Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
2.3. Thực trạng môi trường hoạt động vui chơi và sử dụng môi trường trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long
2.3.1. Thực trạng môi trường vật chất và sử dụng môi trường vật chất trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long
Môi trường vật chất có vai trò quan trọng, là cơ sở, điều kiện để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Môi trường vật chất phong phú, đa dạng, đáp ứng yêu cầu về tính an toàn, tính thẩm mỹ, tính giáo dục sẽ giúp trẻ có không gian chơi, điều kiện phát triển hoạt động chơi trong mối quan hệ với các bạn, cô giáo để phát triển nhân cách trẻ.
Để làm rõ về nội dung này, tôi đã sử dụng câu hỏi số 05 để đánh giá hiện trạng và kết quả xử lý số liệu ở bảng sau:
Bảng 2.7: Thực trạng môi trường vật chất trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
STT Các thành tố cấu trúc
Mức hiện trạng
Tốt Khá Trung
bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
1
Diện tích nhà trường, lớp học, sân chơi, nhà vệ sinh... hài hòa với thiên nhiên (cây xanh, cây bóng mát, cây hoa...).
45 32.1 62 44.3 22 15.7 11 7.9
2
Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian tổ chức hoạt động chơi ngoài trời của trẻ.
34 24.3 53 37.9 38 27.1 15 10.7
3
Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian tổ chức hoạt động chơi trong phòng học của trẻ.
52 37.1 61 43.6 19 13.6 8 5.7
Qua số liệu theo bảng trên, diện tích mặt bằng sử dụng cho tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non thì kết quả khảo sát thực trạng môi trường vật chất trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo như sau:
- Có 103/140 ý kiến (chiếm 80,7%) cho mức độ đạt được tốt và khá đối với nội dung “Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian tổ chức hoạt động chơi trong phòng học của trẻ.”; có 107/140 CBQL và giáo viên (chiếm 76,4%) đánh giá nội dung “Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian tổ chức hoạt động chơi trong phòng học của trẻ” đạt mức tốt và khá.. Trong khi chỉ có đến 87/140 ý kiến (chiếm 62,1%) đánh giá “Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian tổ chức hoạt động chơi ngoài trời của trẻ” là tốt và khá.
Nhìn chung, phòng sinh hoạt chung đảm bảo diện tích; Trang bị đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ, đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt động; có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp; Tất cả đồ dùng, thiết bị phải đảm bảo theo quy cách do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; Hiên chơi, lan can thuận tiện, an toàn cho các sinh hoạt của trẻ khi mưa, nắng; đảm bảo quy cách và diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
Phòng vệ sinh đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ và các yêu cầu theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, thiết bị đúng quy cách; được xây khép kín hoặc gần với nhóm lớp, thuận tiện cho trẻ sử dụng; Có đủ nước sạch, bồn rửa tay có vòi nước và xà phòng rửa tay; Các thiết bị vệ sinh bằng men sứ, kích thước phù hợp với trẻ.
Sân vườn: Diện tích sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp. Có cây xanh, cây hoa thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp, tạo bóng mát sân trường. Có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ cây cối và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập. Khu vực trẻ chơi được lát gạch (hoặc láng xi măng) và trồng thảm cỏ, có ít nhất 5 loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Sân vườn thường xuyên sạch sẽ, có rào chắn an toàn ngăn cách với ao, hồ (nếu có).
Tuy nhiên, vấn đề phát triển môi trường vật chất đã được nhà trường và các cấp quản lý quan tâm tạo điều kiện phát triển, nhưng cơ sở vật chất được trang bị chỉ ở mức độ hạn hẹp, chưa đồng bộ. Diện tích phòng học và phòng làm việc trên tổng số trẻ và cán bộ GV chưa đáp ứng đúng quy chuẩn của Bộ GD&ĐT, nhiều trường mầm non còn phải thuê phòng học, phòng học chật hẹp, thiếu ánh sánh, nhiều trường không có sân ngoài trời, chính vì thế không thể tổ chức được hoạt động vui chơi cho trẻ ngoài trời.
