Quốc văn (Vũ Quế Viên - 1974)

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học Sư phạm - Tâm lý: Giảng văn ở trường phổ thông trung học (lịch sử và triển vọng) (Trang 53 - 59)

CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA GIẢNG VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

I. Các chặng đường phát triển của giảng văn ở trường phổ thông trung học

10) Quốc văn (Vũ Quế Viên - 1974)

Vũ Quế Viên là giáo viên trường trung học Gia Long (Sài Gòn) trước 1975.

Đây là cuốn giáo khoa quốc văn dùng ở nhà trường phổ thông Trung học từ lớp 6 đến lớp 12.

1. Về quan điểm giảng văn:

a. Tác giả của Quốc văn cho rằng chủ đích của môn Giảng văn là giúp học sinh:

- "Lãnh hội, thấm nhuần những cái đẹp văn chương - "trau dồi tình cảm tốt

- "trau dồi kiến thức (nhất là kiến thức về dân tộc học về nếp sống cổ truyền của dân tộc mà các em hầu như đã lãng quên vì xa cách).

- "tập suy nghĩ, phán đoán phê bình"(80,5)

Trong những khái niệm nói trên, dĩ nhiên cần đi sâu tìm hiểu xác định rõ quan niệm vê "cái đẹp" vấn đề "tình cảm đạo đức" nằm trong nội dung của bộ giáo khoa.

b. Tác giả chú ý tới việc xác lập một phương pháp giảng văn với yêu cầu giúp học sinh thực sự bắt tay vào công việc "tìm hiểu, giải thích, tổng hợp, phân tích, nhận xét và phê bình" tác phẩm văn học và những thao tác này phải đƣợc "thực hiện một cách linh động, đầy hứng

53

thú" ở lớp với sự dẫn dắt của thầy để tạo đƣợc không khí "đối thoại, bàn cãi" của đông đảo học sinh. Để tạo không khí đối thoại, cởi mở đó, một điều kiện quan trọng không thể bỏ qua đó là việc học sinh đƣợc "đọc kỹ bài văn và soạn ở nhà"(80,5). Điều này hé mở đôi nét về hướng dạy học hiện đại, chịu ảnh hưởng của lối dạy học Phương Tây trong vài chục thập niên trở lại, đã hình thành ở nhà trường miền Nam cũ.

Theo Vũ Quế Viên, việc xác lập câu hỏi dẫn dắt, gợi ý phân tích là rất quan trọng.

Muốn vậy câu hỏi cần tránh:

- Không quá dễ (kiểu các câu hỏi chỉ lặp lại ý tưởng trong bài văn mà chúng ta quen gọi là câu hỏi tái hiện) vì nhƣ vậy không tạo đƣợc tác động kích thích nhận thức, cảm xúc của học sinh nảy nở phát triển.

- Không quá khó, sẽ làm học sinh lúng túng bị động, do đó "không được các em hưởng ứng".

Tác giả chú ý đặt "nhiều câu hỏi và xếp đặt theo một thứ tự sao cho sau khi đã trả lời hết các câu hỏi đó, các em thấy hiểu bài văn, từ chi tiết đến tổng quái"... Bên cạnh đó, tác giả cũng hướng tới các câu hỏi khó được đặt ra theo kiểu gợi ý hoặc "nửa trắc nghiệm" để các em trả lời. Tác giả tin rằng "nếu giúp đỡ các em, khả năng suy luận và diễn tả của các em tiến rất nhanh" và với "sự giảng giải cặn kẽ rộng rãi và linh động của thầy, học sinh có thể

"hiểu" và "cảm" được cái hay cái đẹp của văn chương, tư tưởng"(80,5).

2. Để đi vào vận dụng quan điểm dạy văn nói trên, tác giả đã hướng dẫn cho học sinh

"cách soạn một bài văn" với trình tự và yêu cầu cụ thể. (Xem phụ lục 4: bài hướng dẫn học sinh soạn một trích đoạn "Thừa Tự" (Khái Hưng): "Lòng thương" cho học sinh lớp 8).

54 c) Giai đoạn từ 1975 đến nay :

