Những thành tựu và hạn chế của việc dạy học ở giảng văn ở trường phổ thông trung học trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học Sư phạm - Tâm lý: Giảng văn ở trường phổ thông trung học (lịch sử và triển vọng) (Trang 83 - 93)

CHƯƠNG II: NHŨNG VẤN ĐỀ VỀ GIẢNG VĂN ĐẶT RA Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

I. Những thành tựu và hạn chế của việc dạy học ở giảng văn ở trường phổ thông trung học trong thời gian qua

1. 50 năm đối với bước đi của lịch sử dân tộc quả ngắn ngủi, nhưng sức chuyển động của tình hình chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục có lúc không phải là ghép tính tỉ lệ thuận với thời gian. Tiến sĩ Dương Thiệu Tống đã phác họa nét tổng quát về bức tranh giáo dục nước ta nhƣ sau: "Nền giáo dục văn tự của ta nếu tính lịch sử khoảng 1.000 năm, thế nhưng trong khoảng 1.000 năm ấy, 88% là thời gian nền giáo dục văn tự của ta chịu ảnh hưởng của Trung Hoa, 7% chịu áp lực của Pháp và chỉ có 5% để xây dựng nền giáo dục Việt Nam, dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ từ cấp tiểu học đến cấp đại học. Điều này chúng ta đã thực hiện được trong một thời gian kỷ lục, chưa từng có bất cứ nước nguyên thuộc địa nào trên trái đất. Thế nhưng, trong khoảng 5% thời gian ấy, hết 3% nền giáo đục của ta diễn tiến trong những điều kiện khó khăn nhất trong lịch sử loài người: chiến tranh, nghèo túng, chia cắt, cách biệt với sự phát triển của khoa học giáo dục trên thế giới. Mặc dầu vậy, chúng ta đã thực hiện một kỳ công là: dù trong hoàn cảnh nào, chứng ta cũng cố gắng đảm bảo được tính liên tục của giáo dục, để cho thế hệ trẻ đều hấp thụ được một nền học vấn, tuy chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước, chưa theo kịp với sự tiến bộ của KHKT thế giới, nhưng cũng đã góp phần hiệu quả vào công cuộc bảo vệ và xây dụng đất nước" (38,1).

Do đó, có thể nói đóng góp của môn văn học vào thành tích chung của nền giáo dục cách mạng là điểm son sáng chói. Nói tới văn học, hiểu theo một đặc điểm nổi bật nhất là

"tấm gương soi sáng lịch sử của

83

dân tộc Việt Nam ta trong quá trình đấu tranh gian khổ và bền bỉ để từng bước tự giải phóng và xây dựng đất nước" (21.1,66). Bước tiến bộ của công việc giảng dạy văn qua hơn nửa thế kỷ dưới chế độ mới là một thành tựu đáng tự hào. Bởi vì văn học nhà trường đã góp phần bồi đắp, vun trồng cho lớp trẻ những hiểu biết cơ bản về các giá trị văn học cao quí do cha ông để lạit ừ đó giúp các em có ý thức và nỗ lực trau dồi những phẩm chất tốt đẹp về tư tưởng tình cảm và lối sống của con người mới. Nhìn lại thành tựu của việc dạy học văn, như chúng ta đã thấy, phải nói tới sự cố gắng phấn đấu bền bỉ của đông đảo đội ngũ các nhà nghiên cứu giáo dục, các giáo viên văn học vì sứ mệnh của những "kĩ sư tâm hồn" đã đoàn kết hợp tác, gánh vác trách nhiệm chung trong những điều kiện khó khăn, gian khổ. Đó là những thử thách tôi luyện nhưng cũng là vinh dự tự hào. Bởi lẽ trước đây trong hoàn cảnh của đất nước còn chịu ách áp bức, đô hộ, các nhà giáo dù có tâm huyết và ƣớc vọng tốt đẹp tới đâu cũng không thể có điều kiện thuận lợi vươn tới thực hiện đầy đủ thiên chức của mình. Đúng như nhận xét của Đặng Thai Mai: "họ chỉ làm việc lẻ loi, không có một dự án bao quát, cũng không hề phân công hợp tác theo một cương trình hợp lý. Một mặt nữa, họ không hề được khuyến khích của chính quyền hay của tư gia, của một lớp trí thức hay của công chúng về vật chất cũng như tinh thần, họ không đủ những điều kiện cơ bản, thuận tiện cho mọi công trình tìm tòi học hỏi, nhận định và suy đoán" (50.1,10). Nội điều đó cũng thể hiện sự tác động lớn lao của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã tạo đà cho sức vươn lên của trí lực, tài năng từ dưới mái trường. Nhìn vào đội ngũ các nhà giáo dục, nhà sư phạm có tên tuổi hôm nay với các công trình tìm hiểu nghiên cứu về lĩnh vực dạy văn đã đƣợc đề