Việc đầu tư vào hoàn thiện cơ sở vật chất cho công tác phát triển môi trường HĐVC đã được các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh quan tâm, tuy nhiên chưa đáp ứng đủ yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.
Chính vì vậy, các yếu tố trong môi trường vật chất cần phải có biện pháp tăng cường sự đầu tư cho việc tạo lập môi trường vật chất với đầy đủ các yếu tố cần thiết giúp GV tổ chức tốt hoạt động phát triển môi trường HĐVC cho trẻ.
Nhằm phân tích yêu cầu về mức độ sử dụng và hiệu quả sử dụng môi trường vật chất trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, tác giả sử dụng câu hỏi số 6 phụ lục 1 và thu được kết quả như bảng 2.8 sau:
Bảng 2.8: Thực trạng sử dụng môi trường vật chất trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
STT Nội dung
Mức độ sử dụng Hiệu quả sử dụng
Rất thường
xuyên
Thường
xuyên Đôi khi Chưa bao
giờ Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1 Góc hoạt động 35 25,0 52 37,1 53 37,9 0 0,0 23 16,4 49 35,0 35 25,0 33 23,6 2 Đồ dùng, đồ chơi, nguyên
vật liệu, học liệu. 33 23,6 48 34,3 59 42,1 0 0,0 22 15,7 45 32,1 48 34,3 25 17,9
3
Nguyên vật liệu mang tính mở (lá cây, hột hạt…), sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện…
19 13,6 35 25,0 64 45,7 22 15,7 14 10,0 32 22,9 74 52,9 20 14,3
4
Sản phẩm mua sẵn, sản phẩm giáo viên và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền (trang phục, dụng cụ lao động…)
7 5,0 29 20,7 73 52,1 31 22,1 12 8,6 36 25,7 58 41,4 34 24,3
5
Học liệu, thiết bị, đồ chơi được điều chỉnh để hỗ trợ trẻ khuyết tật (nếu có).
13 9,3 20 14,3 55 39,3 52 37,1 18 12,9 17 12,1 81 57,9 24 17,1
STT Nội dung
Mức độ sử dụng Hiệu quả sử dụng
Rất thường
xuyên
Thường
xuyên Đôi khi Chưa bao
giờ Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
6 Sân trường có bố trí đồ chơi
cho trẻ hoạt động 31 22,1 43 30,7 53 37,9 13 9,3 16 11,4 40 28,6 66 47,1 18 12,9 7 Sân trường đa dạng, phong
phú nhiều loại cây 11 7,9 30 21,4 43 30,7 56 40,0 9 6,4 28 20,0 56 40,0 47 33,6 8 Sân trường có những khoảng
chứa cát 14 10,0 36 25,7 65 46,4 25 17,9 11 7,9 33 23,6 56 40,0 40 28,6
9
Sân trường sử dụng gốc cây, khúc gỗ, đá, sỏi… để truyền cảm hứng cũng như những ý tưởng sáng tạo cho trẻ.
9 6,4 23 16,4 74 52,9 34 24,3 4 2,9 20 14,3 59 42,1 57 40,7
10 Sân trường có hoa lá, cỏ cây 16 11,4 42 30,0 63 45,0 19 13,6 17 12,1 39 27,9 62 44,3 22 15,7
Phân tích bảng 2.8, cho chúng ta thấy:
Để phát triển môi trường vật chất ở các trường mầm non được khảo sát tôi tham quan cơ sở vật chất nhà trường và quan sát quá trình tổ chức cho trẻ chơi trong không gian bên ngoài và bên trong lớp học tôi nhận thấy các trường cũng đã bố trí diện tích chơi, không gian chơi, các góc hoạt động hợp lý và hài hòa. Trang cấp đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong và ngoài lớp học tương đối đầy đủ và bắt mắt.
