CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA GIẢNG VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
II. Bước tiến của môn giảng văn ở trường phổ thông trung học
Qua gần một thế kỉ xây dựng phát triển của giảng văn, nhìn chung số lƣợng các công trình nghiên cứu khoa học chưa nhiều, đề tài còn phân tán, đội ngũ nghiên cứu về phương pháp dạy học văn lại mỏng. Mãi tới những thập niên gần đây mới có những công trình chuyên ngành nổi bật, tạo ra xu hướng phát triển rõ rệt cho khoa phương pháp dạy văn.
Điểm lại những công trình nghiên cứu giảng văn thời gian qua,
76
chúng ta có thể rút ra một số nhận xét về bước tiến của giảng văn ở trường PTTH như sau:
1. Chuyển từ việc thiên về mô phỏng ứng dụng sang hướng tìm tòi, nghiên cứu lí luận, từ lối truyền thụ kinh nghiệm sang việc xây dụng hệ thống phương pháp dạy học phù hợp.
Trong thời kỳ khá dài, giảng văn ở trường PTTH chính là lối giảng văn của nhà trường Pháp (Explication Francaise). Do bước đầu làm quen và sử dụng nó, nên các công trình biên khảo, nghiên cứu về giảng văn của các nhà sƣ phạm đều mô phỏng vận dụng quan điểm giảng văn từ các sách giáo khoa Pháp. Sự mô phỏng này, dĩ nhiên có lí do khách quan của nó. Song từ đó nẩy sinh một nhƣợc điểm là ít có sự chú ý tìm tòi, cải tiến để nâng cao hiệu quả giảng văn. Từ cách mạng tháng Tám, do yêu cầu phát triển của nhà trường cách mạng, phương pháp giảng văn có cải tiến, sửa đổi nhưng nỗ lực nói đó còn rất khiêm tốn.
Đặng Thai Mai là "người làm thử đầu tiên". Tuy nhiên, những suy nghĩ, đề xuất của ông cũng mới chỉ là nét phác thảo. Khi viết "Giảng văn Chinh phụ ngâm", ông có nói tới "những điểm sở đắc trong các khóa trình văn học nước ngoài" hẳn có ngụ ý nói tới lối giảng văn của nhà trường Pháp. Do đó, dễ hiểu giảng văn lối Pháp để lại ảnh hưởng sâu sắc trong nhà trường nước ta. Dần dần nhờ được bổ sung những hiểu biết lí luận, chúng ta có làm phong phú thêm cho cách hiểu giảng văn, cách dạy học giảng văn. Nhƣng dâu vết của giảng văn cũ thực không dễ xoa bỏ. Vào đầu thập niên 60, do nguồn tài liệu dồi dào hơn, yêu cầu cải tiến dạy học giảng văn đƣợc chú ý. Một số tài liệu đã cố gắng tìm hiểu giảng văn với góc độ mới.
Nhƣng do nhận thức vê việc xây dựng cơ sở lí luận chƣa vững chắc, hệ thống, nên lại bộc lộ xu hướng ứng dụng
77
trong dạy học giảng văn. Có thể thấy biểu hiện các xu hướng đó:
- Thiên về ứng dụng lí luận văn học: các tài liệu đề cập nhiều kiến thức lí luận văn học để soi sáng cho dạy học tác phẩm văn chương. Nhưng từ đây những kiến thức lí luận chƣa tiêu hóa nhuần nhuyễn, nên việc vận dụng nặng tính ứng dụng, đôi lúc còn đơn giản thô thiển. Giờ giảng văn nào, người dạy cũng luôn được nhắc nhở liên hệ các khái niệm lí luận văn học: tính hiện thực, tính giai cấp, tính Đảng, phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Nguyên tắc giảng văn "từ hình thức đi tới nội dung" đƣợc nhớ thuộc làu nhƣng hiểu biết nó, vận dụng nó thì quả còn ít ỏi, lúng túng. ("Mấy vấn đề giảng dạy văn trong nhà trường" của Tạ Phong Châu, "Mấy vấn đề giảng dạy văn học sử ở cấp III" của Phan Trọng Luận).
