Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.1.1. Khái quát về đặc điểm giáo dục mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Thành phố Hạ Long là một trong 04 thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, là trung tâm văn hóa, xã hội và giáo dục của tỉnh. Trong những năm gần đây, giáo dục mầm non của thành phố đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm, quy mô trường, lớp ổn định, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Theo số liệu thống kê cuối năm học 2017 - 2018, toàn Thành phố có 32 trường MN (trong đó có 21 trường công lập; 11 trường ngoài công lập); mạng lưới các trường MN được phân bố hợp lý trên địa bàn đảm bảo cho nhân dân đưa trẻ tới trường thuận tiện, an toàn và đáp ứng được nhu cầu giáo dục của cấp học.
Bảng 2.1: Quy mô, mạng lưới trường, lớp trẻ cấp học mầm non năm học 2017 -2018
TT Tên
Loại hình 1=CL1 2=CL2 3=DL 4=TT
Số nhóm lớp & trẻ mầm non Tổng
số nhóm
lớp
Tổng số cháu
Nhà trẻ Mẫu giáo Số
nhóm Số trẻ
Số lớp
Số cháu
Tr.đó MG
5-6 tuổi Toàn ngành 32 723 17453 131 2558 592 14895 5848 A Công lập (NS) 21 244 8033 24 640 220 7393 3034
B Dân lập 0 0 0 0 0 0 0 0
C Tư thục 11 479 9420 107 1918 372 7502 2814
(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long)
Năm học 2017 - 2018, tỉ lệ trẻ mầm non huy động ra lớp: trẻ nhà trẻ: 33%, trẻ mẫu giáo: 94%, riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi 99,8% (so với năm học trước tăng: nhà trẻ:
3%, mẫu giáo: 0,2%); Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi giảm so với quy định: 0,2% trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (so với năm học trước giảm 0.2%) và 0,1% trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi (so với năm học trước giảm 0.2%; tỷ lệ trẻ ăn bán trú đạt 100%; duy trì vững chắc 100% trẻ học 2 buổi/ngày;
Cuối năm học 2017 -2018 toàn ngành mầm non thành phố Hạ Long, tình Quảng Ninh có 1785 cán bộ, công nhân viên và giáo viên, số liệu cụ thể ở bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Số lượng CBQL, nhân viên và giáo viên của ngành mầm non thành phố Hạ Long năm học 2017 -2018
Tên
Nhân sự Tổng
số
Thành phần
CBQL GV nhà trẻ GV mẫu giáo
Nhân viên
Toàn ngành 1785 80 231 1016 429
Công lập (NS) 775 58 55 452 210
Dân lập 0 0 0 0 0
Tư thục 1010 22 176 564 219
(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long)
Các trường mầm non có môi trường học tập phong phú, đổi mới nội dung, tăng cường các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non; thực hiện các chuyên đề đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với thực tế địa phương như: tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ thông qua các hoạt động vui chơi, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục phát triển vận động cho trẻ, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; Tổ chức Hội thi Bé khoẻ mầm non với nhiều hình thức phong phú như: Chúng tôi là chiến sĩ, Ngày hội thể thao, Bé mầm non khoẻ - khéo, Bé khoẻ đẹp thông minh...
Việc triển khai tích hợp các nội dung giáo dục và ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhà trường tiếp tục được thực hiện có hiệu quả. Công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng và tuyên truyền về giáo dục mầm non được sâu rộng đến tận các gia đình dưới nhiều hình thức, trong năm học 100%
các trường tổ chức các Hội thi với nhiều nội dung phong phú bám sát vào nhiệm vụ năm học.
Các cơ sở giáo dục mầm non đã tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại các nhóm lớp. 100% trẻ được ăn bán trú tại trường. Thực hiện tốt mở rộng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống béo phì cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn bán trú, đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non và không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non.
Giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi) và tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) xuống dưới 1%.
Về cơ sở vật chất: Ngành giáo dục cùng với chính quyền địa phương đã tham mưu với thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng mới các trường mầm non, cải tạo các khu trường, lớp theo yêu cầu quy định. Hàng năm thành phố đều có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường, trang bị mua sắm trang thiết bị chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ theo hướng đồng bộ và hiện đại. Ngoài ra thành phố còn rất quan tâm đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia (Tính đến hết năm 2017 thì toàn thành phố có 17 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2) ưu tiên dành quỹ đất cho GDMN. Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các nhà trường ngày càng được quan tâm thích đáng. Cùng với sự đầu tư bằng nguồn ngân sách và nguồn đóng góp được huy động từ chủ trương xã hội hoá giáo dục, bộ mặt các trường được đổi mới khang trang, thiết bị đồ dùng phục vụ giảng dạy ngày càng phong phú, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Về xây dựng đội ngũ giáo viên: Hàng năm Phòng giáo dục đều chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Phòng GD&ĐT còn cử cán bộ, giáo viên các trường điểm tham dự đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập, bồi dưỡng chuyên môn do Sở GD&ĐT và Trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục Quảng Ninh tổ chức.
Năm học 2017-2018, thực hiện phong trào “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” do Ngành Giáo dục phát động, 32 trường mầm non trên địa bàn đã thực hiện, kết quả là tạo ra những khởi sắc về môi trường giáo dục nói chung, môi trường tổ chức hoạt động vui chơi trong và ngoài lớp học đáp ứng tốt yêu cầu và mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mẫu giáo.
2.1.2. Mục tiêu khảo sát
Đánh giá thực trạng môi trường HĐVC và thực trạng phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, chỉ rõ những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
2.1.3. Nội dung khảo sát
- Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL về phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Đánh giá thực trạng xây dựng và sử dụng môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long.
- Đánh giá thực trạng phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long.
- Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long.
2.1.4. Khách thể và địa bàn khảo sát
- Địa bàn khảo sát: Tổ chức khảo sát tại 05 trường MN trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, cụ thể gồm: Trường Mầm non Hạ Long; Trường Mầm non Hoa Hồng; Trường Mầm non Cao Xanh; Trường Mầm non Hà Phong; Trường Mầm non Hà Tu.
- Để tìm hiểu và đánh giá đúng về thực trạng phát triển MTHĐVC cho trẻ mẫu giáo, chúng tôi chọn mẫu điều tra gồm:
+ Cán bộ quản lý: 35 người (mỗi trường 07 CBQL).
+ Giáo viên: 105 người (mỗi trường 21 giáo viên).
+ Tổng số mẫu điều tra: 140 người.
2.1.5. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu
Sử dụng bảng hỏi, phiếu phỏng vấn và quan sát trực tiếp hoạt động phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu. Kết quả khảo sát được xử lý theo phương pháp thống kê và được trình bày theo bảng số liệu, biểu đồ.