Ngoài ra, nhận được các ý kiến của cán bộ quản lý các nhà trường, giáo viên ở các trường cho rằng môi trường quan tâm đến trẻ là giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Đây là quan điểm giáo dục dựa trên hứng thú, nhu cầu của trẻ; đánh giá đúng, tôn trọng và phát huy được khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ; tạo điều kiện giúp mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất để phát triển. Chính vì thế giáo viên càng khai thác hiệu quả cơ sở vật chất bên ngoài, bên trong lớp học và ngoài trời để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ càng hiệu quả.
Tuy nhiên thực trạng sử dụng môi trường vật chất phục vụ hoạt động vui chơi cho trẻ còn một số hạn chế cụ thể như sau:
- Ở trường mầm non, hoạt động góc chiếm thời gian phần lớn trong thời gian biểu của trẻ. Nó được thiết kế và tổ chức theo các chủ đề phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ: Trẻ có nhu cầu chơi vì luôn mong muốn hiểu biết về cuốc sống xung quanh. Hơn nữa, ở trường mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ nhà trẻ là “Hoạt động với đồ vật”. Với trẻ mẫu giáo mức độ cao hơn, trẻ mẫu giáo thích bắt chước người lớn, thích được hoạt động tích cực với bạn bè cùng lứa tuổi. Khi tham gia vào các hoạt động khác nhau sẽ giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, lĩnh hội những kỹ năng sống cần thiết, phát triển tính chủ động sáng tạo, khả năng giao tiếp, khơi gợi hứng thú cảm xúc của trẻ. Hoạt động góc như một xã hội thu nhỏ, hết sức quan trọng đối với trẻ. Chính vì vậy CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện của góc hoạt động với 25% rất thường xuyên, 37,1% thường xuyên, 37,9% đôi khi và không có giáo viên nào chưa bao giờ thực hiện. Đây chính là nội dung được đánh giá mức độ thường xuyên cao nhất. Tuy nhiên có đến 68/140 ý kiến (chiếm 48,6%) đánh giá mức độ thực hiện hiệu quả của nội dung góc hoạt động là trung bình và yếu.
Phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thị A, giáo viên trường mầm non Hạ Long cho rằng:
“Nguyên nhân góc hoạt động chưa hiệu quả là do việc xắp sếp góc chơi, đồ dùng, đồ chơi ở các góc chưa hợp lý, tách bạch rõ ràng, chưa trang trí làm bắt mắt trẻ. Nội dung chơi chưa thu hút được sự tham gia tích cực của trẻ nên dẫn đến vai chơi không thể hiện mối quan hệ với nhau, hay nói một cách khác các góc chơi không hỗ trợ cho
nhau. Giáo viên chưa tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo giúp trẻ thực hiện tốt hoạt động tại các góc chơi. Việc tổ chức hoạt động góc của giáo viên chưa trường xuyên, liên tục. Nên trẻ chưa bắt nhịp được với hoạt động vui chơi ở các góc và sự thay đổi của góc chơi theo chủ đề”.
- Về nội dung “Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu” có 81/140 ý kiến (chiếm 57,9%) CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện là rất thường xuyên và thường xuyên. Tuy nhiên kết quả thực hiện còn thấp (với 52,1% là trung bình và yếu). Nguyên nhân đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu của các trường MN trên địa bàn thành phố Hạ Long hiện nay còn chưa đáp ứng đủ, thậm chí còn thiếu, hàng năm Nhà trường có trang bị thêm nhưng nhìn nhưng số lượng còn ít, chất lượng chưa cao. Trang bị đồ chơi chưa đủ về thể loại đáp ứng nhu cầu triển khai các hoạt động tự do trong đó có nhu cầu triển khai các trò chơi của trẻ. Mặc khác đồ dùng đồ chơi chủ yếu được thực hiện theo kế hoạch chủ đề của giáo viên mà chưa tính đến hứng thú của trẻ trong các hoạt động và các trò chơi.
