CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ, ĐỔI MỚI DẠY HỌC GIẢNG VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
II. Vấn đề môn học giảng văn
3. Nhiệm vụ của giảng văn ở trường phổ thông trung học
3.2.2 Mối liên kết Giảng văn - Làm văn
"Cho nên một trong những nguyên tắc hàng đầu cần được chú ý trong giảng dạy làm văn là làm sao tạo điều kiện cho học sinh thực sự sáng tạo, được thực sự bộc lộ con người mình, hiểu biết mình, làm sao cho việc làm văn không phải là chuyện xa lạ mà là chuyện gắn bó với đời sống tinh thần của bản thân học sinh"(45,90). Thực tiễn dạy học môn Làm văn trong thời gian qua cùng với nhận thức mới về dạy học văn qua CCGD đã giúp chúng ta đi đến những cải tiến đáng khích lệ về dạy Làm văn. Theo đó, việc dạy học Làm văn phải nhằm vào các nhiệm vụ sau đây:
a/ Ở bậc PTTH phần lí thuyết không đƣợc dạy riêng, chủ yếu là thông qua việc ôn tập và thực hành mà củng cố, nâng cao những hiểu biết về lí thuyết làn văn cho học sinh. Từ đó giúp học sinh nắm vững các kỹ năng làm văn. Ở PTTH chủ yếu học văn nghị luận (Phân tích,
143
Bình giảng, Bình luận). Và hướng cải tiến môn Làm Văn là chú ý hoàn thiện ở năng lực học sinh các loại văn bản thông dụng trong đời sống (văn bản tóm tắt, đơn từ, viết đề cương, tham gia hội thảo). Kiến thức của môn Làm văn cần đƣợc tiếp cận những thành tựu mới của khoa ngôn ngữ (ngôn ngữ học văn bản, lí thuyết hoạt động ngôn ngữ) của tâm lý học (trí tưởng tƣợng sáng tạo). Các cơ sở lí luận tiền đề nói đó sẽ tạo điều kiện môn Làm văn ở PTTH "trở thành một bộ môn độc lập có tính tổng hợp, tính thực tiễn và tính khoa học cao"(66.6,40).
b/ Làm văn là môn thực hành. Về phương diện này, nhiệm vụ quan trọng của nó là trau dồi cho học sinh "năng lực thực hiện giao tiếp bằng văn bản nói và viết, đặc biệt là viết, vì viết có thể tạo điều kiện chuẩn hóa lời nói. Mục đích của môn Làm văn ở PTTH là tạo cơ sở làm văn nhằm tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu giao tiếp bằng văn bản viết của con người hiện đại trong xã hội hiện đại cho các công dân tương lai" (66.6,40).
Theo quan niệm trên, Làm văn đƣợc coi là khâu hoàn thiện quá trình dạy học văn từ Văn học sử, Giảng văn, Lí luận văn học và tiếng Việt. Đây là việc học sinh đƣợc trang bị và tự bổ sung những hiểu biết đã thu nhận đƣợc qua học các phân môn nói đó. Do vậy, cần nêu mối liên hệ gắn bó giữa Giảng văn và Làm văn:
- Trước hết, qua việc nắm những tri thức về tác phẩm văn chương học sinh được tiếp nhận kiến thức văn học phong phú: hiểu biết về con người và cuộc sống mà nhà văn qua trạng thái xúc cảm thẩm mỹ đã phản ánh và năng lực bộc lộ cá tính sáng tạo của nhà văn qua sử dụng ngôn từ. Trong văn chương tất cả những tư tưởng, tình cảm, xúc cảm đều được bộc lộ qua ngôn ngữ. Do đó, một bài học giảng văn -nói theo
144
cách hiểu của các nhà sƣ phạm Pháp-là một bài học làm văn. Bởi vì nó đã làm nổi bật ý cơ bản chi phối sự phát triển như thế nào để củng cố làm sinh động và minh họa ý tưởng cơ bản.
Người ta đã nói rằng "Những trang văn chương hay là những bài học của các nghệ sĩ chân chính đem lại cho ta những mẫu mực quan sát, tường thuật, cấu tạo" (35,3).