- Thiên về ứng đụng lí luận dạy học. Các tài liệu biên soạn đã nêu vấn đề vận dụng các kiến thức lí luận của khoa giáo dục học, tâm lí học vào hoạt động dạy học, đó là hướng tiếp cận mới, nhờ có nguồn tài liệu từ trường học Liên Xô (cũ), Trung Quốc. Tuy nhiên, do chưa nhận rõ tính đặc thù của giảng văn, có xu hướng đồng nhất phương pháp dạy học văn với phương pháp dạy học nói chung. Các kiến thức về giáo dục học, lí luận dạy học được đề cập tới còn mang tính lí thuyết sách vở, thậm chí đã có những lẫn lộn trong nhận thức lí luận như không phân biệt phương pháp với nguyên tắc (Phương pháp trực quan, phương pháp giáo dục tư tưởng), phương pháp với hình thức (phương pháp cắt dọc, cắt ngang), phương pháp với biện pháp (phương pháp rèn luyện ngôn ngữ, phương pháp giáo dục mĩ cảm), phương pháp chung với phương pháp riêng (phương pháp kiểm tra). ("Giáo trình phương pháp giảng dạy Văn học" - ĐHSP Hà Nội 1963).
78
- Thiên về giảng dạy cụ thể, ứng dụng kinh nghiêm: Do chƣa chú ý đến việc kết hợp giữa lí thuyết và ứng dụng, chưa quan niệm đúng mức tính đặc thù của văn chương và nhìn nhận vai trò sáng tạo của người dạy, người học, nên có tình trạng áp đặt kinh nghiệm theo lối
"truyền nghề". Việc dạy học giảng văn trở nên xơ cứng. Có một giai đoạn những "giáo án mẫu", những kinh nghiệm sáng kiến bột phát trong dạy học văn đƣợc mặc nhiên xem là những "khuôn mẫu" để giáo viên bắt tay làm theo ở mọi nơi, mọi lúc.
Dần dần do đà tiến của giáo dục, nhờ việc mở rộng hiểu biết lí thuyết khoa học, nhờ nỗ lực khắc phục những lệch lạc từ tình hình thực tế giảng văn, đặc biệt nhờ tiếp cận học tập các thành tựu của khoa phương pháp dạy văn của nhà trường Liên Xô (cũ), các nhà phương pháp của chúng ta đã chú ý đầy đủ tới vấn đề "Nghiên cứu khoa học về giảng văn". Từ thập niên 70 khoa phương pháp dạy học văn đã khởi sắc nhờ một loạt công trình khoa học về giảng văn được biên soạn. Quan niệm về giảng văn được sáng tỏ, phương pháp dạy học tác phẩm văn chương đã từng bước khắc phục sự trì trệ sáo mòn kéo dài bấy lâu.
2. Sự định hình cơ sở phương pháp luận của việc dạy học giảng văn.
Với tƣ cách một môn học, giảng văn trong quá trình tồn tại của nó đã từng đặt yêu cầu tìm tòi cơ sở lí luận khoa học cho việc xác định cách thức dạy học. Có thể thấy điều đó qua các công trình biên soạn từ trước tới nay. Tuy nhiên, đây là một công việc đầy khó khăn vì nó đòi hỏi các nhà phương pháp phải xác định, phân tích đầy đủ, đúng đắn các vấn đề có quan hệ tới đối tƣợng, tính chất, nhiệm vụ của giảng văn. Mà những yêu cầu nhƣ vậy không phải lúc nào cũng dễ có sự đáp ứng
79
thuận lợi. Đặng Thai Mai trong lúc tìm hướng để đưa giảng văn thoát khỏi sự nhàm chán "nói lại mấy câu văn xuôi không xuôi tý nào, bao nhiêu ý chí, tình tứ sâu sắc mà người xưa đã nói với những lời chan chứa thi vị" (50.1,12) để tìm đến một "kỹ thuật giảng văn" tiên tiến, ông đã phác qua một đôi nét cơ sở lí luận khoa học. Nhưng tư tưởng đó mãi tới hơn 40 năm sau mới có điều kiện triển khai. Có tình trạng đó, bởi vì quan niệm về giảng văn, khoa phương pháp dạy học văn có xu hướng tự cô lập mình trong phạm vi nghiên cứu thu hẹp. Chẳng hạn cứ nghĩ rằng dạy học giảng văn chỉ cần áp dụng một vài nguyên tắc phương pháp giáo dục nào đó, xác định một số yêu cầu giáo dục giáo dƣỡng nào đó là có thể đạt kết quả đề ra. Bao nhiêu năm chúng ta cứ nói "dạy văn