Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long
2.2.1. Nhận thức CBQL và giáo viên về các khái niệm trong phát triển môi trường hoạt động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Nhận thức có vai trò rất lớn trong việc thực hiện những hoạt động để biến mục tiêu thành hiện thực. Phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo có hiệu quả hay không trước hết phụ thuộc vào nhận thức của CBQL và giáo viên. Trước hết chúng tôi đi tìm hiểu nhận thức của CBQL và giáo viên về các khái niệm liên quan đến hoạt động phát triển môi trường HĐVC cho trẻ, kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.3 sau:
Bảng 2.3: Nhận thức của CBQL và giáo viên về các khái niệm trong phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo
STT Khái niệm
Ý kiến đánh giá
Đồng ý Phân vân Không đồng ý
SL % SL % SL %
1
Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo là hoạt động chủ đạo của trẻ được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thoả mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này.
113 80,7 20 14,3 7 5,0
2
Môi trường hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo là toàn bộ cơ sở vật chất, tinh thần đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tác động trực tiếp đến hoạt động và quá trình chơi, phù hợp với mục tiêu giáo dục của hoạt động vui chơi, giúp trẻ phát triển nhân cách.
98 70,0 28 20,0 14 10,0
3
Phát triển MTHĐVC cho trẻ mẫu giáo là quá trình tác động có mục đích của người hiệu trưởng để tạo ra môi trường hoạt động vui chơi đạt đến tính chuẩn mực, hiện đại và thân thiện về cơ sở vật chất, tinh thần, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ mẫu giáo, phù hợp với mục tiêu giáo dục của hoạt động vui chơi, giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
62 44,2 53 37,9 25 17,9
Từ bảng số liệu trên chúng tôi thấy rằng:
- Nội dung “Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo là hoạt động chủ đạo của trẻ được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thoả mãn các nhu cầu vui chơi và
nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này”
có 115/140 ý kiến chọn (chiếm 80,7% CBQL và giáo viên) đồng ý, 20/140 ý kiến chọn (chiếm 14,3% CBQL và giáo viên) 14,3% phân vân và có 7/140 ý kiến chọn (chiếm 5,0%) không đồng ý. Nhìn chung CBQL và giáo viên đã có nhận thức tương đối tốt về khái niệm hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
- Nội dung “MTHĐVC là môi trường dành cho hoạt động chơi của trẻ với đồ dùng được trang bị và sắp xếp trong không gian thích hợp, cùng mối quan hệ tương tác giữa giáo viên và trẻ. Những điều kiện này phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ và trẻ chịu sự tác động của nó” có 98/140 (chiếm 70 %) CBQL và giáo viên đồng ý, 20 % phân vân và 10% không đồng ý.
- Nội dung “Phát triển MTHĐVC cho trẻ mẫu giáo là quá trình tác động có mục đích của người hiệu trưởng để tạo ra môi trường hoạt động vui chơi đạt đến tính chuẩn mực, hiện đại và thân thiện về cơ sở vật chất, tinh thần, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ mẫu giáo, phù hợp với mục tiêu giáo dục của hoạt động vui chơi, giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách” có 44,2 % CBQL và giáo viên đồng ý, 37,9 % phân vân và 17,9% không đồng ý.
Từ kết quả trên chúng tôi thấy rằng vẫn còn một bộ phận không nhỏ CBQL và giáo viên ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chưa nhận thức rõ các khái niệm về phát triển môi trường HĐVC cho trẻ, đặc biệt với khái niệm về phát triển MTHĐVC có 78/140 (chiếm 55,7%) CBQL và giáo viên còn phân vân và không đồng ý với nội hàm khái niệm chúng tôi nêu ra. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến công tác phát triển MTHĐVC cho trẻ. Bởi vì có nhận thức đúng, mới có hành động đúng. Chính vì thế yêu cầu đặt ra trong thời gian tới đối với các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hạ Long là nâng cao nhận thức của CBQL và giáo viên về phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo.
2.2.2. Nhận thức CBQL và giáo viên về các thành tố cấu trúc của môi trường hoạt động vui chơi
Khảo sát 140 CBQL và giáo viên về các thành tố cấu trúc của môi trường HĐVC cho trẻ, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục 1. Chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.4: Nhận thức CBQL và giáo viên về các thành tố cấu trúc của môi trường hoạt động vui chơi
STT Các thành tố cấu trúc của môi trường hoạt động vui chơi
Ý kiến đánh giá
Đồng ý Phân vân Không đồng ý
SL % SL % SL %
I MÔI TRƯỜNG VẬT CHẤT
1
Diện tích nhà trường, lớp học, sân chơi, nhà vệ sinh,... hài hòa với thiên nhiên, hạn chế tường xây, vách ngăn...
98 70,0 33 23,6 9 6,4
2
Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian tổ chức hoạt động chơi ngoài trời của trẻ.
