Thực trạng sử dụng biện pháp phát triển môi trường vật chất trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 77 - 81)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG

2.4. Thực trạng phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long

2.4.3. Thực trạng sử dụng biện pháp phát triển môi trường vật chất trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”. Như vậy, biện pháp là cách làm cụ thể được chủ thể sử dụng trên cơ sở các phương pháp đã xác định.

Tính hiệu quả của lãnh đạo phụ thuộc phần lớn vào việc lựa chọn đúng biện pháp. Để tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp để phát triển môi trường vật chất trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức độ sử dụng qua câu hỏi 11 (Phụ lục 1). Kết quả cụ thể ở bảng 2.13:

Bảng 2.13: Thực trạng sử dụng biện pháp phát triển môi trường vật chất trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

STT Biện pháp

Mức độ sử dụng

ĐTB Thứ bậc Rất

thường xuyên

(4đ)

Thường xuyên

(3đ)

Đôi khi (2đ)

Chưa bao giờ

(1đ)

1

Lập kế hoạch phát triển môi trường vật chất trong tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo.

23 48 50 19 355 4

2

Tuyên truyền, phổ biến, giải thích để mọi thành viên trong nhà trường hiểu rõ nội dung kế hoạch phát triển môi trường vật chất.

21 43 52 24 341 5

3

Xây dựng góc hoạt động vui chơi trong lớp và ngoài trời,… Biến mọi nơi, mọi lúc đều có thể “học mà chơi, chơi mà học”.

33 48 57 2 392 2

4

Cung cấp, bổ sung đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu cho các góc chơi, hoạt động chơi của trẻ, trong và ngoài lớp học.

38 53 49 0 409 1

5

Đánh giá mức độ môi trường hoạt động vui chơi ngoài trời được thiết kế thỏa mãn nhu cầu, hứng thú khám phá của trẻ.

18 33 60 29 320 6

6

Xây dựng một hệ thống công cụ vật chất hỗ trợ đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động chơi:

cổng trường sạch đẹp, an toàn.

19 31 60 30 319 7

7

Tăng cường trang bị các thiết bị hiện đại, đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môi trường hoạt động vui chơi nói riêng.

24 46 54 16 358 3

8

Kêu gọi đóng góp của lực lượng bên ngoài nhà trường trong việc xây dựng môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ.

15 35 37 53 292 8

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy ý kiến của CBQL và giáo viên đánh giá về mức độ sử dụng các biện pháp của hiệu trưởng. Đó là hiệu trưởng nhà trường đã tập

trung vào việc phát triển cơ sở vật chất cho nhà trường: Đứng vị trí thứ nhất là biện pháp “Cung cấp đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu” với 409 điểm, đứng thứ hai là “Xây dựng góc hoạt động vui chơi trong lớp và ngoài trời,… Biến mọi nơi, mọi lúc đều có thể “học mà chơi, chơi mà học” với 392 điểm, đứng thứ 3 là “Tăng cường trang bị các thiết bị dạy học hiện đại, đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học”.

Các biện pháp về “Lập kế hoạch phát triển môi trường vật chất trong tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo”; Tuyên truyền, phổ biến, giải thích để mọi thành viên trong nhà trường hiểu rõ nội dung kế hoạch phát triển môi trường vật chất... mức độ thực hiện ở mức trung bình, lần lượt đứng thứ 4 và thứ 5. Đây là 2 biện pháp rất quan trọng, hiệu trưởng cần chú trọng thực hiện thường xuyên hơn nữa. Bởi vì việc lập kế hoạch cũng như sắp xếp thời gian biểu có ảnh hưởng quan trọng tới phát triển MTHĐVC cho trẻ, vừa đảm bảo nhu cầu của các em, vừa đáp ứng mục tiêu dạy học, giáo dục trong nhà trường. Hơn nữa, nếu hiệu trưởng quán triệt tốt nhận thứ về phát triển MTHĐVC cho trẻ tới cán bộ giáo viên thì sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của mọi tập thể, cá nhân; từ đó nâng cao hiệu quả, tác động của vui chơi với học sinh.

