Đánh giá kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 83 - 86)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG

2.5. Đánh giá kết quả nghiên cứu

- Nhìn chung đa số CBQL và GV các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, sự cần thiết của côngtác phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường mầm non trong quá trình giáo dục phát triển toàn diện về mọi mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng - tình cảm xã hội, thẩm mỹ.

- Môi trường vật chất đã được nhà trường và các cấp quản lý quan tâm tạo điều kiện phát triển, nên cơ sở vật chất các trường bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu giáo dục trẻ mầm non.

- Các trường hầu như đã xây dựng góc vui chơi cho trẻ, nhằm giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, lĩnh hội những kỹ năng sống cần thiết, phát triển tính chủ động sáng tạo, khả năng giao tiếp, khơi gợi hứng thú cảm xúc của trẻ.

- Về môi trường tâm lý xã hội: CBQL và giáo viên đã quan tâm đến việc phát triển mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ và trẻ... Từ đó tạo môi trường tâm lý xã hội thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở trong nhà trường.

- Hiệu trưởng các nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của phát triển môi trường HĐVC cho trẻ, từ đó đề ra các biện pháp về phát triển môi trường vật chất, cũng như môi trường tâm lý xã hội. Các giải pháp bước đầu đã có hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trong nhà trường.

- Việc hiệu trưởng đã lập kế hoạch phát triển môi trường HĐVC cho trẻ, sẽ giúp cho việc bố trí, sắp xếp thời gian biển tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ hợp lý và đáp ứng nhu cầu vui chơi của các em cũng như tính mục tiêu giáo dục của nhà trường.

2.5.2. Hạn chế

- Về nhận thức: Vẫn còn một bộ phận CBQL và giáo viên có nhận thức chưa đúng về khái niệm, các yếu tố cấu thành, chuẩn mực, vai trò, chủ thể của côngtác phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Về môi trường vật chất:

+ Môi trường vật chất được trang bị chỉ ở mức độ hạn hẹp, chưa đồng bộ. Diện tích phòng học và phòng làm việc trên tổng số trẻ và cán bộ GV chưa đáp ứng đúng quy chuẩn của Bộ GD&ĐT, nhiều trường mầm non còn phải thuê phòng học, phòng học chật hẹp, thiếu ánh sánh, nhiều trường không có sân ngoài trời, chính vì thế không thể tổ chức được hoạt động vui chơi cho trẻ ngoài trời.

+ Đồ dùng đồ chơi chủ yếu được thực hiện theo kế hoạch chủ đề của giáo viên mà chưa tính đến hứng thú của trẻ trong các hoạt động và các trò chơi.

+ Trẻ gần như không có nhu cầu cân nhắc lựa chọn trò chơi. Sự áp đặt của GV cũng làm cho môi trường HĐVC không thể phát huy tác dụng khích lệ trẻ sáng tạo.

+ Chưa tổ chức được cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, do thiếu khoảng sân trường.

- Về môi trường tâm lý xã hội:

+ Giáo viên chỉ quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ, còn các mối quan hệ khác như giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với phụ huynh,... thì vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự quan tâm.

+ Lớp học thường rất đông nên các em phải thay nhau chơi, thay nhau đóng vai... dẫn đến rất nhiều em không được tham gia vào các hoạt động vui chơi của lớp.

Đặc biệt là trẻ nhút nhát, tự ti... dẫn tới trẻ sẽ bị yếu kém về mặt kĩ năng giao tiếp và ra quyết định.

- Về quản lý phát triển môi trường HĐVC

Các biện pháp phát triển môi trường HĐVC cho trẻ, hiệu trưởng chỉ chú trọng đến việc lập kế hoạch, tuyên truyền... nhưng hiệu quả của côngtác phát triển môi trường HĐVC còn chưa cao. Hiệu trưởng không chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể giáo viên nên làm gì, tổ chức thực hiện như thế nào. Đặc biệt hiệu trưởng không quan tâm giám sát việc thực hiện phát triển môi trường HĐVC, dẫn đến việc giáo viên “nghe xong bỏ đấy” hoặc làm thì rất hời hợt, không chuyên tâm.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Thời gian dành cho việc chuẩn bị tổ chức phát triển môi trường HĐVC, thời gian làm đồ dùng ở các góc của giáo viên còn ít.

- Kinh phí phục vụ cho hoạt động phát triển môi trường HĐVC cho trẻ còn hạn hẹp.

- Chưa kêu gọi đóng góp của lực lượng bên ngoài nhà trường trong việc xây dựng môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ

- Một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động ít giao lưu trong giờ chơi.

- Một số bậc phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến con em mình, còn ỷ lại cho nhà trường.

Kết luận chương 2

Tổ chức hoạt động vui chơi nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mẫu giáo là nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Để thực hiện tốt hoạt động vui chơi cho trẻ, trường mầm non cần xây dựng và khai thác hiệu quả môi trường tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Quá trình nghiên cứu cho thấy phần lớn CBQL, GV tại các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải xây dựng và tổ chức tốt môi trường giáo dục trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo; các nhà trường đã quan tâm xây dựng và tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ song còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập: Nhận thức chưa đúng của một số CBQL và giáo viên về khái niệm, ý nghĩa... của phát triển môi trường HĐVC dẫn đến việc xây dựng và sử dụng môi trường vật chất và môi trường tâm lý - xã không đảm bảo thường xuyên và hiệu quả; Các biện pháp phát triển môi trường HĐVC cho trẻ chưa hiệu quả, CBQL và giáo viên coi nhẹ vai trò của phụ huynh học sinh trong việc phát triển môi trường HĐVC cho trẻ; Khâu kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển môi trường HĐVC chưa được chú trọng, chưa có tiêu chí rõ ràng để đánh giá...; Cơ sở vật chất của các trường còn hạn chế, chưa đồng bộ. Hầu hết các trường chưa có sân chơi cho trẻ. Kết quả thực trạng nghiên cứu trên là cơ sở thực tiễn gợi mở cho việc đề xuất và hoàn thiện các biện pháp phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ở chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)