Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.3. Một số vấn đề lý luận về môi trường hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
1.3.1. Khái quát về đặc điểm của trẻ mẫu giáo
Thứ 1: Chiều cao và cân nặng
Tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ từ 3-6 tuổi chậm hơn so với trẻ dưới 3 tuổi nhưng tính trong cả đời người thì đây vẫn nằm trong giai đoạn phát triển với tốc độ cao. Hàng năm trẻ 3-6 tuổi tăng được 5cm, cân nặng mỗi năm tăng được 2kg, trẻ trai cao hơn và nặng hơn trẻ gái.
Thứ 2: Đại não, tim, phổi
Tim trẻ 3 - 6 tuổi có tốc độ phát triển nhanh nhưng dung lượng cùng nhịp đập còn nhỏ và yếu nên trẻ không thể tham gia các hoạt động trong thời gian dài hoặc với cường độ quá mạnh.
Đại não trẻ 3-6 tuổi phát triển nhanh, trẻ 6 tuổi não nặng 1250g (não người lớn nặng 1400g), chức năng của não phát triển, kết cấu thần kinh của não có xu thế sớm trưởng thành song trẻ ở lứa tuổi này do công năng hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh chưa cân bằng nên nếu chỉ làm một việc gì đơn thuần kéo dài dễ gây mệt mỏi.
Đôi khi trẻ chơi vui quá không kiềm chế được, mải chơi quên cả ăn, quên cả ngủ, đó là biểu hiện năng lực tự kiềm chế kém, cho nên không nên để trẻ kéo dài thời gian hưng phấn vui chơi quá nhiều.
Thứ 3: Sức đề kháng
Sức chống đỡ bệnh tật của trẻ 3 - 6 tuổi đã tăng dần, số lần mắc bệnh giảm xuống so với lúc trẻ 2 tuổi song phạm vi hoạt động của trẻ mở rộng ra nhiều nên sức miễn dịch còn yếu, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh đậu mùa, bệnh quai bị và dễ bị sưng Amiđan. Vì vậy với trẻ 3 - 6 tuổi cho ra ngoài chơi vừa phải, nơi có không khí trong lành, tăng lượng chứa khí của phổi, tăng cường tính thích ứng của trẻ với môi trường bên ngoài, chú ý cho trẻ rèn luyện cơ thể, những trẻ chạy nhảy nhiều khỏe hơn và ít bệnh hơn trẻ ít hoạt động.
Thứ 4: Tiêu hóa
Bộ máy tiêu hoá của trẻ 3 - 6 tuổi còn yếu, dễ bị bệnh khó tiêu do ăn quá nhiều, ăn nóng quá hay lạnh quá dễ sinh bệnh. Trẻ lúc này hay đi giải do chức năng cô đặc nước giải ở giai đoạn này còn yếu. Khi cho trẻ ăn chú ý cho ăn đủ 3 bữa chính và 1
bữa phụ, nếu cho trẻ ăn vặt, cho ăn đồ nguội lạnh nhiều sẽ có hại cho sự tiêu hóa, sức khỏe và sự vận động của trẻ.
Thứ 5: Sự phát triển về vận động
Các cơ bắp ở trẻ 3 tuổi có thể nâng đỡ được trọng lượng của cơ thể. Trẻ 3 - 6 tuổi có thể chạy, nhảy, biết dùng đôi tay để nắm chặt đồ vật, biết leo trèo, đôi chân chạy nhảy liên tục. Trẻ từ 5 tuổi trở đi đã có thể vận động toàn thân, hoặc làm các động tác phức tạp hơn như chơi đá cầu, nhảy dây, leo trèo, lộn xà đơn…
Các ngón tay cử động chậm hơn so với sự vận động toàn thân nhưng phần lớn trẻ 3-6 tuổi đã thực hiện các động tác nắn, vẽ hay bóp một cách thành thạo. Mặc hoặc cởi áo, thường bé gái thành thạo hơn bé trai. Các ngón tay của trẻ 5 tuổi không những có thể hoạt động tự do mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn nên có thể cầm bút để viết hoặc vẽ, đồng thời còn thực hiện nhiều động tác mới và tinh tế hơn.
Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ có nhiều dịp tốt để rèn luyện đôi tay và ngón tay, cho trẻ tập luyện nhiều thì tay mới dẻo, khéo, tâm trí mới linh lợi, ví như các hoạt động về nặn đất, gấp giấy và đan lát…
Trẻ 3-6 tuổi trong quá trình chạy chơi cảm thấy vô cùng thích thú, cho nên suốt ngày chạy nhảy, không lúc nào ngồi yên. Trẻ ở giai đoạn này có đặc điểm nổi bật là hoạt bát, hiếu động, chính là do sự phát triển của cơ thể quyết định [28].
1.3.1.2. Đặc điểm phát triển tâm lý
Đặc điểm tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi có nhiều diễn biến đa dạng, phát triển phong phú ở nhiều lĩnh vực khác nhau, thông qua 5 lĩnh vực - nhận thức, ngôn ngữ, hoạt động chủ đạo và ý thức bản thân. Các đặc điểm tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi là điều mà giáo viên nào cũng phải tìm hiểu để từ đó, lựa chọn phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo cho phù hợp.
Thứ 1: Sự thay đổi về hoạt động chủ đạo và hành vi
Ở độ tuổi này, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ bắt đầu hình thành mối quan tâm, nhận thức và có khả năng duy trì các liên hệ qua giao tiếp bằng mắt với người khác. Trẻ thích chơi trong các nhóm nhỏ đồng lứa tuổi. Các trò chơi tập thể trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ có cơ hội mở rộng kỹ năng xã hội, khám phá cảm xúc bản thân và tìm hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh. Trẻ đã hiểu được khái niệm
“tôi” và “anh ấy/ giáo viên ấy”, vì vậy, việc chia sẻ với bạn trong quy trình chơi trở nên dễ dàng.
Trí tưởng tượng ở lứa tuổi mẫu giáo cũng phát triển mạnh mẽ. Trẻ thử nghiệm nhiều vai trò và hành vi khác nhau như đóng vai bác sĩ, giáo viên, ba hoặc mẹ.
Thứ 2: Sự phát triển ngôn ngữ, chú ý
Ngôn ngữ là yếu tố tâm lý phát triển mạnh mẽ nhất ở trẻ 3-6 tuổi. Trẻ học được nhiều từ mới bằng cách lắng nghe những người khác trò chuyện. Trẻ bắt đầu thể hiện sự quan tâm của mình nhiều hơn thông qua giao tiếp, thích nói chuyện với người khác. Trẻ có thể hiểu hầu hết được những gì người xung quanh nói, thậm chí có thể đoán được những từ mình chưa biết. Nói chung, trẻ hiểu nhiều từ hơn khả năng nói.
Thứ 3: Sự phát triển về khả năng nhận thức
Lớn hơn 3 tuổi, trẻ đã phát triển mối quan tâm đặc biệt với việc khám phá những môi trường đa dạng xung quanh mình. Điều này thể hiện rõ khi trẻ cùng tham gia hoạt động ở các sân chơi mới, bạn bè mới, tình huống xã hội mới. Trẻ hiểu được một số hành vi, môi trường nguy hiểm và không an toàn để tránh xa.
Một đặc điểm tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi cần lưu ý nữa là khả năng tư duy. Trẻ mẫu giáo dễ dàng bị mê hoặc bởi thế giới “kỳ diệu” xung quanh mình, đặt rất nhiều câu hỏi với mọi người khác nhau. Khả năng tư duy nổi trội trong giai đoạn này là trẻ phân biệt được những khái niệm đối lập nhau - như “lớn/ nhỏ”, “trên/ dưới”,
“trong/ ngoài”,…
Khả năng ghi nhớ của trẻ mẫu giáo cũng phát triển mạnh mẽ. Trẻ có thể nhớ được những vần thơ cùng âm và đọc lại cho người khác nghe. Trẻ cũng chỉ ra được các chữ cái và số mà mình nhớ được, gọi tên chúng, sắp xếp chúng theo màu sắc và hình dạng.
Thư 4: Mối quan hệ tình cảm, cảm xúc
Đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển cảm xúc. Trong suốt thời kỳ này, trẻ thực sự hiểu rằng, cơ thể, trí óc và cảm xúc của mình là của chính mình. Trẻ phân biệt được cảm giác hạnh phúc, buồn bã, sợ hãi, hoặc tức giận. Trẻ cũng bắt đầu xuất hiện nỗi sợ hãi đến từ những điều tự tưởng tượng ra, quan tâm cách người khác hành động và thể hiện tình cảm với người thân quen. Và khi trẻ trở nên tự tin hơn, trẻ đồng thời cũng xử lý những cảm xúc của bản thân tốt hơn.
