Các khái niệm trong lí thuyết tình huống

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề phân số ở trường tiểu học thông qua hoạt động giải các bài toán (Trang 39)

- “Lịch sử toán học chỉ rõ rằng các KN và các lí thuyết toán học lấy nghĩa qua các bà

5 Hoạt hóa kiến thức cũ được hiểu theo nghĩa là làm cho kiến thức đã học này được “cập nhật lại” trong đầu HS để họ có khả năng vận dụng vào các tình huống khác trong giờ học.

1.2.4. Các khái niệm trong lí thuyết tình huống

Chương 5 của luận án sử dụng một số KN của lí thuyết tình huống: phân tích tiên nghiệm, phân tích hậu nghiệm, tình huống cơ sở, biến didactic, chiến lược, môi trường,…Nó tạo điều kiện để giải thích cho sự lựa chọn của chúng tôi đối với từng tình huống thực nghiệm. Tuy nhiên, trong phần này chúng tôi chỉ trích dẫn một số KN cần thiết, các KN khác có thể tham khảo trong [2].

1.2.4.1. Biến didactic

Một họ các bài toán có thể được sinh ra từ một tình huống bằng việc thay đổi những giá trị của một số biến. Các biến này, đến lượt nó, lại làm thay đổi những đặc trưng của các chiến lược giải (độ khó khăn, tính hợp thức, sự phức tạp,…). Chúng sẽ là biến didactic nếu bằng cách thực hiện sự tác động lên chúng, người ta có thể gây nên những thích nghi và những điều tiết của việc học tập.

G.Brousseau gọi: biến didactic là những biến có thể làm thay đổi đặc trưng của những chiến lược giải hay câu trả lời của HS và GV có thể thực hiện việc lựa chọn các giá trị của biến.

1.2.4.2. Phân tích tiên nghiệm và phân tích hậu nghiệm

 Phân tích tiên nghiệm: là thiết lập một mô hình dự kiến về thực tế (tình huống Sa gắn liền với đối tượng tri thức đang nghiên cứu). Khi phân tích tiên nghiệm, người ta thường tìm cách xác định các yếu tố:

- Các biến didactic có thể tác động trong Sa, những chiến lược hay câu trả lời có thể xuất hiện và ảnh hưởng của biến trên chiến lược.

- Những cái có thể quan sát được, minh chứng các chiến lược hay câu trả lời. - Những kiến thức ẩn đằng sau những chiến lược đó, nghĩa là những kiến thức mầm mống cho sự nảy sinh các chiến lược.

- Những kiến thức có thể nảy sinh và các lựa chọn giá trị của biến tạo ra điều kiện nảy sinh đó.

 Phân tích hậu nghiệm: là dựng lại tình huống thực tế Sp xảy ra thực sự khi triển khai thực nghiệm tình huống Sa. Trong đó, điểm mấu chốt là thực hiện sự phân tích đối chứng giữa những cái đã dự kiến trong phân tích tiên nghiệm với những dữ liệu và mối quan hệ giữa các dữ liệu thu thập được khi triển khai tình huống thực nghiệm, nghĩa là sự đối chứng giữa tình huống Sa và tình huống thực nghiệm Sp xảy ra trong thực tế thực nghiệm.

1.2.4.3. Hợp thức hóa nội tại

Trong hợp thức hóa nội tại, người ta chỉ triển khai thực nghiệm trên nhóm đối tượng mẫu và do đó không có sự so sánh kết quả với nhóm đối chứng như trong

hợp thức hóa ngoại vi. Điểm quan trọng trong hợp thức hóa nội tại là thực hiện sự đối chứng giữa phân tích tiên nghiệm và phân tích hậu nghiệm.

Trong chương 5 của luận án, chúng tôi sử dụng hầu hết các hình thức hợp thức hóa nội tại. Các thực nghiệm được tổ chức trên cơ sở có sự so sánh giữa phân tích tiên nghiệm và phân tích hậu nghiệm. Thêm vào đó, số lượng của mẫu thực nghiệm cũng không lớn như trong hình thức hợp thức hóa ngoại vi. Vì vậy, vấn đề số lượng của mẫu trong các thực nghiệm của chúng tôi là chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề phân số ở trường tiểu học thông qua hoạt động giải các bài toán (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(201 trang)
w