là dạy người" nhƣng đã bổ sung những hiểu biết gì về văn và khám phá điều mới mẻ nào về khả năng tiềm ẩn ở con người - nhất là con người học sinh - Vậy làm sao để có tác động đúng đắn, mạnh mẽ tới tâm hồn, tình cảm học sinh? Chúng ta nói tới cách thức "thầy chủ đạo trò chủ động", trong khi lí luận dạy học, tâm lí học đã tìm ra những điều mới mẽ về qui luật tương tác, hợp tác, về lí thuyết hành vi trong giáo dục - dạy học để đƣa ra những quan điểm dạy học mới mẽ. Riêng ngành lí luận văn học với thành tựu của lí thuyết tiếp nhận văn chương đã tạo ra sự đổi thay sâu sắc việc dạy học văn. Có thể thấy bước tiến của quan điểm dạy học giảng văn qua đóng góp của các công trình nghiên cứu là góp phần xây dựng cơ sở phương pháp luận cho việc dạy học giảng văn. Chính nhờ không ngừng mở rộng sự hiểu biết về các yếu tố của quá trình dạy học giảng văn dựa vào kiến thức đa ngành mà chúng ta đã xác định rõ cơ sở phương pháp luận của giảng văn. Có thể nêu ra những điểm then chốt nói đó:
80
a. Dựa trên nhận thức đúng đắn về bản chất của tác phẩm văn chương với qui luật sáng tạo và cảm thụ có tính đặc thù.
b. Dựa trên nhận thức đúng đắn về bản chất của quá trình dạy học, về mối quan hệ giữa dạy và học, đặc biệt vê quan điểm "học sinh là nhân vật trung tâm".
c. Dựa trên những lí thuyết mới của khoa học đa ngành (ngôn ngữ học, lí thuyết tiếp nhận, giáo dục học, tâm lí học, xã hội học ...)
Nhờ cơ sở phương pháp luận nói đó, chúng ta đã nhận thức lại một số quan điểm vê giảng văn cũ kĩ, đã có tác động đúng hướng theo quan điểm gốc "dạy văn là dạy người" trong đó "học sinh là chủ thể cảm thụ". Nhờ đó có sự đổi mới cách dạy học giảng văn. Dù từ phương pháp luận tới phương pháp dạy học cụ thể còn là một khoảng cách, đòi hỏi có sự vận dụng sáng tạo để làm cho giờ văn trở thành "một giờ học sôi nổi, hấp dẫn".
3. Hướng mở rộng, hòa nhập với xu thế chung.
Giảng văn sinh ra trong chiếc nôi của văn hóa dân tộc, nó trải qua sự thay đổi dưới thời nhà trường Pháp-Việt, tạo nên một lối dạy học tác phẩm văn chương mà chúng ta thường gọi là "phương pháp dạy học truyền thống". Đến thời kì nhà trường xã hội chủ nghĩa, do tiếp nhận hệ thống lí thuyết phương pháp dạy học của nhà trường Liên Xô (cũ) giảng văn có sự thay đổi. Cần thấy tác động tích cực của việc tiếp nhận quan điểm dạy học xô viêt trong điều kiện tình hình cụ thể của việc dạy học giảng văn ở nhà trường nước ta. Nhờ đó những cơ sở lí luận khoa học về giảng văn đƣợc xây dựng. Chúng ta đã tích lũy đƣợc khá nhiều các kiến thức để soi sáng cho quan điểm dạy học văn đúng đắn (bản chất, đặc trƣng của văn học, tác dụng của văn học với đời sống, quan
81
hệ giữa các ngành khoa học). Và cũng dễ thấy hạn chế của quan điểm dạy văn nói đó (nhấn mạnh tới vai trò văn học là hình thái ý thức xã hội). Hiện nay, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kĩ thuật, trong thời đại gia tốc của những sáng tạo khoa học, chúng ta có điều kiện để tiếp cận một số thành tựu về dạy học văn của nhà trường các nước phương Tây (Pháp, Mỹ, Anh...). Nguồn tư liệu này sẽ làm phong phú thêm kiến thức lí luận và kinh nghiệm dạy học văn của nhà trường nước ta. Từ đó, chúng ta có cơ sở để xác định hướng phát triển cho khoa giảng văn của nhà trường Việt Nam vừa giữ vững những giá trị truyền thống, vừa đổi mới, hiện đại trên con đường đưa nên giáo dục đến ngưỡng cửa năm 2000.
***
82