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành lại sự toàn vẹn lãnh thổ thống nhất dân tộc, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới. Trước sự chuyển biến của tình hình chính trị - xã hội sâu sắc mạnh mẽ, giáo dục cần phải có sự thay đổi, thích ứng kịp thời: một mặt phải nhanh chóng tiến hành cải tạo nhà trường chế độ cũ ở Miền Nam tiến đến thống nhất hệ giáo dục toàn quốc, mặt khác phải nỗ lực khắc phục những thiếu sót, yếu kém của nhà trường XHCN qua 30 năm xây dựng phát triển. Bởi thế, năm 1979 Nghị quyết của Bộ chính trị về CCGD đƣợc ban hành. Nội dung của NQ đã nêu rõ tính cấp thiết của sự thay đổi, chuyển hướng quan điểm giáo dục để làm sao nhà trường góp phần đào tạo có chất lượng thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo mới, từ đó phải xác định nội dung, phương pháp dạy học thích hợp. Tuy nhiên, từ những năm cuối thập niên 70 và đầu 80, tình hình thế giới có biến động, mở đầu là các nước trong phe XHCN Đông Âu gặp khủng hoảng rồi tiếp theo sự sụp đổ của Liên Xô làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã. Tình hình đó đã tác động mạnh mẽ tới đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì thế, vào năm 1986 Đại hội VI của Đảng đã thừa nhận những sai lầm của bệnh duy ý chí, áp đặt, chủ quan trong thời gian qua và đưa ra đường lối đổi mới về chiến lược xây dựng chính trị - kinh tế - xã hội sâu sắc, toàn diện. Công cuộc đổi mới đất nước đã giúp cho người làm công tác giáo dục thấy rõ thực trạng của nền giáo dục với những hạn chế kéo dài, bộc lộ qua những mất cân đối lớn, mâu thuẫn lớn giữa phát triển kinh tế - xã hội và phát triển giáo dục, giữa mong muốn phát triển giáo dục thật nhanh và chính sách đầu tƣ cho

55

giáo dục, giữa ý định phổ cập ngay giáo dục phổ thông trung học trong cả nước và các điều kiện thực hiện, giữa chủ trương giáo dục toàn diện với số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên, giữa phát triển tinh thần và thể chất, giữa kiến thức và kỹ năng lao động, giữa hiểu biết và hành động ở học sinh. Trong bối cảnh đó yêu cầu đổi mới cách nghĩ về giáo dục, cách làm giáo dục là "một yêu cầu bức thiết là vấn đề có tầm quan trọng sống còn" (26.1,7).

Đến nay, qua 9 năm thực hiện công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã vượt qua những thử thách của cơn khủng hoảng kinh tế-xã hội và bước đầu đạt đƣợc những kết quả đáng tự hào. Vị trí của giáo dục với thế đứng mới trong đó nổi rõ vai trò con người, yếu tố năng động của công cuộc đổi mới, được phát huy theo chiến lược "giáo dục là quốc sách hàng đầu". Nhờ đó người làm công tác giáo dục đã dần dần lấy lại được niềm tin về sứ mệnh cao cả là những "kỹ sƣ tâm hồn".

Đổi với lĩnh vực dạy học văn trong nhà trường, đây cũng là một giai đoạn có nhiều biến động và biến đổi sâu sắc, rộng lớn nhất. Người nghiên cứu văn học, giảng dạy văn học đã đón nhận những quan điểm mới, nhận thức mới về sáng tạo, cảm thụ văn để nhìn rõ hơn những công việc mà mình đã làm: những thành tựu đã đạt đƣợc cũng nhƣ những mặt non kém, trì trệ. Qua trao đổi tranh luận, chúng ta đã rút ra đƣợc những bài học bổ ích về quan điểm lí luận, cũng như phương pháp nghiên cứu... Sau chặng đầu tỏ ra có phần nóng vội trước cái mới, quan điểm đổi mới với thái độ tỉnh táo khoa học với việc bám sát thực tiễn cuộc sống dần dần có ƣu thế, chúng ta đã nhận ra đổi mới là một quá trình, không dễ một sớm một chiều mọi chân lý khoa học đều

56 có thể phủ nhận hay khẳng định một cách đơn giản.

Trong bối cảnh của tình hình phát triển đất nước như nói trên, có thể xem sự nghiệp giáo dục trong chặng đường 20 năm này có bước chuyển biến quan trọng. Chiến lược con người được đặt ở vị trí trung tâm của toàn bộ chiến lược kinh tế xã hội của đất nước trong công cuộc đổi mới. Các nhà sƣ phạm, đội ngũ đông đảo giáo viên văn tiếp tục suy nghĩ, tìm tòi cách thức để giải đáp thỏa đáng những vấn đề đặt ra về lí luận cũng nhƣ thực tiễn dạy văn.

Chúng ta có thể thấy rõ sự nỗ lực đó qua một loạt những công trình nghiên cứu về vấn đề dạy học văn của nhiều tác giả.

+ Phân tích tác phẩm trong nhà trường (1977), Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn (1978) Cảm thụ văn học - Giảng dạy văn học (1983) của Phan Trọng Luận; Dạy văn dạy cái hay cái đẹp (1983) của Nguyễn Duy Bình; Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học (1985) của Đái Xuân Ninh; Văn học học văn (1990) của Hoàng Ngọc Hiến; Nghề dạy văn (1991) của Phạm Toàn.

+ Mấy vấn đề về quan điểm và phương pháp tìm hiểu phân tích thơ của Hồ Chủ Tịch (1981) của Nguyễn Đăng mạnh; Mấy vấn đề nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian (1983) của Hoàng Tiên Tựu; Phương pháp giảng dạy văn học cổ điển Việt Nam (1984) của Nguyễn Sĩ Cẩn; Giảng văn (2 tập-1983) của Lê Trí Viễn, Bùi Văn Nguyên; Một đời với văn (2 tập - 1989) của Lê Trí Viễn.