118 84,3 18 12,9 4 2,9
3
Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian tổ chức hoạt động chơi trong phòng học của trẻ.
123 87,9 15 10,7 2 1,4
II MÔI TRƯỜNG TÂM LÝ - XÃ HỘI
1
Mối quan hệ đồng nghiệp tình cảm, trách nhiệm, thân thiện giữa giáo viên và giáo viên trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
73 52,1 55 39,3 12 8,6
2
Mối quan hệ tình cảm yêu thương, trách nhiệm, thân thiện, tôn trọng, chia sẻ giữa giáo viên và trẻ trong tổ chức hoạt động vui chơi.
64 45,7 57 40,7 19 13,6
3
Mối quan hệ tình cảm, trách nhiệm, thân thiện, tôn trọng, chia sẻ giữa trẻ và trẻ trong tổ chức hoạt động vui chơi.
43 30,7 63 45,0 34 24,3
4
Mối quan hệ tình cảm, trách nhiệm, thân thiện, tôn trọng, chia sẻ giữa CBQL, giáo viên và cha mẹ trẻ trong tổ chức, quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ.
59 42,1 54 38,6 27 19,3
Từ bảng kết quả 2.4, chúng tôi thấy rằng, CBQL và giáo viên đã nhận thức tương đối đúng về các thành tố cấu trúc của môi trường vật chất như môi trường vật
chất là “Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian tổ chức hoạt động chơi trong phòng học của trẻ” có 123/140 (chiếm 87,9%) CBQL và giáo viên đồng ý; Góc chơi phục vụ thực sự cho việc học của trẻ. “Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian tổ chức hoạt động chơi ngoài trời của trẻ” có 118/140 (chiếm 84,3%) đồng ý. Nguyên nhân là do CBQL và giáo viên suy nghĩ rằng môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo là các yếu tố vật chất liên quan trực tiếp đến hoạt động vui chơi của trẻ như:
Lớp học, sân trường, đồ chơi… Tuy nhiên, môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ, tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội.
Hiện nay cơ sở vật chất tại các trường
Một bộ phận không nhỏ CBQL và giáo viên còn chưa hiểu hoặc chưa biết môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ có thành tố cấu trúc là môi trường tâm lý xã hội, chính vì có từ 47,8% đến 69,3% CBQL và giáo viên phân vân và không đồng ý với các yếu tố cấu thành của môi trường tâm lý xã hội. Cụ thể như nội dung “Mối quan hệ tình cảm, trách nhiệm, thân thiện, tôn trọng, chia sẻ giữa CBQL, giáo viên và cha mẹ trẻ trong tổ chức, quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ” có 69,3% phân vân và không đồng ý; “Là mối quan hệ tốt giữa cấp trên và cấp dưới (quản lý - thừa hành)”
có 81/140 (chiếm 57,9%) phân vân và không đồng ý. Việc phát triển môi trường tâm lý - xã hội sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động vui chơi của trẻ. Bởi vì khi trẻ cảm thấy được sự an toàn, ấm áp và những môi quan hệ tin cậy sẽ khuyến khích trẻ tự tin khám phá và dấn thân vào các trò chơi.
2.2.3. Nhận thức của CBQL và giáo viên về ý nghĩa của phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
CBQL và giáo viên mà có nhận thức đúng về ý nghĩa của phát triển môi trường hoạt động vui chơi, thì CBQL và giáo viên sẽ có những hành động tích cực trong công tác phát triển môi trường HĐVC cho trẻ như ý thức được cần học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, tích cực cải thiện PPDH theo hướng tổ chức môi trường HĐVC cho trẻ, tăng cường làm dụng cụ đồ chơi cho trẻ. Chúng tôi thiết kế và sử dụng câu hỏi 3 (Phụ lục 1) qua khảo sát và xử lý số liệu, kết quả thể hiện ở bảng 2.5:
Bảng 2.5: Nhận thức của CBQL và giáo viên về vai trò của môi trường hoạt động vui chơi đối với sự phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo
STT Nội dung
Ý kiến đánh giá
Đồng ý Phân vân Không đồng ý
SL % SL % SL %
1 Có ý nghĩa quan trọng đối với
sự phát triển thể chất của trẻ 73 52,1 43 30,7 24 17,1 2 Có ý nghĩa quan trọng đối với
sự phát triển nhận thức của trẻ 79 56,4 39 27,9 22 15,7 3 Có ý nghĩa quan trọng đối với
sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 85 60,7 38 27,1 17 12,1 4
Có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội của trẻ
82 58,6 39 27,9 19 13,6
5 Có ý nghĩa quan trọng đối với
sự phát triển thẩm mỹ của trẻ 88 62,9 36 25,7 16 11,4 Từ bảng 2.5, chúng tôi thấy rằng:
- Có 88/140 (chiếm 62,9%)CBQL và giáo viên đồng ý, có 36/140 (chiếm 25,7%) phân vân và có 16/140 (chiếm 11,4%) không đồng ý đối với nội dung “Có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ của trẻ”. Đây là nội dung được đánh giá cao nhất, nguyên nhân do CBQL và giáo viên cho rằng thông qua các trò chơi như: Trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi đóng kịch, trò chơi dân gian sẽ giúp trẻ phát triển phẩm mỹ, cũng như hình thành được tính hình tượng, cảm xúc cũng như nhân cách của trẻ.