84

cập tới, thì dù chúng ta có khiêm tốn nhận xét rằng nền giáo dục của chúng ta còn tụt hậu so với các nước phát triển cũng như các nước bạn láng giềng, rằng khoa học dạy văn của nhà trường ta còn mới mẻ, yếu kém, chúng ta cũng không dấu được niềm tự hào về sự đổi thay kì diệu của một sự nghiệp "trồng người" với mục đích cao đẹp mà chúng ta đã và đang đắp đuổi. Đó là chƣa nói tới những đóng góp không kém phần quan trọng từ phong trào thi đua

"hai tốt" do đông đảo giáo viên văn ở các trường PTTH đã bền bỉ hăng hái phấn đấu nâng cao chất lượng giảng dạy qua việc thường xuyên đúc kết sáng kiến kinh nghiệm thực tiễn dạy học phong phú, sinh động.

Do điều kiện lịch sử và sự chuyển biến của nhiệm vụ cách mạng, tình hình dạy văn ở nhà trường đã có đà tiến tới theo bước phát triển của đất nước gắn với đặc điểm của tình hình chính trị, kinh tế xã hội và chịu tác động của những điêu kiện cụ thể nói đó, nền giáo dục của chúng ta nói chung và tình hình dạy văn nói riêng cũng trải qua những, bước ngoặt quan trọng. Nhìn lại những quãng đường đã trải qua hơn nửa thế kỷ từ sau cách mạng tháng Tám, chúng ta dễ thấy trong hai thập niên trở lại đây những vấn đề có liên quan tới giảng văn đã đƣợc trao đổi thảo luận khá rộng rãi tạo thành mối quan tâm chung của xã hội. Điều đó cũng dễ hiểu, thời gian với những vấn đề cấp thiết trong cuộc sống các vấn đề chính trị, xã hội, khoa học- đã đặt ra những tiền đề quan trọng làm thay đổi sâu xa những quan điểm vê dạy học văn. Chỉ sau ngày đất nước thống nhất, khi cách mạng chuyển sang giai đoạn phát triển mới, giáo dục phải hướng tới mục tiêu đào tạo cụ thể nhằm đáp ứng những yêu cầu do tình hình đất nước được đặt ra. Thế nhưng đến giữa thập niên 80 khi chúng ta đang bắt tay triển khai cuộc

85

CCGD thì tình hình chính trị thế giới có biến đổi lớn, ảnh hưởng tới đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và khi Đảng chủ trương công cuộc đổi mới, nên giáo lại có điều chỉnh thay đổi. Đó là một điều tất yếu và chính vì thế, theo qui luật biện chứng giữa "chất"

"lượng" thời gian đổi mới tuy còn ngắn, nhƣng tƣ duy mới về giáo dục - trong đó có sự đổi mới về quan niệm dạy học văn- đã tạo ra sự chuyển đổi về "chất" để đƣa công việc dạy học văn đặc biệt là giảng văn ở trường phổ thông bước vào giai đoạn phát triển hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục thế giới trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đổi mới không ngừng.

