CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA GIẢNG VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I. Các chặng đường phát triển của giảng văn ở trường phổ thông trung học
14) Suy nghĩ về môn giảng văn (Lê Trí Viễn)
Đến nay, giáo sư Lê Trí Viễn đã có trên 50 năm gắn bó với trường học. Mảng bài viết của ông về vấn đề giảng văn là một nguồn tƣ liệu khoa học quí.
Dưới đây là một số ý kiến trao đổi vê quan điểm giảng văn mà chúng tôi đúc kết lại qua những công trình nói đó.
1. Về vị trí, nhiệm vụ của giảng văn: ông khẳng định rằng "giảng văn ở trường PTCS và PTTH khác nhau nhưng đều có vị trí quan trọng bậc nhất trong môn văn". Từ nhiệm vụ đó ông lưu ý phân biệt yêu cầu đặt ra cho giảng văn ở PTCS và PTTH. Và ông nhấn mạnh
"nhiệm vụ hàng đầu ở trường PT là đào tạo con người theo mục tiêu cải cách giáo dục.
Trong mục tiêu ấy, mặt đạo đức, tư tưởng, tình cảm, nhân cách đặt ở bậc nhất. Nội dung đào tạo có nhiều bộ môn, nhiều hoạt động tham gia hình thành mặt ấy, trong đó có bộ môn Văn.
Và trong văn chủ yếu là giảng văn" (81.1,6). Mặt khác ông quan tâm đến một nhiệm vụ quan trọng ở trường PT là trang bị cho học sinh năng lực viết văn công cụ thành thạo.
2. Về tính chất của giảng văn: Vì là môn học có vị trí, nhiệm vụ đặc biệt nhƣ vậy đồng thời là môn học khơi gợi cảm xúc về cái đẹp về con người và cuộc sống với sức rung động, lan tỏa sâu, do đó khoa học giảng văn chứa đựng biết bao điều cần nung nấu suy nghĩ.
2.1. Về mối quan hệ giữa giảng dạy và phân tích tác phẩm: Khẳng định giảng văn khác phân tích tác phẩm, ông không đồng ý với quan
73
điểm của "không ít người còn suy nghĩ rằng hễ giỏi về khoa học cơ bản thuộc ngành văn là khắc giảng văn tốt. Cho dù đã được rèn luyện năng lực vận dụng tri thúc khoa học cơ bản ấy vào tìm hiểu, nhận xét tác phẩm văn học, thì đó mới là năng lực phân tích tác phẩm, chứ không phải năng lực giảng văn, nhiêu nhất đó mới là một phần của năng lực giảng văn- chúng tôi nhấn mạnh-NDA. Phân tích tác phẩm còn rộng rãi, giảng văn khuôn khổ chặt chẽ và chật hẹp hơn, đặc biệt nguyên tác nghệ thuật và nội dung kết hợp là nguyên tắc cơ bản của giảng văn thì phân tích tác phẩm không đòi hỏi một cách nghiêm ngặt" (81.1,7).
2.2. Do vậy, dễ thấy giảng văn là một địa hạt khó "là nơi chúng tỏ bao nhiêu tri thức của các khoa học ngôn ngữ và văn học, giáo dục và chính trị đã được hay chưa được vận dụng một cách tổng hợp để làm thành chất liệu bài giảng'' (81.1,7). Bởi thế, qua các bài viết của mình, ông luôn quan tâm đi sâu tìm hiểu khám phá những điều tiềm ẩn chứa đựng trong văn thơ. Ông quan niệm rằng điều kiện để giảng văn tốt là người dạy phải cô gắng hết sức mình để hiểu đƣợc cái giá trị độc đáo, tinh vi của sự sáng tạo nghệ thuật.
2.3. Trong kinh nghiệm của mình, ông chú ý tới việc tạo thói quen "chú trọng tìm hiểu chữ nghĩa. Và thông thường đối với một bài thơ bài văn tôi chưa hiểu hết nghĩa các từ, các câu, tôi không bao giờ dám coi là mình đã hiểu xong và dám đưa vào sách giáo khoa hoặc dám đem giảng cho học sinh" (81.3,60). Ông đã thuật lại những lần "giật mình" vì cứ ngỡ là một câu thơ mình đã thuộc làu, hiểu đúng thế mà vì "lỗi tại một dấu in sai, nên vì âm vang câu thơ rất hay nên bị tê liệt cảnh giác, không đạt vấn đề thắc mắc gì cả" (81.3,61).
