Tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp giảng văn

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học Sư phạm - Tâm lý: Giảng văn ở trường phổ thông trung học (lịch sử và triển vọng) (Trang 149 - 153)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ, ĐỔI MỚI DẠY HỌC GIẢNG VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

IV. Một số ý kiến đề nghị đổi mới phương pháp dạy học giảng văn ở phổ thông trung học

1. Tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp giảng văn

Từ lâu, chúng ta đã nhận ra sự trì trệ, lạc hậu của phương pháp giảng văn cũ. Con đường mòn của lối dạy học Thầy giảng - Trò nghe, Thầy thông báo - Trò tiếp thụ đã biến giờ giảng văn thành một công

149 việc nhàm chán, gƣợng ép.

Tuy vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học giảng văn cho tới nay vẫn còn là một vấn đề cần đƣợc đặt ra để tìm cách giải quyết thấu đáo hợp lý và mang đến hiệu quả nhƣ mong muốn. Có thể nhận ra sự khựng lại trên bước tiến của việc đổi mới phương pháp dạy học giảng văn đƣợc thể hiện ở hai mặt:

a/- Trước hết, phải thừa nhận những tác động tích cực của quan điểm đổi mới phương pháp giảng văn. Do muốn cách tân phương pháp dạy học đã trở nên lỗi thời, chúng ta đã mạnh dạn xóa bỏ phương thức hoạt động dựa vào văn bản một cách xơ cứng để hướng tới sự đổi mới triệt để. Phương pháp đọc sáng tạo ra đời như một sự quyết tâm thực hiện ý đồ cách tân lối dạy học là có nguyên nhân từ đó. Nhưng như thực tiễn đã cho thấy, phương pháp là kết quả của sự nhận thức đúng đắn các qui luật khách quan của quá trình dạy học được người giáo viên tiếp nhận vận dụng vào điêu kiện dạy học cụ thể. Nó không thể chỉ đƣợc sáng tạo dựa vào những ý tưởng hoặc sự mô phỏng với quyết tâm hành động để "đoạn tuyệt hẳn với cái cũ, "quét sạch tàn tích xưa" trong chốc lát, đặc biệt khi nó chƣa trải qua thử thách, thể nghiệm trong hoạt động thực tiễn ở trường học. Vì vậy, phương pháp đọc sáng tạo dù có đƣợc các nhà cách tân hăng hái cổ súy là "phương pháp học văn dặc biệt nhất, có hiệu quả nhất, theo kinh nghiệm hiện đại."(35,59) thì ngay đó cách "sáng tạo" chủ quan đã chịu sự trả giá. Lại có sự điều chỉnh bổ sung như chúng ta đã thấy. Phương pháp mới hóa ra là sự "nhập nội" các phương pháp mô phỏng theo cuốn giáo trình "Phương pháp luận dạy văn học" do Z.Ia Rez chủ biên. Sự chuẩn bị thiếu chu đáo của việc thay thế phương pháp, làm cho đa số người dạy có lý do

150

để trở lại với những ấn tƣợng không tốt về những lần cải tiến, thay đổi cách dạy học Văn đã diễn ra. Không thể có phương pháp độc tôn, phương pháp "căn bản nhất". Các nhà chỉ đạo cải cách dạy Văn đã bỏ quên lời khuyên của các tác giả cuốn giáo trình nói trên: "Điều cần nói đến không phải là sự đối lập phương pháp này với phương pháp khác mà là phối hợp chứng một cách hài hòa, sử dụng hợp lý và đúng chỗ từng phương pháp một để giải quyết các nhiệm vụ dạy học giáo dục đặc thù" (101,39).

Việc đổi mới phương pháp dạy học vì thế là một hệ quả tất yếu của quá trình thay đổi mục tiêu, nội dung dạy học. Cho nên phải luôn thừa nhận, quan tâm tới sự cách tân phương pháp: chúng ta chống chủ nghĩa giáo điều nhƣng cũng không chấp nhận chủ nghĩa tự do-tự phát trong dạy học.

b/- Cho đến nay vẫn còn tồn tại quan điểm phiến diện vê hoạt động dạy học, đó là sự xem nhẹ hoặc bỏ qua vai trò của phương pháp dạy học. Đặt vấn đề "đổi mới tư duy" trong giảng văn văn học mà có ý kiến khẳng định "Có một điều hết sức quyết định nằm ngoài mọi phương pháp, mọi kinh nghiệm là năng lực cảm thụ chất văn của tác phẩm văn chương. Đây là năng lực biết rung cảm và khoái chá trước một áng văn hay, một hình tượng đẹp một thứ phản ứng bằng tất cả tâm hồn và bằng cả con người văn hóa của người đọc văn"(51.1,16).

Thực ra cách nghĩ về dạy học văn nói đó là dấu vết của sức ỳ cố hữu từ quan niệm có tính hướng nội của việc cảm thụ văn chương. Rốt cuộc việc đổi mới dạy học vẫn chỉ loay hoay với rung động cảm xúc, một nhận thức vẫn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy cảm. Phương pháp dạy học cũng như phương pháp tác động vào các lĩnh vực tự nhiên xã hội, bao giờ

151

cũng phản ánh trình độ nhận thức, kỹ thuật của một nền văn minh xã hội. Theo bước tiến của những điêu kiện nói đó, phương pháp không ngừng được đổi mới. Chúng ta thử hình dung trong bối cảnh hiện nay của cuộc cách mạng Khoa học - Kỹ thuật: Các phương tiện kỹ thuật thông tin nhƣ tin học, nghe-nhìn hiện đại đã tạo ra bao thay đổi trong cách dạy học ở nhà trường. Cái tráp của ông đồ, trang giáo án của người thầy giáo làm sao sánh được với các máy móc thu thập thông tin nhƣ băng ghi âm, ghi hình, các đĩa CD? Nhƣng kỹ thuật dù tối tân vẫn không thay thế được hoàn toàn vai trò người thầy - đặc biệt là thầy giáo dạy văn - Đúng nhƣ quan điểm của một nhà giáo dục: trong trường học thầy giáo là người thể hiện cho phương pháp. Không nắm phương pháp dạy học thì làm sao hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh tri thức? Cứ đối chiếu những buổi bình văn, giảng sách của nhà trường thời phong kiến, lối giảng văn của nhà trường Pháp-Việt, cách giảng văn của nhà trường sau Cách mạng tháng Tám cho tới nay khi giờ giảng văn đƣợc thiết kế theo qui trình hiện đại, phỏng sự tiến bộ đó lại không có phần góp sức của phương pháp dạy học? Nhất là hiện nay "Cuộc cách mạng vè phương pháp giáo dục đang diễn ra trên thế giới có phạm vi rất rộng bao gồm các phương pháp lựa chọn nội dung, các phương pháp dạy học, các phương pháp sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại... và chính cuộc cách mạng về phương pháp này sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới"(64.1,4). Rõ ràng với trình độ nhận thức ngày càng phong phú, chúng ta càng có điều kiện để nhận ra vai trò quan trọng của phương pháp dạy học. Điều này vừa là một xu thế của thời đại đồng thời cũng phản ánh qui luật phát triển của nền văn minh xã hội

152

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học Sư phạm - Tâm lý: Giảng văn ở trường phổ thông trung học (lịch sử và triển vọng) (Trang 149 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(214 trang)