Thứ 5: Quá trình hình thành ý thức về bản thân
Trẻ lứa tuổi mẫu giáo có thể bắt đầu tò mò về thân thể của chính mình và của người khác. Trẻ nhận biết và bước đầu đánh giá được ưu điểm, hạn chế của bản thân các bạn. Giáo viên cần giúp trẻ phát triển tự nhận thức thông qua hoạt động vui chơi [28].
1.3.2. Các thành tố cấu trúc của môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ được xây dựng theo cách tiếp cận tôn trọng quyền trẻ em do UNICEF khởi xướng được hiểu là toàn bộ những yếu tố vật
chất và tâm lý, xã hội giúp trẻ em được sống và lớn lên một cách vui tươi, lành mạnh, an toàn trong hoạt động chơi trong đó trẻ được tham gia tích cực, chủ động vào quá trình phát triển thay vì thụ động chờ sự ban phát từ phía người lớn; môi trường trong đó mỗi trẻ đều có cơ hội phát triển tối ưu những tiềm năng sẵn có để hình thành những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống (kỹ năng sống).
Cấu trúc môi trường hoạt động vui chơi của trẻ bao gồm môi trường vật chất và môi trường tâm lý, xã hội.
Thứ nhất: Môi trường vật chất
Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Các yếu tố cấu thành nên môi trường vật chất của hoạt động vui chơi bao gồm:
Môi trường bên trong lớp học
Môi trường vật chất trong lớp của hoạt động vui chơi là việc trang trí môi trường lớp học phù hợp với tính chất của các hoạt động vui chơi, phù hợp với từng lứa tuổi. Trong lớp bố trí không gian phù hợp dành cho hoạt động chơi chung của lớp và hoạt động theo sở thích, khả năng của nhóm nhỏ hoặc cá nhân. Có khu vực dành riêng để chăm sóc đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt. Đây là những cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức và kỹ năng trẻ đã được học theo cách của mình mà không bị gò bó, đặc biệt vào các thời điểm như chơi và hoạt động ở các góc vào buổi sáng và vào giờ hoạt động chiều.
MTVC trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ các giáo viên giáo cần tạo nên một môi trường trong lớp học với những màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh. Khi thiết kế các góc hoạt động trong lớp giáo viên cần chú ý:
- Bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc thư viện/sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng…
+ Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi.
+ Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát/ giám sát được toàn bộ hoạt động của trẻ.
+ Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành.
+ Các góc phải được trưng bày hấp dẫn.
+ Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc.
Học liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi trong góc hoạt động có vai trò quan trọng trong quá trình học và chơi của trẻ. Vì vậy các đồ dùng và học liệu mà giáo viên cung cấp cho các góc chơi cần được lên kế hoạch cẩn thận để hỗ trợ cho việc chơi và học của trẻ và để thu hút trẻ tham gia, cũng như tạo ra các cơ hội học tập khác. Việc chuẩn bị đồ dùng, học liệu,đồ chơi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất.
+ Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ.
+ Có nguyên vật liệu mang tính mở (lá cây, hột hạt…), sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện…
+ Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm giáo viên và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền (trang phục, dụng cụ lao động…).
+ Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất và tâm lí của trẻ mẫu giáo.
+ Học liệu, thiết bị, đồ chơi được điều chỉnh để hỗ trợ trẻ khuyết tật (nếu có).
Giáo viên cần chú ý bố trí không gian chơi trong lớp vào thời gian đón-trả trẻ. Trẻ được chơi tự do, chơi mọi nơi mọi lúc; trẻ chơi với đồ chơi theo sở thích ở các góc.
Môi trường vật chất bên ngoài lớp học
Môi trường hoạt động chơi ngoài trời là môi trường tổ chức hoạt động chơi bên ngoài lớp học cho trẻ, gồm những yếu tố: Diện tích, khu vực/góc không gian ngoài trời (sân chơi chung - cho các trò chơi vận động và trò chơi dân gian, cho các hoạt động chơi tập thể; khu vực với cát và nước, khu vực chơi với thiết bị ngoài trời như cầu trượt, đu quay...; khu vực chơi với các nguyên vật liệu mở... cho hoạt động chơi cá nhân và chơi theo nhóm).