Ngoài ra trên các tạp chí, các báo nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, nhà giáo có uy tín : Hoàng Tuệ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đức Nam, Đỗ Quang Lưu, Hô Ngọc Đại...

đã đóng góp ý kiến quanh vấn đề dạy học văn ở nhà trường.

57

Đặc biệt từ 1986, khi triển khai việc cải cách dạy văn ở cấp phổ thông cơ sở, cũng là thời kỳ mở đầu cho công cuộc đổi mới theo đường lối của Đảng, trên các báo - tập trung ở 2 tờ Văn nghệ Giáo viên nhân dân - đã đăng tải một loạt bài viết vê đổi mới quan điểm dạy văn ở trường phổ thông, thu hút sự tham gia đông đảo của giới nghiên cứu: nhà giáo, nhà lí luận, nhà văn... có thể kể đến: Hiểu và dạy văn (1988) của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Vài suy nghĩ về "đổi mới tư duy" trong giảng dạy văn học (1988) của Nguyễn Đăng Mạnh, Đi đến một cách nhìn toàn diện và khoa học về dạy văn ở trường phổ thông trung học (1988) của Nguyễn Xuân Lạc, Dạy văn trong nhà trường (1989) của Đỗ Văn Khang, Môn văn với chúc năng hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh (1989) của Đỗ Quang Lưu, Văn là gì ư? (1990) của Hồ Ngọc Đại, Vấn đề đổi mới môn văn trong nhà trường phổ thông (1989) của Lê Bá Hán, Mấy vấn đề cấp bách của việc dạy học văn ở trường phổ thông, một vấn đề còn nhiêu nghịch lý (1989) của Phan Trọng Luận, Chuyện dạy văn (1994) của Hoàng Tuệ.

Việc thay đổi chương trình tiếng Việt-Văn học ở cấp PTCS đã bắt đầu một bước đổi mới quan điểm dạy học văn trong nhà trường. Theo chỉ đạo của cơ quan chuyên môn ở Bộ Giáo Dục (cũ) các hội nghị bồi dƣỡng thay sách giáo khoa CCGD đƣợc tổ chức vào từng năm theo cách cuốn chiếu cho đến năm học 1990-1991 thì hoàn thành. Trong các hội nghị bồi dƣỡng nói đó, các vấn đề đổi mới quan điểm dạy học văn đƣợc phổ biến qua các tài liệu bồi dưỡng do Vụ các trường PTCS và Cục các trường sư phạm biên soạn. Những đổi mới về quan điểm dạy học văn theo tinh thần CCGD, thật sự mang tính cách tân về phương pháp dạy học. Song, do bản thân môn văn là môn học có tính đặc thù,

58

có liên quan tới nhiêu lĩnh vực khoa học khác, vì thế việc đổi mới tƣ duy lí luận trong một bối cảnh khởi đầu, không thể tránh khỏi những vấp váp, thiếu sót, và khó khăn.

Bởi vậy, để hỗ trợ cho giáo viên có điêu kiện tháo gỡ khó khăn không tránh khỏi đó, bên cạnh các tài liệu bồi dƣỡng, các sách giáo viên đã có trong tay, một loạt các sách phục vụ dạy tốt, học tốt đƣợc biên soạn với các tên gọi quen thuộc: Giảng văn Văn học Việt Nam 1930-1945 tập 1 của Văn Tâm, Giảng văn Văn học Việt Nam 1945-1975 của Đỗ Kim Hồi, Trần Đăng Xuyền, Giảng văn Văn học dân gian của Hoàng Tiên Tựu, Thơ với bình thơ của Vũ Quân Phương do nhà xuất bản giáo dục phát hành, đồng thời các nhà xuất bản địa phương cũng cho ra mắt hàng loạt sách tương tự.

Về phần các sách tham khảo, ở giai đoạn này các cuốn giáo khoa về phương pháp giảng dạy văn của Liên Xô (cũ) vẫn là nguồn tài liệu chủ yếu. Đáng chú ý có Phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ thông của V.A.Nhikhonxki, Phương pháp luận dạy văn học do Z.la Rez chủ biên. Có thể coi đây là công trình kế thừa, phát triển những thành tựu mới nhất của lí luận dạy học, giáo dục học, lí luận văn học... hiện đại trước thời kỳ Liên Xô tan rã. Nó được các nhà sư phạm ở nước ta quan tâm và vận dụng vào việc xây dựng quan điểm dạy học văn khi bước vào CCGD.

Dưới đây, chúng ta thử điểm lại một số công trình nghiên cứu nổi bật của giai đoạn này:

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học Sư phạm - Tâm lý: Giảng văn ở trường phổ thông trung học (lịch sử và triển vọng) (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(214 trang)