2. Điểm lại thành tựu của khoa giảng văn ở trường PTTH trong 50 năm qua, về mặt nghiên cứu lí luận cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn, chúng ta có thể rút ra các điểm chủ yếu sau đây:

a)- Giảng văn đã gắn chặt với nhiệm vụ chính trị của nhà trường là góp phần vào việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục. Thời gian qua, trong từng giai đoạn lịch sử (nhất là trước nhiệm vụ chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc) những giờ giảng văn trong trường học đã bồi đắp cho lớp trẻ một tinh thần, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do, một thái độ biết quí trọng các giá trị tinh thần tình cảm cao quí để xây dựng thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, cách mạng. Đây là một thành tích đáng tự hào của truyền thống dạy văn ở trường phổ thông, là thước đo hiệu quả của việc đào tạo. Và điều này chứng tỏ một sự thật: "Bất cứ ở đâu, trong bất cứ thời đại nào, văn học nghệ thuật cũng là một vũ khí tư tưởng cực kì sắc bén..." (20.1,80). Tuy nhiên, trong nhận thức về mục tiêu đào tạo, cũng có lúc chúng ta nhấn mạnh tới việc bám sát nhiệm vụ chính trị một cách máy

86

móc đơn giản mà chƣa chú trọng xây dựng một chiến lƣợc đào tạo toàn diện hài hòa về tƣ tưởng, tình cảm, lối sống, nhân cách cho học sinh. Vì vậy sản phẩm do nhà trường đào tạo chƣa hoàn thiện và thích ứng với yêu cầu xã hội đang thay đổi.

b)- Từng bước, chúng ta đã xây dựng một chương trình văn học có tính chất khoa học, tiến bộ và có những cải tiến để làm cho việc truyền thụ các kiến thức văn học trong nhà trường thể hiện được đặc trưng của văn học. Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài, do lấy nhiệm vụ phục vụ cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc làm trung tâm, chúng ta chú trọng nhiều tới mặt nội dung tư tưởng mà có phần xem nhẹ giá trị nghệ thuật. Do đó, dạy văn mà chưa làm nổi rõ "chất văn", hứng thú văn học của học sinh bị hạn chế. Nguồn kiến thức về tác phẩm văn chương dồi dào phong phú của nền văn học dân tộc qua 10 thế kỷ xây dựng, phát triển chƣa đƣợc bồi đắp vững chắc để trở thành vốn tri thức cơ bản hệ thống cho học sinh.

Nhờ vận dụng các kiến thức khoa học liên ngành, những hiểu biết về văn chương-một loại hình nghệ thuật- ngày càng phong phú sâu sắc, chúng ta từ chỗ mới nắm những hiểu biết mơ hồ về đối tượng dạy học (tác phẩm văn) đã từng bước đi sâu tích lũy những kiến thức phong phú, sinh động về văn chương để nhìn rõ bản chất đặc điểm của nó. Đây là một quá trình dò tìm, khám phá đầy công phu. Ở đây, chúng ta cần ghi nhận công sức của một số nhà nghiên cứu, nhà sƣ phạm đã góp sức tìm hiểu nghiên cứu để tiếp cận và cập nhật những vấn đề đặt ra quanh việc dạy học giảng văn.

c)- Để định hình một môn học vừa có tính nghệ thuật vừa có tính khoa học nhằm nâng cao tác dụng, hiệu quả đào tạo của văn học,

87

chúng ta đã trải qua những bước tìm hiểu nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng lí luận khoa học và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Giảng văn không đơn thuần là vấn đề cung cấp kiến thức, xây dựng các kỹ năng văn học để tạo ra năng lực văn ở học sinh. Trong hoạt động có tính phức hợp nói đó, chúng ta đã từng bước đặt nền móng cho việc xây dựng khoa học về phương pháp dạy học giảng văn. Tuy vậy, so với công việc nghiên cứu nội dung dạy học, mặt phương pháp dạy học còn biểu hiện sự lúng túng trì trệ kéo dài và đôi khi nó bị biệt lập đối với các phương diện của quá trình dạy học văn vốn là một sự thống nhất đồng bộ. Các công trình nghiên cứu có liên hệ tới vấn đề giảng văn có đóng góp đáng kể vào việc xây dựng khoa học về phương pháp dạy học. Song nhìn chung còn thiếu sự liên kết để hướng vào các vấn đề cơ bản, cấp thiết đang đặt ra trong thực tiễn dạy học, mặt khác một số công trình có xu hướng sa vào lí luận hoặc mô phỏng kinh nghiệm nên tính thực hành và sức thuyết phục chƣa cao.

