Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM
3.4. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất
Khẳng định sự phù hợp, tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp phát triển môi trường HĐVC cho trẻ trong trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh mà đề tài đã đề xuất.
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
Chúng tôi sử dụng bảng hỏi trưng cầu ý kiến của các khách thể và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kế toán học.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Để khảo nghiệm về mặt nhận thức tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 105 giáo viên, 35 đồng chí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các nhà trường. Tổng cộng 140 người.
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết
của các biện pháp phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo
STT Biện pháp
Mức độ cấp thiết
Rất cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết
SL % SL % SL %
1
Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho cá bộ quản lý và giáo viên về phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
127 90,7 13 9,3 0 0
2
Tăng cường xây dựng môi trường vật chất đa dạng, hấp dẫn và mang tính phát triển
131 93,6 9 6,4 0 0
3
Phát triển môi trường tâm lý xã hội trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường mầm non.
125 89,3 15 10,7 0 0
4
Bồi dưỡng năng lực phát triển môi trường HĐVC cho giáo viên
122 87,1 18 12,9 0 0
5
Đổi mới kiểm tra, đánh giá việc phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo.
118 84,3 22 15,7 0 0
Cả 5 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cấp thiết và rất cấp thiết, đặc biệt số lượng đánh giá ở mức cao nhất là giải pháp “Tăng cường xây dựng môi trường vật chất đa dạng, hấp dẫn và mang tính phát triển” với 93,6% rất cần thiết và 6,4% ít cấp thiết. Điều này cho thấy về nhận thức của những người được hỏi ý kiến đều thấy cần phải thực hiện tốt các biện pháp này để thực hiện hiệu quả phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Về tính khả thi của biện pháp
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi
của các biện pháp phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo
STT Biện pháp
Tính khả thi
Rất khả thi Ít khả thi Không khả thi
SL % SL % SL %
1
Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho cá bộ quản lý và giáo viên về phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
117 83,6 23 16,4 0 0
2
Tăng cường xây dựng môi trường vật chất đa dạng, hấp dẫn và mang tính phát triển
109 77,9 31 22,1 0 0
3
Phát triển môi trường tâm lý xã hội trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường mầm non.
112 80,0 28 20,0 0 0
4
Bồi dưỡng năng lực phát triển môi trường HĐVC cho giáo viên
124 88,6 16 11,4 0 0
5
Đổi mới biện pháp kiểm tra, đánh giá việc phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo.
134 95,7 6 4,3 0 0
Cả 5 biện pháp chúng tôi đưa ra đều nhận được kết quả đánh giá có tính khả thi, trong đó nhiều biện pháp được đánh giá rất khả thi với tỉ lệ cao (cao nhất là 95,7%, thấp nhất là 77,9%), trong số này có những biện pháp được đánh giá cao nhất là biện pháp 5 “Đổi mới biện pháp kiểm tra, đánh giá việc phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo”, vì đây là những biện pháp mà người hiệu trưởng nhà trường có khả năng chỉ đạo tổ chức thực hiện mà không cần nhiều đến sự phối hợp với các lực lượng bên ngoài khác, các biện pháp này không đòi hỏi quá khó nên đa số đều được đánh giá là khả thi.
Như vậy, các biện pháp được đề ra được đánh giá là có hiệu quả và mang tính khả thi.
Kết luận chương 3
Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn đã được phân tích ở chương 1 và chương 2, nhóm tác giả đã đề xuất hệ thống gồm 5 biện pháp về phát triển môi trường HĐVC cho trẻ trong trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho cá bộ quản lý và giáo viên về phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.
Biện pháp 2: Tăng cường xây dựng môi trường vật chất đa dạng, hấp dẫn và mang tính phát triển.
Biện pháp 3: Tăng cường xây dựng môi trường vật chất đa dạng, hấp dẫn và mang tính phát triển.
Biện pháp 4: Bồi dưỡng năng lực phát triển môi trường HĐVC cho giáo viên mẫu giáo.
Biện pháp 5: Đổi mới biện pháp kiểm tra, đánh giá việc phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo.
Các biện pháp đưa ra đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ trong công tác phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Giữa các biện pháp có sự hỗ trợ lẫn nhau, liên kết các lực lượng trong và ngoài nhà trường, liên kết các nguồn lực, sử dụng, khai thác triệt để CSVC hiện có.
Các biện pháp đã được kiểm tra tính khả thi và cấp thiết bằng cách đưa vào hệ thống câu hỏi phiếu điều tra để xin ý kiến từ phía các thầy giáo viên về sự cấp thiết và mức độ thực hiện các biện pháp chỉ đạo trên của hiệu trưởng trường mầm non.