Thực trạng thực hiện các phương pháp quản lý trong phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 74 - 77)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG

2.4. Thực trạng phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long

2.4.2. Thực trạng thực hiện các phương pháp quản lý trong phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Phương pháp quản lý có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý nói chung, hiệu quả quản lý hoạt động phát triển môi trường HĐVC cho trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Để tìm hiểu thực trạng phương pháp quản lý hoạt động phát triển môi trường HĐVC cho trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các phương pháp quản lý qua câu hỏi 10 (Phụ lục 1). Kết quả cụ thể ở bảng 2.12:

Bảng 2.12: Thực trạng thực hiện các phương pháp phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

STT Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Rất

thường xuyên

Thường

xuyên Đôi khi

Chưa bao

giờ

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Phương pháp tâm

lý - giáo dục 22 15.7 39 27.9 79 56.4 0 0.0 31 22.1 64 45.7 25 17.9 20 14.3 2 Phương pháp hành

chính - tổ chức 56 40.0 65 46.4 19 13.6 0 0.0 35 25.0 68 48.6 22 15.7 15 10.7 3 Phương pháp kinh tế 19 13.6 48 34.3 73 52.1 0 0.0 29 20.7 53 37.9 34 24.3 24 17.1

Khảo sát 140 CBQL và giáo viên về mức độ thực hiện 3 phương pháp quản lý của nhà quản lý giáo dục. Chúng tôi thấy rằng cả 3 phương pháp đều được CBQL áp dụng trong việc phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo. Mức độ thực hiện thường xuyên cao nhất với phương pháp hành chính - tổ chức với 40% rất thường xuyên, 46,4 thường xuyên và 13,6% đôi khi. Đứng thứ 2 là “Phương pháp tâm lý - giáo dục” với 15,7% rất thường xuyên, 27,9 thường xuyên và 56,4% đôi khi. Đứng thứ ba là “Phương pháp kinh tế” với 13,6% rất thường xuyên, 34,3 thường xuyên và 52,1% đôi khi.

Đứng thứ nhất là nhóm phương pháp hành chính tổ chức:

Quản lý nhà trường vận dụng phương pháp này khi ban hành các quy chế chuyên môn, nội quy nhà trường, các quy định về giờ giấc, hồ sơ sổ sách… chính là việc vận dụng phương pháp hành chính - tổ chức. Phương pháp này được vận dụng thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động phát triển môi trường HĐVC cho trẻ.

- Có 99/140 CBQL và giáo viên (chiếm 70.7%) cho rằng phương pháp hành chính - tổ chức có mức độ thực hiện tốt và khá. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất và cũng đem lại hiểu quả cao nhất cho CBQL nhà trường. CBQL sử dụng nhóm phương pháp hành chính - tổ chức trong phát triển môi trường HĐVC cho trẻ là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức có hệ thống quản lý trong nhà trường. Nhóm phương pháp này có vai trò rất to lớn trong công tác quản lý hoạt động phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ nhằm xác lập trật tự, kỷ cương trong nhà trường; giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý một cách nhanh chóng và là khâu nối các phương pháp khác thành một hệ thống, giúp đem lại hiệu quả cao cho hoạt động phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo. Đặc trưng của phương pháp này là biểu hiện thành mối quan hệ giữa quyền uy và phục tùng. CBQL trường mầm non sẽ sử dụng quyền lực của mình để buộc đối tượng quản lý phải thực hiện nhiệm vụ được phân công trong việc phát triển môi trường HĐVC cho trẻ. Nhóm phương pháp hành chính - tổ chức trong quản lý trong hoạt động phát triển môi trường HĐVC cho trẻ là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý nhà trường đến các tập thể và cá nhân dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát mang tính chất bắt buộc, đòi hỏi cấp dưới phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng. Các quyết định được cụ thể hóa dưới dạng các quy chế, quy định, quyết định, nội quy của nhà trường. CBQL nhà trường sử dụng mệnh lệnh, quyền lực buộc cấp dưới (giáo viên và nhân viên) thực thiện nhiệm vụ nhất định. Giúp duy trì kỷ cương trật tự cho môi trường trong nhà trường. Khi sử dụng không cần phải đi kèm những phương pháp khác mà vẫn đảm bảo hiệu quả trong công tác phát triển môi trường HĐVC cho trẻ

- Tuy nhiên có 37/140 ý kiến (chiếm 26,4%) cho rằng kết quả thực hiện là trung bình và yếu. Bởi vì, nhóm phương pháp hành chính tổ chính thường tạo ra áp lực, sức ép tâm lý, làm giảm khả năng sáng tạo của giáo viên trong việc phát triển môi trường HĐVC cho trẻ. Nếu CBQL lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến quan liêu trong tổ chức dẫn đến hậu quả xấu. Chính vì vậy, CBQL nhà trường phải là những người rất có bản lĩnh để quan sát nắm bắt được đối tượng để có sự tác động chuẩn xác, phù hợp thì mới có hiệu quả cao.

Đứng thứ hai là phương pháp tâm lý - giáo dục:

- CBQL nhà trường sử dụng phương pháp này khi tuyên truyền, phân tích để mọi người cùng biết những khó khăn thách thức, cơ hội của việc phát triển môi trường HĐVC cho trẻ hiện tại để cùng giúp nhau vượt qua khó khăn. Bằng cách xây dựng niềm tự hào về chất lượng dạy học, học tập và những nề nếp sinh hoạt văn hóa cho giáo viên, học sinh nhà trường đã hun đúc tinh thần tự học, tự rèn của giáo viên,

làm cho chất lượng giáo dục nói chung và hoạt động phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo được ngày một nâng cao và bền vững.