Bởi lẽ đó, yêu cầu xây. dựng một cơ sở phương pháp luận vững chắc để tiến tới xác định các phương pháp dạy văn là vấn đề cần được tiếp tục giải quyết thấu đáo.

3. Nêu bật những bước tiến, những thành tựu văn ở trường PTTH, chúng ta thấy nổi rõ quá trình chuyển biến, đổi mới từ cách tiếp cận lí luận khoa học cho tới khả năng nắm bắt giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn giảng dạy. Tuy vậy, nhƣ nhiều ý kiến đã đề cập, vấn đề dạy giảng văn ở trường phổ thông vẫn còn là bài toán khó, muốn giải quyết đúng đắn những lúng túng vướng mắc, đưa công việc vốn lôi cuốn hấp dẫn đi vào quĩ đạo mới, chúng ta cần phải khắc phục những khuynh hướng giảng văn thường gặp.

a)- Khuynh hướng xã hội học :

88

Có một thời trước đây, người ta quan niệm việc dạy văn thuần túy là sự cảm thụ nghệ thuật, là phương tiện để vun đắp rung động, xúc cảm. Vì thế, tác động của văn đối với việc bối đắp tư tưởng, tâm hồn ít được quan tâm. Đến giai đoạn mới, với nhận thức về vai trò của văn học trong việc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ bởi "văn học nghệ thuật là một vũ khí tư tưởng cực kì sắc bén" (Phạm Văn Đồng), chúng ta đã không ngừng phấn đấu để làm cho mỗi bài văn, giờ văn trở thành bài học thiết thực bồi đắp cho học sinh về tư tưởng, tâm hồn, lẽ sống.

Việc dạy học giảng văn luôn bám sát cuộc sống chiến đấu, sản xuất đang diễn ra sôi nổi khắp nơi. Đó là một việc làm cần thiết bắt nguồn từ sự xác định mục tiêu dạy học mới; và điều dễ thấy chỗ dựa cho quan điểm dạy văn nói trên xuất phát từ lí luận Mỹ học Mác-xít "xem văn học nghệ thuật như là một trong những hình thái ý thức xã hội. Những thay đổi xảy ra trong lĩnh vực hoạt động tinh thần của con người, rút cục bị qui định bởi các biến đổi trong cơ sở kinh tế của xã hội, cơ sở này lại quyết định cơ cấu giai cấp của nó" (96,154). Từ đó,trong việc giảng dạy văn, chúng ta đã bị khuôn theo cách hiểu máy móc: quá chú trọng đến nội dung xã hội của tác phẩm nhấn mạnh tới quan điểm về tính giai cấp, tính Đảng... Việc tìm hiểu phân tích bài văn chỉ đi vào cái mạch lịch sử - xã hội, điều đó dẫn tới hậu quả tách rời mặt nghệ thuật của bài văn, biến bài văn thành bài dạy chính trị, đạo đức sống sƣợng. Vì thế, chúng ta đã tước bỏ sức lôi cuốn kì diệu của sáng tạo nghệ thuật mà: "hình tượng là máu thịt thực sự của tư tưởng thẩm mỹ. Bất cứ sự phân tích gượng ép nào nhằm chia riêng chúng ra đều sẽ dẫn đến việc tước bỏ tính nghệ thuật" (96,117).

Có thể thấy, khuynh hướng xã hội học với những biểu hiện cụ thể

89

của nó trong dạy học giảng văn là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trì trệ, xơ cứng, làm giảm hứng thú tìm tòi, sáng tạo trong cảm thụ, tiếp nhận tác phẩm văn chương. Nó đã làm cho người dạy và người đọc văn nhiễm thói quen thụ động máy móc lười đào sâu suy nghĩ, phát hiện những nét đẹp tiềm ẩn, những trường liên tưởng bất tận khi đi vào thế giới nghệ thuật đầy ắp cảm xúc rung động và sức biến ảo lung linh. Từ lâu nay, dƣ luận trong nhà trường đã từng phê phán cách dạy văn thoát ly khỏi đặc trưng của văn học, dần dần từng bước đã khắc phục được những quan điểm lệch lạc nói đó. Tuy nhiên, hiện nay đây đó trong một số giờ văn, trong một số tài liệu biên soạn về giảng văn, người ta vẫn còn lặp lại lối dạy văn thô thiển, máy móc này.