Môi trường vật chất bên ngoài lớp học cần được thiết kế theo hướng mở để khơi gợi hứng thú, phát huy khả năng tìm tòi và khám phá của trẻ. Một môi trường vui chơi chất lượng sẽ tối đa hóa mọi lĩnh vực học tập và phát triển của trẻ em cũng như đáp ứng khả năng và phong cách học tập khác nhau của mỗi trẻ.
Trẻ em học bằng nhiều cách khác nhau, một số trẻ học bằng thị giác, một số khác học thông qua xúc giác - hành động với đối tượng, số khác học thông qua nghe hay vận động rất hiệu quả. Do đó, môi trường vật chất ngoài trời cần được thiết kế thỏa mãn nhu cầu, hứng thú khám phá của mỗi trẻ - trải nghiệm thông qua các giác quan các đối tượng phong phú, đa dạng ở thế giới xung quanh. Khi thiết kế môi trường vật chất ở ngoài trời cho hoạt động chơi của trẻ giáo viên cần lưu ý:
- Sân trường đa dạng, phong phú nhiều loại cây, không chỉ cây thân mềm, thân bụi mà còn cây thân gỗ che bóng mát cũng như mắc võng trong vườn trường đọc sách thư giãn.
- Những khoảng sân chứa cát, bởi trẻ em luôn thích thú với các hoạt động chơi, khám phá cùng cát và nước…
- Những gốc cây, khúc gỗ, đá, sỏi… luôn đem đến cho trẻ nhiều cảm hứng cũng như những ý tưởng sáng tạo.
- Hoa lá, cỏ cây không chỉ đem đến cho trẻ nhiều cảm xúc mà còn là môi trường thu hút nhiều loài côn trùng thú vị.
- Không nhất thiết “xi măng hóa” toàn bộ sân trường, bởi trẻ sẽ có những trải nghiệm thú vị từ thế giới vô sinh đất, đá, cát…
- Khi xây dựng môi trường hoạt động vui chơi ngoài trời, giáo viên cần xin ý kiến đóng góp của trẻ và gia đình trẻ, bởi nó phản ánh nhu cầu và hứng thú của trẻ và gia đình; quan tâm đến tính linh hoạt, phù hợp với hứng thú, khả năng của mỗi trẻ;
tạo cơ hội cho trẻ thể hiện cá nhân, chia sẻ kinh nghiệm cũng như hỗ trợ tất cả các mặt học tập, hợp tác của trẻ khi chơi cùng giáo viên và các bạn ở không gian ngoài trời; môi trường phù hợp với khả năng và cách thức học tập khác nhau của từng trẻ;
đáp ứng được tiêu chí “mời gọi trẻ tham gia khám phá và kết nối với thiên nhiên”
cũng như chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra; chứa đựng tiềm năng nuôi dưỡng ý thức tôn trọng môi trường tự nhiên, làm nền tảng phát triển nhận thức và giáo dục môi trường cho trẻ.
Tóm lại, để thiết kế môi trường vật chất bên ngoài lớp học cho hoạt động vui chơi khơi gợi hứng thú, phát huy khả năng tìm tòi và khám phá của trẻ, giáo viên nên sử dụng không gian một cách đầy sáng tạo bằng cách quan sát, tìm hiểu, trò chuyện để xem cảm nhận của trẻ; cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội khám phá, chơi trò chơi vận động, phát triển thể lực; trẻ tích cực chủ động và tự tin tham gia vào các hoạt động đầy sáng tạo; hình thành kỹ năng tự lập đồng thời mời gọi trẻ tham gia giải quyết các tình huống có vấn để. Bên cạnh việc thiết kế môi trường vật chất gần với văn hóa địa phương, bản sắc dân tộc để trẻ trải nghiệm cảm giác thân quen, môi trường phải đáp ứng sở thích, khả năng, hướng đến trẻ em: trẻ dễ dàng di chuyển, sân chơi thiết kế chơi được lâu dài, thu dọn thuận tiện, đồ chơi bền, màu sắc, chất liệu đẹp, có thẩm mỹ.
Thứ hai: Môi trường tâm lý - xã hội
Môi trường tâm lý, xã hội của hoạt động vui chơi là hệ thống quan hệ sư phạm trong nhà trường giữa giáo viên và giáo viên; giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ với trẻ có