Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
2.4. Thực trạng phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long
2.4.1. Thực trạng quán triệt các nguyên tắc trong phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
Để triển khai hoạt động phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ có hiệu quả cần tuân theo các nguyên tắc nhất định. Phát triển môi trường HĐVC cho trẻ là một nội dung mới, phức tạp và đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố, nhiều lực lượng cùng tham gia. Chính vì vậy, CBQL và GV càng cần phải nắm vững và thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc trong phát triển môi trường HĐVC cho trẻ. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 140 CBQL và GV về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nguyên tắc trong phát triển môi trường HĐVC, kết quả phản ánh qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.11: Thực trạng quá triệt các nguyên tắc trong phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
STT Nội dung
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Rất
thường xuyên
Thường
xuyên Đôi khi Chưa
bao giờ Tốt Khá Trung
bình Yếu
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1 Đảm bảo tính mục đích giáo dục 23 16,4 79 56,4 36 25,7 2 1,4 18 12,9 46 32,9 59 42,1 17 12,1 2 Đảm bảo tính phát triển 21 15,0 61 43,6 45 32,1 13 9,3 19 13,6 64 45,7 39 27,9 18 12,9 3
Đảm bảo tính tự nguyện tính chủ thể của trẻ và giáo viên trong phát triển môi trường hoạt động vui chơi
45 32,1 25 17,9 67 47,9 3 2,1 16 11,4 31 22,1 68 48,6 25 17,9 4 Đảm bảo tính an toàn, thân thiện, tiện ích 29 20,7 74 52,9 32 22,9 5 3,6 27 19,3 56 40,0 34 24,3 23 16,4 5 Đảm bảo tính linh hoạt, sáng tạo, tính mở 9 6,4 37 26,4 72 51,4 22 15,7 11 7,9 45 32,1 45 32,1 39 27,9
Kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy, việc quán triệt nguyên tắc phát triển môi trường HĐVC cho trẻ đã được các nhà trường quan tâm thực hiện. Mức độ thực hiện và kết quả thực hiện cụ thể như sau:
- Nguyên tắc “Đảm bảo tính mục đích giáo dục” với 79/140 ý kiến (chiếm 56,4%) người khảo sát cho rằng thường xuyên. Việc phát triển môi trường HĐVC phải đảm bảo mục tiêu giáo dục mầm non đó là “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống...”. Tuy nhiên, đến khi áp dụng vào thực tế đội ngũ CBQL và giáo viên biện cớ nhiều lý do mà không hoàn thành mục tiêu giáo dục như: Mục tiêu giáo dục khó áp dụng vào thực tế, kinh phí của nhà trường hạn hẹp... dẫn đến có 54,2% người được khảo sát cho rằng kết quả thực hiện trung bình và yếu.
- Nguyên tắc “Đảm bảo tính phát triển” là việc giáo viên phải tận dụng hoàn cảnh cho trẻ hoạt động, có nhiều cơ hội trải nghiệm, phát triển vận động, thể chất cho trẻ phù hợp với điều kiện nhà trường, văn hóa của địa phương. Ngoài ra cần không ngừng phát triển môi trường vật chất, cũng như môi trường tâm lý xã hội cho hoạt động vui chơi của trẻ. Tuy nhiên đây là một nguyên tắc mà nhiều trường mầm non đã bỏ qua, có đến 13/140 ý kiến (chiếm 9,3%) CBQL và giáo viên cho rằng nguyên tắc này chưa bao giờ thực hiện.
- Nguyên tắc “Đảm bảo tính tự nguyện, tính chủ thể của trẻ và giáo viên trong phát triển môi trường hoạt động vui chơi” có 50% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ quán triệt là rất thường xuyên và thường xuyên. Tuy nhiên cũng ở nội dung này khi đánh giá kết quả thực hiện có đến 66,5% CBQL và giáo viên đánh giá ở mức trung bình và yếu. Nguyên nhân CBQL thường giao kế hoạch toàn bộ công việc liên quan đến hoạt động phát triển môi trường vui chơi cho giáo viên, tùy giáo viên tổ chức và thực hiện HĐVC, đôi khi thiếu kiểm soát của CBQL dẫn đến việc thực hiện của giáo viên rất hời hợt, không hiệu quả.
- Nguyên tắc “Đảm bảo tính linh hoạt, sáng tạo, tính mở”, là nguyên tắc ít được thực hiện nhất, với 67,1% đôi khi và chưa bao giờ thực hiện và kết quả thực hiện yếu chiếm đến 27,9%. Nguyên nhân do các trường chưa chú trọng đến hoạt động phát triển môi trường HĐVC mang tính sáng tạo, tính mở cho trẻ như: Thí nghiệm, tham quan, ca hát...