- Tuy vậy, kiến thức giảng văn dù sao vẫn là một quá trình tiếp nhận thông tin mới, nó tạo cơ sở cho học sinh có tiềm lực cần thiết để vận dụng vào việc học tập ở nhà trường cũng nhƣ trong cuộc sống. Đây là công việc tạo đà "rèn luyện cho học sinh có ý thức từ đó có cố gắng rồi có khả nũng tự mình suy nghĩ nhiều, suy nghĩ sâu về nhũng điều mình muốn nói muốn viết và lúc nói lúc viết phải diễn tả ý của mình làm sao cho trung thành, sáng sủa, chặt chẽ, chính xác và hay"(20.2, 2). Càng ngày chúng ta càng nhận thấy ý nghĩa sâu xa của quan điểm dạy học tích cực này, đó cũng là cơ sở xây dựng vai trò chủ thể sáng tạo của học sinh trong làm văn. Chúng ta đã từng lên án lối dạy văn theo điệu "sáo", làm văn theo Kiểu "múa chữ" và từng bước nỗ lực cải tiến cách dạy Làm văn theo quan điểm sáng tạo. Tuy nhiên, kết quả vẫn chƣa khả quan. Tình hình cho thấy: "Trong vốn liếng văn hóa của một học sinh tốt nghiệp PTTH để đi vào đời sống sản xuất chiến đấu hay tiếp tục học lên đại học rõ ràng còn quá nhiều điều non kém. Chỉ cần khảo sát một bài làm văn của học sinh phổ thông ở lớp cuối cấp qua kỳ thi tốt nghiệp hay qua kỳ thi tuyển sinh khối C, chúng ta dễ dàng nhận ra những gì cần rút kỉnh nghiệm cho bộ môn làm văn".(45,80). Sau những năm thực hiện CCGD, có tín hiệu của những nỗ lực đổi mới môn Làm văn, nhƣng chất lƣợng học tập của học sinh vẫn đáng lo ngại. Tại Thành
145
phố Hồ Chí Minh, kết quả của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 (năm học 95-96) cho thấy:
182/34.000 thí sinh có điểm thi môn văn từ 0-0,75, 22.187/34.000 thí sinh đạt điểm 3-4. Theo đánh giá của giới chuyên môn, sở dĩ có tình trạng này là do học sinh còn nặng về "học vẹt", việc đánh giá kiểm tra còn yêu cầu học sinh nhớ nhiêu hơn sáng tạo, ra đề "như sách" thì làm đƣợc nhƣng chỉ khác đi một chút... thì bí! (Báo tuổi trẻ số 98/95). Qua các kỳ thi tuyển vào đại học, tình trạng ra các đề trong bộ đề thi để thí sinh chép lại đúng nguyên văn đáp án là chuyện phổ biến. Dƣ luận đang băn khoăn vê tình hình kiểm tra và đánh giá chất lƣợng học văn nhƣ vậy, khác nào "một sự áp đặt hoàn toàn máy móc ngôn ngữ sách vở gượng gạo của người lớn vào cho các em"?
Sự phối hợp giữa Giảng văn và Làm Văn, do đó cần đƣợc thể hiện một cách linh hoạt, chu đáo. Chúng ta đã có những kinh nghiệm thành công và thất bại về mặt này. Do đó, trong hướng đổi mới dạy học Giảng văn cần tìm giải pháp thích hợp để khắc phục những lệch lạc thường gặp. Trong dạy học Giảng văn có tình trạng "khi thì cho dạy văn là dạy hình ảnh, dạy nội dung mà không dạy từ, ngược lại có khi có người lại biến giờ Giảng văn thành một giờ bài tập về tiếng Việt và ngôn ngữ học"(45,98). Việc đề cao giảng văn thiên về thưởng thức rung cảm cũng làm ảnh hưởng tới nhiệm vụ trau dồi năng lực suy nghĩ diễn đạt cho học sinh, trong khi chúng ta muốn đào tạo cho học sinh trở thành những con người có năng lực trình độ thích nghi với yêu cầu giao tiếp của một xã hội hiện đại. Càng ngày nhu cầu nói viết càng trở thành nhu cầu bức thiết của mọi thành viên xã hội. Tình hình đó càng cho thấy môn Làm văn ở PTTH không thể bị coi nhẹ và càng không thể đóng khung trong phạm vi nghị luận văn học. Vì vậy, trong cấu tạo
146
chương trình môn Văn, cần lưu ý tới sự phối hợp giữa Giảng văn và Làm văn bằng việc tuyển một số bài nghị luận chính trị xã hội một mảng tác phẩm đã bị đƣa ra khỏi giáo khoa văn qua CCGD.
Giảng văn và Làm văn gần nhƣ hai quá trình ngƣợc nhƣng lại quan hệ mật thiết với nhau: một đàng hoạt động phân tích cảm thụ văn bản, một đàng hoạt động tạo văn bản. Cả hai đƣa đến những kết quả khác nhau nhƣng có điểm gặp gỡ: đó là sự sáng tạo, sự biểu đạt tƣ tưởng tình cảm bằng ngôn ngữ chuẩn mực. "Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư tưởng" (Mác) cho nên các văn bản nói đó đều mang tính tƣ duy-trực tiếp, dù ở dạng nào cũng yêu cầu có sự sáng tạo thể hiện năng lực, phân tích của người viết. Văn là người xét ở góc độ đó càng nói lên ý nghĩa của việc đào tạo trong nhà trường: "Dạy làm văn tức là dạy phát hiện con người của mình, thấy rõ nó và từ đó có thể cải tạo nó" (20.2,3).