Qua những việc làm, những thói quen thể hiện sự tìm tòi thể
74
nghiệm, ông đã nêu một số kinh nghiệm đối với việc tìm hiểu, cảm thụ văn:
a/ Nói tới Khâu Đọc - thao tác quan trọng vận dụng hàng đầu trong cảm thụ tác phẩm văn học- Đầu tiên là "đọc-ngôn ngữ" tức là làm tái hiện "các kí hiệu văn tự đọc lên mới thành âm hanh". Tiếp theo là đọc-văn học làm cho "âm thanh tác động đến tâm hồn ta theo những qui luật đặc thù của nó..."(81.1,20).
b/ Việc nắm cái Thần của bài văn: Tác giả quan niệm có nhiều cách tiếp cận để nắm bắt cái sâu kín, nằm im lìm trong chữ nghĩa để tiếp nhận cái thông điệp của nhà văn gởi đi tới bạn đọc. Song đối với ông thì việc đi tìm "cái thần" là điều quan trọng nhất. Có thể hiểu đây là một lối cảm thụ văn chương hướng vào chiều sâu, huy động các giác quan để cảm xúc phát hiện cái "đượm nồng sự sống, có sức lay động lòng người, vượt qua thời gian mà có giá trị vĩnh viễn" của văn chương.
c/ Vấn đề cảm và bình: Theo ông giảng văn đòi hỏi "chỗ nào cũng là phát hiện, nghĩ suy xúc cảm, chỗ nào cũng là vận dụng óc thông minh để tái tạo mà tái tạo là một hình thức sáng tạo" (81.1,12). Để làm đƣợc công việc này, một lần nữa ông khẳng định: "Các môn văn học phải giảng văn chứ không lấy phân tích tác phẩm thay thế được" (81.1,14). Do đó, trong việc định hình phương pháp giảng văn ông đặc biệt chú ý tới một phương tiện góp phần tích cực vào quá trình cảm thụ thơ văn là lối giảng bình, nhất là yếu tố "bình".
3. Về phương pháp giảng văn : các ý kiến trao đổi về giảng văn của ông thường hướng tới cách thức giải quyết các vấn đề cụ thể, do đó có thể xem đó là những đề xuất về phương pháp dù ở phạm vi rộng hẹp khác nhau nhưng khá nhất quán. Xét về góc độ nghiệp vụ sƣ phạm,
75
qua các công trình nghiên cứu của ông chúng ta còn có thể tìm thấy những gợi ý, hướng dẫn khá tỉ mỉ, đầy đủ để giúp giáo viên tiến hành tốt quá trình dạy giảng văn từ khâu chuẩn bị cho đến bước truyền thụ giảng dạy bài văn. Trong khâu chuẩn bị ông đã nêu ra nội dung của công việc tìm hiểu và cảm thụ bài văn với quan hệ hiểu và cảm như thế nào? Ông đã nêu các bước để thâm nhập bài văn theo cách hiểu của mình. Cách thâm nhập theo 3 giai đoạn nhƣ ông cũng là cách một số nhà nghiên cứu giảng dạy thường vận dụng. Vì nó cũng phù hợp với các thao tác của tư duy. Điều đáng lưu ý trong quan niệm xây dựng phương pháp của mình, ông rất quan tâm tới vấn đề "đưa giảng văn vào nội dung đào tạo giáo viên văn" để "dần dần nó trớ thành một môn đặc thù của ngành sư phạm" (81.1,7).
Qua các bài viết của Lê Trí Viễn, chúng ta nhận thấy công việc dạy văn là chuyện của một tấm lòng, một cuộc đời gắn bó không ngơi nghỉ để tìm ra, và lắng nghe cho hết cái sâu sắc kì diệu của văn chương. Đạt đến một trình độ có vốn kiến thức và cảm thụ văn chương phong phú và tinh tế như vậy, người dạy văn phải có một quá trình miệt mài, nhẫn nại.