CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA GIẢNG VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I. Các chặng đường phát triển của giảng văn ở trường phổ thông trung học
12) Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học. (Đái Xuân Ninh-1985)
Đái Xuân Ninh muốn tìm con đường đến với tác phẩm văn học theo đúng đặc trưng tính chất của nó thông qua sự kết hợp giữa nội dung và hình thức mà lâu nay người dạy văn xử lý còn lúng túng. Dựa vào kiến thức về ngôn ngữ học là "chìa khóa" để mở cánh cửa bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, tác giả muốn góp tiếng nói xây
64 dựng phương pháp giảng văn.
Cuốn sách có 6 chương nhưng xét tổng quát, có thể đề cập tới những vấn đề chính sau đây:
1. Về quan niệm giảng văn: Ông nêu bật tầm quan trọng của giảng văn trong khóa trình văn học "Giảng văn là khâu trung tâm của công tác giảng dạy văn học ở cấp PTTH... là môn phân tích văn học một cách cụ thể, vừa cung cấp tài liệu cho học sinh hiểu sâu về văn học sử, vừa cung cấp những kiến thức về khoa học con người mà dân tộc ta và nhân loại nói chung đã tích lũy được trong quá trình đấu tranh cải tạo thiên nhiên và chống áp bức bóc lột.
Vốn liếng tinh thần quí báu ấy sẽ mở rộng chân trời hiểu biết và phát triển khả năng tư duy.
Óc suy luận, phân tích phê phán của học sinh" (56,5). Ông nêu hai phương châm giáo dục trong giảng văn là:
a)- Phải căn cứ mục tiêu đào tạo và đường lối giáo dục tư tưởng của Đảng trong từng thời kỳ: Tác giả phân tích rõ yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục là "tạo ra thế hệ mới con người Việt Nam" (56,11).
b)- Phải kết hợp chặt chẽ hình thức với nội dung: Tác giả đã dành công sức vận dụng kiến thức lí luận để làm sáng tỏ phạm trù nội dung và hình thức xuất phát từ những nguyên lý lí luận Mác xít..
2. Về phương pháp dạy học giảng văn: Tác giả muốn từ phương diện quan trọng của yếu tố hình thức-ngôn ngữ-để đƣa giảng văn vào quĩ đạo "phân tích giảng văn phải đi từ hình thức tới nội dung". Ông đi sâu vào các khía cạnh nổi bật sau đây:
a)- Giảng văn là một công việc đòi hỏi người dạy có vốn kiến thức khoa học và phương pháp dạy học phong phú đa dạng. Nhưng điều quan trọng trước tiên là nắm hướng vận dụng kiến thức khoa học cơ
65
bản về ngôn ngữ. Có vốn kiến thức này, nhƣ tác giả đã chỉ ra, chúng ta sẽ tránh đƣợc những sai lầm, ngộ nhận khi đi vào phân tích nghệ thuật văn học. Chẳng hạn chăm chú tìm từ "thần"
từ "đắt" mà không dựa vào cơ sở khoa học nào thì dễ rơi vào khuynh hướng duy mỹ, tạo ra tâm lý cầu kỳ "ham thanh chuộng lạ" dẫn tới việc sử dụng ngôn từ một cách sáo rỗng. Hoặc quá đề cập "phép lạ" của ngôn ngữ công cụ có sức mạnh vạn năng- để đành bó tay trước hiện tƣợng "ý tại ngôn ngoại" cho rằng không thể phân tích ngôn ngữ phát hiện ra cái ý thứ hai ấy!
b)- Ngôn ngữ học là một nghành khoa học, những thành tựu nghiên cứu về nó đã đƣa khoa học nay trở thành một hệ thống kiến thức chặt chẽ, có đối tượng, nhiệm vụ, và phương pháp nghiên cứu riêng. Văn học là môn khoa học gắn bó với ngôn ngữ học. Vì thế nghiên cứu, giảng dạy văn phải dựa vào phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học.
