Thực trạng môi trường tâm lý, xã hội và sử dụng môi trường trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 67 - 71)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG

2.3. Thực trạng môi trường hoạt động vui chơi và sử dụng môi trường trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long

2.3.2. Thực trạng môi trường tâm lý, xã hội và sử dụng môi trường trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long

Bên cạnh những yếu tố thuộc môi trường vật chất, môi trường xã hội có những yếu tố xuất phát từ bên trong của chủ thể giao tiếp đó chính là những yếu tố tâm lý, tinh thần. Những yếu tố tâm lý của GV là sự thân thiện, nhiệt tình, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ hoạt động vui chơi, tạo cho trẻ có động cơ, hứng thú, nhận thức đúng về mục đích tham gia hoạt động vui chơi và sẵn sàng nỗ lực cố gắng để tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ... Tất cả những yếu tố trên là nền tảng tâm lý vững vàng để trẻ tự tin, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập sau này. Để tìm hiểu về thực trạng xây dựng môi trường tâm lý, xã hội cho học sinh chúng tôi đã đưa ra câu hỏi 07 phụ lục 1, kết quả thể hiện ở bảng 2.9 dưới đây.

Bảng 2.9: Thực trạng thực hiện xây dựng môi trường tâm lý xã hội trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

STT Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

Rất thường

xuyên

Thường

xuyên Đôi khi Chưa

bao giờ Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1

Xây dựng mối quan hệ tình cảm giữa giáo viên và trẻ mẫu giáo

51 36,4 64 45,7 23 16,4 2 1,4 36 25,7 59 42,1 32 22,9 13 9,3

2

Quản lý sự phối hợp hoạt động vui chơi giữa Trẻ với Trẻ

42 30,0 48 34,3 45 32,1 5 3,6 29 20,7 44 31,4 43 30,7 24 17,1

3 Quản lý mối quan hệ giữa

Giáo viên và Giáo viên 41 29,3 45 32,1 46 32,9 8 5,7 31 22,1 49 35,0 41 29,3 19 13,6 4

Tăng cường sự phối hợp giữa Cha Mẹ học sinh và Giáo viên

12 8,6 32 22,9 62 44,3 34 24,3 18 12,9 34 24,3 45 32,1 43 30,7

5

Phân công công việc hợp lý giữa CBQL, giáo viên và Công nhân viên

39 27,9 53 37,9 36 25,7 12 8,6 23 16,4 47 33,6 51 36,4 19 13,6

Kết quả ở bảng 2.9 cho thấy CBQL và GV đã thực hiện phát triển môi trường tâm lý xã hội cho trẻ nhưng lại ở nhiều mức độ khác nhau. Mức độ thực hiện được sắp xếp giảm dần. Xếp thứ nhất là: Xây dựng mối quan hệ tình cảm giữa giáo viên và trẻ mẫu giáo (82,1% CBQL và giáo viên chọn ở mức rất thường xuyên và thường xuyên); Thứ hai là: Quản lý sự phối hợp hoạt động vui chơi giữa Trẻ với Trẻ (64,3% CBQL và giáo viên chọn ở mức rất thường xuyên và thường xuyên); thứ ba là: Quản lý mối quan hệ giữa Giáo viên và Giáo viên (61,4% CBQL và giáo viên chọn ở mức rất thường xuyên và thường xuyên). Nội dung bị đánh giá mức độ thực hiện kém thường xuyên nhất đó là nội dung “Tăng cường sự phối hợp giữa Cha Mẹ học sinh và Giáo viên”, với 31,4% CBQL và giáo viên chọn mức rất thường xuyên và thường xuyên.

Với mức độ thường xuyên xây dựng môi trường tâm lý xã hội cho trẻ ở một số nội dung được đánh giá tương đối cao, tuy nhiên kết quả thực hiện còn chưa hiệu quả, cụ thể như:

- Về nội dung “Tăng cường sự phối hợp giữa Cha Mẹ học sinh và Giáo viên”

62,9% CBQL và giáo viên chọn kết quả thực hiện trung bình và yếu.

- Về nội dung “Phân công công việc hợp lý giữa CBQL, Giáo viên và Công nhân viên” 50% CBQL và giáo viên chọn kết quả thực hiện trung bình và yếu.

- Về nội dung “Quản lý sự phối hợp hoạt động vui chơi giữa Trẻ với Trẻ” 47,9%

CBQL và giáo viên chọn kết quả thực hiện trung bình và yếu.

- Về nội dung “Quản lý mối quan hệ giữa Giáo viên và Giáo viên” 42,9%

CBQL và giáo viên chọn kết quả thực hiện trung bình và yếu.

- Về nội dung “Xây dựng mối quan hệ tình cảm giữa giáo viên và trẻ mẫu giáo”

32,1% CBQL và giáo viên chọn kết quả thực hiện trung bình và yếu.