Việc bố trí, sắp xếp thời gian biểu hợp lý tạo ra khoảng thời gian cần thiết cho việc tổ chức thường xuyên hoạt động vui chơi cho trẻ cũng như việc đưa ra tiêu chuẩn tổ chức nhằm đảm bảo tính phù hợp với nhu cầu vui chơi của các em cũng như tính mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Biện pháp mà hiệu trưởng có mức thực hiện thấp nhất là “Kêu gọi đóng góp của lực lượng bên ngoài nhà trường trong việc xây dựng môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ”. Đây là biện pháp mà hiệu trưởng nhà trường phải quan tâm thực hiện hơn nữa, là biện pháp rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì, học sinh có nhu cầu vui chơi và giáo viên nhận thức rõ vai trò tích cực của vui chơi nhưng nếu thiếu điều kiện CSVC (như đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, góc hoạt động...) thì phát triển môi trường hoạt động vui chơi sẽ không được tổ chức một cách hiệu quả theo mong muốn. Do đó, nếu đáp ứng được điều kiện cho vui chơi thì hoạt động đó mới đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp. Để hoàn thiện CSVC cho phát triển môi trường hoạt động vui chơi trong nhà trường thì không chỉ trông đợi vào ngân sách Nhà nước mà hiệu trưởng cần phải có biện pháp kêu gọi đầu tư từ nhiều nguồn nhân lực để nâng cao hệ thống cơ sở cho phát triển MTHĐVC.

Sự đánh giá mức độ thực hiện của biện pháp "Môi trường hoạt động vui chơi ngoài trời được thiết kế thỏa mãn nhu cầu, hứng thú khám phá của trẻ" và “Xây dựng một hệ thống công cụ vật chất hỗ trợ, đảm bảo cổng trường sạch đẹp, an toàn” còn ở mức độ thấp, vì điều kiện cụ thể của các trường còn hạn hẹp, nên biện pháp này không được sử dụng nhiều trong phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ.

2.4.4. Thực trạng sử dụng biện pháp phát triển môi trường tâm lý xã hội trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Khảo sát 140 CBQL và giáo viên về thực trạng sử dụng các biện pháp để phát triển môi trường tâm lý xã hội trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chúng tôi thu được kết quả ở bảng khảo sát 2.14 dưới đây:

Bảng 2.14: Thực trạng sử dụng biện pháp phát triển môi trường tâm lý xã hội trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

STT Biện pháp

Mức độ sử dụng

ĐTB Thứ bậc Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Đôi khi

Chưa bao

giờ (4đ) (3đ) (2đ) (1đ) 1 Lập kế hoạch phát triển môi

trường tâm lý xã hội cho trẻ. 34 47 44 15 380 1

2

Tuyên truyền, phổ biến, giải thích để mọi thành viên trong nhà trường hiểu rõ nội dung kế hoạch phát triển môi trường tâm lý xã hội.

30 53 40 17 376 2

3

Quy định chức năng, quyền hạn và biên chế cho giáo viên, quy chế làm việc trong trường;

phân giáo viên, phân nhiệm đến từng giáo viên về từng mặt hoạt động; xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường - giáo viên, giữa các giáo viên; thiết lập cơ chế thỉnh thị - báo cáo, cơ chế giám sát, trọng tài, can thiệp.

22 47 49 22 349 3

4

Điều chỉnh chương trình, nội dung, kế hoạch phát triển môi trường tâm lý xã hội.

19 43 57 21 340 4

5

Triển khai có hiệu quả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức môi trường tâm lý xã hội cho trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đặc điểm trình độ của giáo viên.

7 33 71 29 298 5

6 Giám sát, đánh giá kết quả phát

triển môi trường tâm lý xã hội. 6 31 73 30 293 6

Từ bảng khảo sát 2.14 chúng tôi thấy rằng, hiệu trưởng sử dụng nhiều nhất đó là

“Lập kế hoạch phát triển môi trường tâm lý xã hội cho trẻ”, tiếp đến “Tuyên truyền, phổ biến, giải thích để mọi thành viên trong nhà trường hiểu rõ nội dung kế hoạch phát triển môi trường tâm lý xã hội”.

Đứng ở vị trí thứ 5 là biện pháp “Triển khai có hiệu quả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức môi trường tâm lý xã hội cho trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đặc điểm trình độ của giáo viên’ và đứng vị trí thứ 6 “Giám sát, đánh giá kết quả phát triển môi trường tâm lý xã hội”.

Các biện pháp phát triển môi trường tâm lý xã hội, hiệu trưởng chỉ chú trọng đến việc lập kế hoạch, tuyên truyền... nhưng hiệu quả của côngtác phát triển môi trường tâm lý xã hội còn chưa cao. Nguyên nhân hiệu trưởng không chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể giáo viên nên làm gì, tổ chức thực hiện như thế nào. Đặc biệt hiệu trưởng không quan tâm giám sát việc thực hiện phát triển môi trường tâm lý xã hội, dẫn đến việc giáo viên “nghe xong bỏ đấy” hoặc làm thì rất hời hợt, không chuyên tâm.

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)