b)- Khuynh hướng duy cảm :

Nói tới sáng tạo văn chương nghệ thuật là nói tới phương diện sáng tạo độc đáo, đặc thù của văn học dựa trên qui luật khái quát hóa hiện thực bằng con đường tư duy hình tượng - cảm tính. đó là phương thức phản ánh cuộc sống thể hiện bằng "sự tiếp xúc cảm tính nhưng cách xa đối với khách thể trên cơ sở nghe, nhìn, tưởng tượng... Cách tái hiện này không tạo nên sự sao chép hiện thực một cách bàng quan mà là tạo thành hỉnh tượng hoàn chỉnh về một tình huống có vấn đề, bao hàm một thái độ của con người đối với nó" (47.1,158). Bởi thế, lối tư duy này đã giúp người nghệ sĩ cùng một lúc vừa phát hiện khách thể, vừa bộc lộ thái độ của chủ thể và điều đó dẫn tới điểm tƣ duy của nghệ thuật là sự thể hiện tình cảm xã hội và lý tưởng xã hội của văn. Đúng như Lê-Nin nói: "Thiếu tình cảm của con người thì không bao giờ và cũng không thể có những tìm tòi của con người về chân lý". Nghệ thuật luôn luôn là tiếng nói của tình cảm và để hoàn thiện sự sáng tạo nghệ thuật,

90

nhà nghệ sĩ phải thông qua các thao tác của tư duy hình tượng bằng sức tưởng tượng, hư cấu trong đó trực giác đóng vai trò quan trọng để nhận thức cái thẩm mỹ của đối tƣợng, và hƣ cấu là việc khái quát tưởng tượng bằng cách nhào nặn vốn sông đã tích lũy được để tạo ra hình tượng nghệ thuật. Qui luật nghệ thuật cũng tương đồng với qui luật sáng tạo nghệ thuật nói trên. Người đọc muốn thâm nhập tác phẩm phải thông qua việc giải mã các tín hiệu nghệ thuật, và như vậy cũng cần có thể nghiệm, tưởng tượng trong đó trực giác cũng nổi lên như một năng lực đặc biệt để nhận ra lời tri âm, tri kỉ. Do đó, lâu nay khi nói tới sự cảm thụ nghệ thuật người ta thường đê cập cái chủ quan, độc lập của người cảm thụ. Cũng vì thế trong mỹ học về tiếp nhận cảm thụ nghệ thuật nảy sinh những cách lí giải khác nhau về đặc tính của cảm thụ. Quan điểm duy cảm cho rằng thưởng thức, đánh giá văn chương là câu chuyện chủ quan, là khả năng thiên bẩm của con người, là điều không thể nói ra được. Chẳng thế có người cho rằng văn thơ chỉ có thể cảm chứ không giải thích được. Đi vào lĩnh vực cảm thụ của người đọc, chúng ta đã từng biết đến nhiều điều lí giải bổ ích - chẳng hạn ý kiến của Đặng Thai Mai đã được đề cập trong phần trước- Khoa lí luận tiếp nhận đã có những căn cứ xác đáng khi đề cập tới vấn đề trực cảm thông qua sức liên tưởng, tưởng tượng của người đọc. Qua đây cũng giúp chúng ta nhận ra một thực tế: trực cảm là một khâu then chốt của cảm thụ văn học, thể hiện năng lực tư duy của người đọc, vốn mang đậm đà màu sắc chủ quan. Do đó dạy học giảng văn, tức là có sự tác động tới cảm thụ của học sinh là chuyện không đơn giản. Nhƣng không vì quá lệ thuộc vào sự khám phá rung động của cảm thụ cá nhân mà quên đi ý nghĩa khách quan của hình tƣợng nghệ thuật. Việc nhận

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học Sư phạm - Tâm lý: Giảng văn ở trường phổ thông trung học (lịch sử và triển vọng) (Trang 83 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(214 trang)