Nguyên nhân, giáo viên chỉ quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ, còn các mối quan hệ khác như giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với phụ huynh, trẻ với trẻ... thì vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc điều phối các mối quan hệ nêu trên. Chính vì vậy kết quả thực hiện xây dựng môi trường tâm lý xã hội cho trẻ thực sẽ chưa được tốt.

Môi trường tâm lý xã hội phụ thuộc vào nội dung chương trình giáo dục, vào phương pháp, hình thức tổ chức HĐVC của GV và tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia vào HĐVC. Để tìm hiểu về thực trạng sử dụng môi trường tâm lý xã hội trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo chúng tôi đưa ra câu hỏi 8, phụ lục 1, kết quả thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10: Thực trạng sử dụng môi trường tâm lý xã hội trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

STT Nội dung

Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

Rất thường

xuyên

Thường

xuyên Đôi khi Chưa

bao giờ Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1

Tạo mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với nhau thông qua tổ chức các hoạt động chơi tập thể: trò chuyện, thảo luận, vui chơi theo đội, chia sẻ cảm xúc kinh nghiệm, trưng bày sản phẩm - chia sẻ ý tưởng, sinh nhật bạn.

46 32,9 43 30,7 49 35,0 2 1,4 24 17,1 43 30,7 54 38,6 19 13,6

2

Phát triển các kỹ năng xã hội trong các hoạt động nhóm (chờ đến lượt, phân giáo viênng, hợp tác chia sẻ, tôn trọng bạn, giải quyết xung đột, kiềm chế...).

34 24,3 46 32,9 54 38,6 6 4,3 21 15,0 42 30,0 51 36,4 26 18,6

3

Tạo bầu không khí tâm lý thân ái giữa các GV trong lớp có tác dụng thuận lợi cho việc CS&GD trẻ

23 16,4 50 35,7 64 45,7 3 2,1 29 20,7 49 35,0 48 34,3 14 10,0

4 Thông tin thường xuyên, kịp thời

cho cha mẹ 6 4,3 23 16,4 56 40,0 55 39,3 10 7,1 26 18,6 69 49,3 35 25,0

5

Thực hiện bình đẳng trong thu

nhập, cơ hội thăng tiến, khen 16 11,4 35 25,0 77 55,0 12 8,6 20 14,3 45 32,1 63 45,0 12 8,6

Từ bảng 2.10 chúng tôi thấy rằng nội dung ít được thực hiện nhất và kém hiệu quả nhất đó là “Thông tin thường xuyên, kịp thời cho cha mẹ”, 74,3% CBQL và giáo viên chọn trung bình và yếu. Đặc biệt có đến 39,3% người được khảo sát cho rằng chưa bao giờ thông tin thường xuyên với cha mẹ. Giáo viên và phụ huynh học sinh chỉ gặp nhau, trao đổi trong các buổi họp phụ huynh học sinh. Điều này đòi hỏi CBQL cần phải có những biện pháp tích cực để tăng tính gắn kết giữa nhà trường với phụ huynh học sinh nói chung, và giữa giáo viên và phụ huynh học sinh nói riêng.

Nội dung “Tạo mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với nhau thông qua tổ chức các hoạt động chơi tập thể: trò chuyện, thảo luận, vui chơi theo đội, chia sẻ cảm xúc kinh nghiệm, trưng bày sản phẩm - chia sẻ ý tưởng, sinh nhật bạn” có 63,6% người được khảo sát cho rằng mức độ thực hiện là rất thường xuyên và thường xuyên. Để thực hiện tốt nội dung này giáo viên thường dùng hình thức nhóm trong việc tổ chức hoạt động vui chơi.

Vì hình thức này dễ sử dụng nhất, còn hình thức cá nhân ít được giáo viên quan tâm vì đến tuổi mẫu giáo trẻ đã biết chơi trong tập thể, tự thảo luận, bàn bạc, phân vai và tổ chức chơi. Trẻ biết phục tùng qui định của tập thể, biết sử dụng nhiều đồ chơi,...

Nội dung “Phát triển các kỹ năng xã hội trong các hoạt động nhóm (chờ đến lượt, phân giáo viênng, hợp tác chia sẻ, tôn trọng bạn, giải quyết xung đột, kiềm chế...), có 55% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện trung bình và yếu. Mặc dù tổ chức HĐVC cho trẻ sẽ giúp cho quá trình rèn luyện kĩ năng giao tiếp: hình thành mối quan hệ giữa các vai chơi và trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức trò chơi, giúp cho những trẻ dù có tính tự ti hay nhút nhát cũng có thể hòa nhập cùng các bạn trong các vai chơi. Tuy nhiên, do lớp học thường rất đông nên các em phải thay nhau chơi, thay nhau đóng vai... dẫn đến rất nhiều em không được tham gia vào các hoạt động vui chơi của lớp. Đặc biệt là trẻ nhút nhát, tự ti... dẫn tới trẻ sẽ bị yếu kém về mặt kĩ năng giao tiếp và ra quyết định.

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)