- Đối với nội dung “Có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ” có 85/140 (chiếm 60,7%) CBQL và giáo viên đồng ý. Phát triển môi trường hoạt động vui chơi sẽ nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi cho trẻ, thông qua vui chơi trẻ sẽ phát triển ngôn ngữ , ví dụ như: Khi trẻ chơi trò chơi đóng vai, trẻ tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như: người mẹ, giáo viên giáo, chú công nhân, bác sĩ… Với những vai đó trẻ tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng, từ đó trẻ sẽ phát triển ngôn ngữ của mình theo từng hoàn cảnh, từng vai diễn.
- Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ khá cao CBQL và giáo viên phân vân và không đồng ý (47%) đối với nội dung “Có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ”. Nguyên nhân do, CBQL và giáo viên cho rằng phát triển HĐVC chỉ nhằm phát triển tính cách, tình cảm, trí tưởng tượng của trẻ, chỉ nhằm mục đích để trẻ vui chơi, chứ không có tác động đến việc phát triển thể chất cho trẻ. Tuy nhiên đây là một nhận thức chưa đúng, Bởi vì, Trẻ tham gia vào các trò chơi, tăng cường sự vận động, từ đó tăng cường sự phát triển thể chất cho trẻ.
2.2.4. Nhận thức CBQL và giáo viên về chủ thế phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
Phát triển môi trường HĐVC cho trẻ mẫu giáo là một quá trình đòi hỏi sự phối hợp vai trò của nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh. Sử dụng câu hỏi số 04 - Phụ lục số 1 để tìm hiểu về nội dung này, chúng tôi có kết quả ở bảng 2.6 như sau:
Bảng 2.6: Nhận thức CBQL và giáo viên về mức độ quan trọng của các nhóm chủ thể phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
STT Chủ thể phát triển môi trường HĐVC
Mức độ quan trọng Rất quan
trọng Quan trọng Bình thường
Không quan trọng
SL % SL % SL % SL %
1 Hiệu trưởng 73 52.1 51 36.4 16 11.4 0 0.0
2 Phó hiệu trưởng, tổ
trưởng chuyên môn 65 46.4 40 28.6 22 15.7 13 9.3
3 Giáo viên 69 49.3 49 35.0 20 14.3 2 1.4
4 Cha mẹ học sinh 25 17.9 48 34.3 19 13.6 48 34.3
5 Trẻ 43 30.7 57 40.7 25 17.9 15 10.7
6 Các lực lượng khác 12 8.6 42 30.0 34 24.3 52 37.1 Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL và giáo viên về chủ thế phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo, cho thấy có 124/140 ý kiến (chiếm 88,5%) cho rằng hiệu trưởng có vai trò rất quan trọng và quan trọng; có 118/140 ý kiến (chiếm 84,3%) đánh giá giáo viên có vai trò rất quan trọng và quan trọng. Trong khi có đến 67/140 CBQL và giáo viên (chiếm 47,9%) đánh giá tầm quan trọng của phụ huynh học sinh là bình thường và không quan trọng. Kết quả khảo sát trên chúng
tôi thấy rằng, CBQL và giáo viên chưa nhận thức đúng và đầy đủ về chủ thể phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ. Phát triển môi trường HĐVC đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa nhà trường với cha mẹ trẻ trên mọi phương diện. Bởi vì, Cha mẹ trẻ là người tín cẩn quan trọng của đứa trẻ, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tri thức, tính cách, thể chất của một đứa trẻ. Trong điều kiện xã hội hóa giáo dục cần phát huy vai trò chủ thể của cha mẹ trẻ trong các hoạt động phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh nói chung và phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ nói riêng: như cha mẹ trẻ cùng tham gia các hoạt động làm đồ dùng đồ chơi với trẻ, thu gom đồ chơi đưa đến trường tuyên góp...
Nhà trường phải tổ chức cho giáo viên và phụ huynh gặp gỡ thường xuyên để biết cụ thể về tình hình và những bước tiến triển phát triển của trẻ để từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học, phương pháp tổ chức trò chơi cho phù hợp với từng đối tượng trẻ.
Nhìn chung, có một bộ phận CBQL và giáo viên có nhận thức chưa đúng về khái niệm, các yếu tố cấu thành, chuẩn mực, vai trò, chủ thể của côngtác phát triển môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần tổ chức bồi dưỡng để nâng cao nhận thức của CBQL và giáo viên về hoạt động phát triển môi trường HĐVC cho trẻ ngày càng hiệu quả. Từ đó nâng cao được chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hạ Long.