Trước hết chúng ta thấy tác giả đề cập tới phương pháp hệ thống, phương pháp này hình thành dựa theo lí thuyết hệ thống một thành tựu ngôn ngữ học kết tinh từ công trình của F.Saussure. Theo đó "bất cứ một đối tượng ổn định nào cũng được coi như một kết cấu (hệ thống), túc là một chỉnh thể tập hợp những yếu tố có liên quan mật thiết với nhau, tùy thuộc lẫn nhau" (56,6). Nhƣ vậy một tác phẩm văn cũng đƣợc coi là một kết cấu: kết cấu về hình thức thể hiện và kết cấu về nội dung. Vật liệu xây dựng nên kết cấu hình thức là ngôn ngữ.
Muốn phân tích kết cấu đó, tác giả đã nêu ra những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, một kết cấu (hay một hệ thống) là một chỉnh thể bao gồm nhiều yếu tố có liên quan mật thiết với nhau, tùy thuộc lẫn nhau. Giá trị của yếu tố này là do sự có mặt của yếu tố kia trong hệ thống
66 quyết định.
- Thứ hai, trong kết cấu có hai mối quan hệ đƣợc xác định:
+ Quan hệ đồng nhất là quan hệ của hệ thống đối với các yếu tố, của cái toàn thể đối với các bộ phận. Đó là mối quan hệ tiên quyết, không có nó sẽ không có hệ thống.
+ Quan hệ đối lập: là quan hệ giữa các yếu tố với nhau. Tính chất khác nhau của các yếu tố là điều kiện tồn tại của các yếu tố ấy, đồng thời cũng là của hệ thống....
Vận dụng phương pháp hệ thống vào phân tích giảng văn, tác giả cũng đề ra các bước nhƣ sau:
Bước 1 : Tìm ra mối quan hệ đồng nhất của hệ thống tức linh hồn của bài văn, cái mà người ta gọi là chủ đề và tư tưởng.
Bước 2 : Dựa vào cấp độ, chia hệ thống bài văn thành những hệ thống nhỏ, tức là đoạn khác nhau ta gọi là bố cục.
Bước 3 : Lựa chọn các yếu tố để phân tích theo mối quan hệ của chúng trong hệ thống bài văn.
Như vậy, phương pháp hệ thống đã giúp cho người dạy văn có cơ sở xác định, lựa chọn các yếu tố tạo nên nội dung và hình thức để phân tích.
Ngoài phương pháp hệ thống đã trình bày, để hình thành một quan điểm giảng văn có cơ sở khoa học, tác giả có đê ra một sô biện pháp kết hợp chủ yếu cần chú ý trong quá trình dạy học giảng văn như: tái hiện hình tượng văn học (thông qua thao tác liên tưởng), bình giảng (đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm) gợi mở, nêu vấn đề (phát huy năng lực tƣ duy độc lập và óc thông minh sáng tạo của học sinh) nhằm "khai phá mảnh đất hoang" của
"công tác giảng văn là một
67
công tác tổng hợp khó khăn phức tạp..." (56,162-163). Vì không chú tâm vào việc nghiên cứu phương pháp dạy học giảng văn, do đó dễ thấy ở đây quan niệm về phạm trù phương pháp giảng văn của tác giả có ý nghĩa nhƣ một sự thể nghiệm, một sự trao đổi kinh nghiệm.
Để minh họa cho lí luận đã trình bày, tác giả cùng một đồng nghiệp đã phân tích ứng dụng một số bài văn theo qui trình của phương pháp phân tích ngôn ngữ. Tuy nhiên, để làm được công việc nói đó, cần thấy vấn đề có ý nghĩa quyết định đó là trình độ năng lực người thầy. Mặt khác về phương diện tiếp cận chiếm lĩnh tác phẩm văn học, như ta đã biết, đi vào kết cấu ngôn ngữ của hệ thống bài văn là mặt quan trọng, cơ bản. Song cũng không thể chỉ dựa vào kết cấu ngôn ngữ là đủ.
Chuyên luận Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học thể hiện những suy nghĩ chân thành, sâu sắc và lao động khoa học khiêm tốn, nghiêm túc của tác giả. Nó đã góp thêm tiếng nói làm phong phú cho việc xây dựng cơ sở lí luận cũng nhƣ đúc kết kinh nghiệm giảng văn ở nhà trường PTTH vào một giai đoạn sôi nổi, khẩn trương để chuẩn bị cho một bước tiến mới của môn giảng văn.