổi theo chiều hướng tốt: Lao động nông, lâm và thủy sản chiếm tỷ trọng từ 69,98% năm 2005 xuống còn 64,33% năm 2010. Tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng dần từ 13,26% năm 2005 lên 19,51% năm 2010. Tỷ trọng lao động dịch vụ tăng từ 16,83% năm 2005 lên 20,04% năm 2010. Những số liệu này cho thấy lao động ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ quá ít. Số liệu này cho thấy nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi Thanh Hóa còn nhiều hạn chế. Mặc dù trong nhiều năm qua Đảng bộ tỉnh đã có các chính sách đầu tư cho miền núi, các huyện tích cực chủđộng kêu gọi đầu tư thu hút được các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước làm cho bộ mặt kinh tế miền núi có sự thay đổi mạnh mẽ, đã giải quyết và tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho lao động, một bộ phận lao động xã hội có việc làm và thu nhập ổn định.

Tuy nhiên, vấn đềđặt ra là trình độ chuyên môn, tay nghề của lao động các huyện miền núi còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, thậm chí còn chưa qua đào tạo nên chưa thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài là phải quan tâm hơn nữa sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nông thôn mới khu vực miền núi Thanh Hóa.

67

2.2.3. Đào to ngun nhân lc các huyn min núi Thanh Hóa

Nhận thức đúng đắn quan điểm muốn thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo cả về quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục, mở rộng mạng lưới trường lớp, các ngành học, người học theo hướng đa dạng hóa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có sẽ là yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển bền vững. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, phải biết bắt đầu chăm lo từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cho đến đào tạo nghề, chuyên nghiệp, đại học và sau đại học. Trong đó giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông có vị trí quan trọng, là tiền đề cơ bản trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đào tạo nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua hệ thống các cơ sở dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp, đại học, sau đại học sẽ trang bị cho nguồn nhân lực kỹ năng thành thạo về tay nghề, về chuyên môn, khả năng tư duy phát minh, sáng kiến trong lao động sản xuất. Như vậy để có một nguồn nhân lực có chất lượng cao đòi hỏi cả hệ thống giáo dục phải được quan tâm đầu tư đồng bộđồng thời đẩy mạnh và làm tốt công tác xã họi hóa giáo dục.

Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề đào tạo nghề cho người lao động miền núi Thanh Hóa từ năm 2005-2010, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực các huyện miền núi Thanh Hóa phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng.

2.2.3.1. Về hệ thống các cơ sở đào tạo nghề

Thanh Hóa là một trong những tỉnh sớm hình thành hệ thống trường đào tạo khá hoàn chỉnh từ trường dạy nghề đến đại học. Trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau, cùng với các trường đào tạo của Trung ương, hệ thống trường ở Thanh Hóa đã góp phần quan trọng vào việc đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ ngày càng đông đảo. Bước

68

phát triển vềđào tạo nguồn nhân lực gắn liền với những thành tựu về kinh tế - xã hội mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đạt được trong những năm qua. Đối với khu vực miền núi những năm gần đây mới thực sự được quan tâm đầu tư nhiều hơn về thành lập mới các cơ sở dạy nghề, về đầu tư xây dựng trường lớp, xưởng thực hành, tăng cường đội ngũ giáo viên.

Các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề được tỉnh quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Do đó đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành và nhân dân các dân tộc thiểu số về đào tạo nghề góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Việc chuyển đổi nhận thức ở đây phải nói đến là người lao động đã thực sự quan tâm đến học nghề, họ đã hiểu học nghề sẽ đem lại thu nhập cao hơn sơ với khi chưa học nghề. Bởi lâu nay, người dân miền núi họ chưa hiểu thế nào là học nghề, họ chưa biết trong hệ thống giáo dục quốc dân có một mảng đào tạo nghề.

Theo số liệu ở bảng 2.8, số lượng các cơ sở đào tạo nghề có xu hướng tăng lên, năm 2006 toàn tỉnh có 61 cơ sở dạy nghề và các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có tham gia dạy nghề lên 76 cơ sở vào năm 2010, tăng 1,24 lần; riêng khu vực miền núi từ 11 cơ sở năm 2006 đã tăng lên 21 cơ sở năm 2010, trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện năm 2006 có 7 đến năm 2010 đã có 22 trung tâm được thành lập trên cơ sở tách từ trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề.

69

Bng 2.10: H thng các cơ s dy ngh khu vc min núi và toàn tnh Thanh Hóa

Toàn tnh Khu vc min núi Loi cơ s dy ngh

2006 2008 2010 2006 2008 2010 1- Đại học, Cao đẳng và THCN 4 4 4 0 0 0

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội các huyện miền núi phía tây tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2020 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)