- Thể hiện sự quan tâm, đánh giá đúng năng lực của giáo viên để khen thưởng, tôn vinh kịp thời cũng là biện pháp được áp dụng thành công và có tác dụng lớn tại nhà trường. Kịp thời chấn chỉnh những cá nhân có tư tưởng chưa đúng đắn để tránh hiện tượng tâm lý lây lan bất lợi cho quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động phát triển môi trường HĐVC cho trẻ.

- Có 67/140 ý kiến (chiếm 67,9%) cho rằng phương pháp tâm lý giáo dục kết quả thực hiện tốt và khá. Đây là nhóm mà sử dụng các cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển môi trường HĐVC cho trẻ. Các phương pháp tâm lý - giáo dục dựa trên cơ sở sự vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục và kích thích tinh thần. Tính thuyết phục làm cho giáo viên, nhân viên phân biệt được phải- trái, đúng- sai, lợi- hại, thiện- ác… để hành động cho phù hợp. Khơi dậy tính tự nguyện, tự giác của đối tượng quản lý, kích thích họ làm việc hăng hái với tất cả trí tuệ và khả năng cao nhất trong việc phát triển môi trường HĐVC cho trẻ. Ưu điểm của phương pháp này là tính bền vững. Không gây sức ép tâm lý cho đối tượng, trái lại đói tượng cảm thấy được quan tâm nên sẽ tạo ra được sự phấn khởi, hăng hái, không khí làm việc sôi nổi, đôi khi mang lại những kết quả vượt xa sự mong đợi.

- Tuy nhiên có 45 ý kiến (chiếm 32,1%) người được hỏi cho rằng phương pháp tâm lý - giáo dục kết quả thực hiệu trung bình và yếu. Nguyên nhân, phương pháp này tác động chậm, cầu kỳ, không đảm bảo thực hiện chắc chắn, nên khi sử dụng vẫn cần phải có kết hợp đi kèm các phương pháp khác. Phương pháp này yêu cầu cho CBQL phải là người có đủ uy tín, có điều kiện và có thời gian quan tâm chăm sóc, động viên cấp dưới.

Đứng thứ ba là nhóm phương pháp kinh tế:

Tại nhà trường, các phương pháp kinh tế được vận dụng như: Có chế độ đãi ngộ đối với giáo viên, nhân viên (được hưởng thêm 20% lương); thưởng các tổ chuyên môn và giáo viên có sáng kiến trong việc tổ chức môi trường HĐVC cho trẻ,…

- Có 82 ý kiến (chiếm 58,6%) cho rằng phương pháp kinh tế có hiệu quả là tốt và khá. CBQL nhà trường sử dụng nhóm phương pháp kinh tế nhằm tác động vào đối tượng quản lý (giáo viên, nhân viên) thông qua các lợi ích kinh tế bằng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế (tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giấy khen,…) để cho giáo viên, nhân viên tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển môi trường HĐVC cho trẻ.

Phương pháp kinh tế có vai trò rất quan trọng và giữ vai trò trung tâm trong công tác

quản lý nhà trường vì nó tác động thông qua các lợi ích kinh tế, tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân của mỗi người và tập thể lao động nhà trường, tạo ra động lực kinh tế trực tiếp khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người, động lực đó càng vững chắc nếu lợi ích cá nhân được kết hợp đúng đắn với lợi ích của nhà trường và xã hội.

Ưu điểm của phương pháp này là mỗi người tự mình quyết định cách làm việc sao cho có thu nhập vật chất cao nhất sẽ giúp hiệu quả công tác phát triển môi trường HĐVC cho trẻ đạt được cao nhất. Tác động lên giáo viên, nhân viên một cách nhẹ nhàng, không gây ra sức ép tâm lý, tạo ra bầu không khí thoải mái, dễ được chấp nhận. Tính dân chủ rất cao, các đối tượng quản lý trong nhà trường có quyền lựa chọn hành động theo ý mình. Mặt khác, nó kích thích khả năng sáng tạo, phát huy tính sáng tạo trong công việc, mang lại hiệu quả rất cao và có thể áp dụng linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng trong nhiều điều kiện hoàn cảnh và trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo.

- Tuy nhiên có 41,4% CBQL và giáo viên cho rằng phương pháp kinh tế là trung bình và yếu. Nguyên nhân, nếu coi nó là duy nhất sẽ lệ thuộc vào vật chất, quên các giá trị tinh thần, đạo đức, truyền thống văn hóa, hủy hoại môi trường giáo dục trong nhà trường… Không có sự đảm bảo thực hiện cao vì nó không bắt buộc. Hơn nữa, phương pháp này dễ bị giáo viên, nhân viên xem thường nếu không kèm theo các phương pháp tác động khác.

Kết hợp phương pháp đàm thoại với CBQL và GV ở các trường mầm non, khi được trao đổi về thực trạng phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ đều nhận thấy rằng: Nhìn chung đã được quan tâm, song diện tích chơi cho trẻ còn hẹp, các đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động và học tập còn thiếu sự đồng bộ, kích thước chưa phù hợp với các độ tuổi (Nhà trẻ và Mẫu giáo kích thước đồ dùng, đồ chơi giống nhau).

Nhìn chung mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, điều này đòi hỏi CBQL nhà trường phải áp dụng linh hoạt cả 3 phương pháp, mới đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)