Một trong những yêu cầu của phát triển môi trường HĐVC là phải tạo điều kiện cho trẻ tham gia tích cực vào việc xây dựng MTVC: Việc trang bị đồ chơi được thực hiện trên cơ sở tính đến nhu cầu và hứng thú của trẻ; Trẻ tham gia vào việc sắp xếp MTVC khi thay đổi chủ đề và trong việc chuẩn bị cho từng giờ chơi. Tuy nhiên khi đánh giá nội dung “Sản phẩm mua sẵn, sản phẩm giáo viên và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền (trang phục, dụng cụ lao động…)” mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung này còn thấp với 67,1% trung bình và yếu.
- Việc sử dụng môi trường vật chất bên ngoài lớp học còn rất yếu, cụ thể như:
Nội dung “Sân trường đa dạng, phong phú nhiều loại cây” với 73,6% trung bình và yếu; Nội dung “Sân trường có những khoảng chứa cát” với 68,6% trung bình và yếu;
Nội dung “Sân trường sử dụng gốc cây, khúc gỗ, đá, sỏi… để truyền cảm hứng cũng như những ý tưởng sáng tạo cho trẻ” với 82,9% trung bình và yếu. Nguyên nhân, các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hạ Long phân tán trên một địa bàn rộng, các trường có quy mô nhỏ lẻ, kinh phí hạn hẹp nên chưa chú trọng đến việc phát triển môi trường vật chất bên ngoài lớp học.
Việc sử dụng môi trường vật chất cho hoạt động phát triển môi trường HĐVC cho trẻ còn những hạn chế sau:
- Môi trường vật chất dành cho HĐVC được sắp xếp theo cách gợi ý chủ đề và giới hạn đồ chơi. Sự giống nhau và thống nhất trong cách sắp xếp đồ chơi của các trường MN trong thành phố Hạ Long có liên quan đến yếu tố chỉ đạo công tác chuyên môn của cấp quản lý. Việc sắp xếp đồ chơi không phù hợp với nhu cầu tự do phát
triển các trò chơi của trẻ là vấn đề đáng lo ngại hơn là việc khống chế đồ chơi trong góc cho phù hợp với tình tiết theo kế hoạch của giáo viên. Bởi vì cách làm này sẽ hoàn toàn không phát huy khả năng sáng tạo của trẻ.
- Khác với góc đóng vai, góc xây dựng việc xếp đồ chơi phù hợp với trẻ là việc sắp xếp đồ chơi theo tiêu chí xếp theo bộ đồ chơi, phân biệt rõ phụ liệu trẻ có thể lấy, sử dụng khi cần. Tuy nhiên, khi gợi ý ở góc xây dựng lại có vấn đề. Môi trường vui chơi không có hình ảnh, album gợi ý phù hợp với trẻ MG, để phát huy khả năng sáng tạo của trẻ.
- Trong môi trường HĐVC, trẻ gần như không có quyền cân nhắc lựa chọn trò chơi. Sự áp đặt của GV cũng làm cho môi trường HĐVC không thể phát huy tác dụng khích lệ trẻ sáng tạo.
- Khi chơi trẻ chơi ở góc nào thì ngồi ở góc đó, không được di chuyển sang góc khác. Điều đó cho thấy môi trường dù thế nào đi chăng nữa cũng khó phát huy tác dụng do phải chịu áp lực từ sự áp đặt cách chơi từ phía GV lên trẻ.
- Khung cảnh và cách xếp đồ chơi không làm nảy sinh nhu cầu đồ chơi mới, hay nói cách khác, trẻ không sáng tạo tình tiết chơi cần đến những đồ chơi khác - Trò chơi của trẻ diễn ra trong khuôn khổ đồ chơi có sẵn.
- Thiếu đồ chơi thay thế, nguyên vật liệu mang tính mở.
- Chưa tổ chức được cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, do thiếu khoảng sân trường.