CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA GIẢNG VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I. Các chặng đường phát triển của giảng văn ở trường phổ thông trung học
1) Giảng văn Chinh phụ ngâm (Đặng Thai Mai - 1950)
Tiếp đến, tác giả đã nêu tác dụng của khoa giảng văn về hai phương diện :
1. "Về phương diện chủ quan, một kĩ thuật giảng văn sâu sắc và chính xác cũng là một động cơ để xây dựng và bồi dưỡng trong tâm hồn người nghe, người đọc những hứng thú văn chương dồi dào và đúng đắn". Nhấn mạnh tác dụng quan trọng nổi bật này tác giả chỉ đúng mục đích của giảng văn. Cái khó của công việc giảng văn nhƣ chúng ta
24
vẫn thường nói, cần làm sao giải quyết tốt mối quan hệ giữa "cảm" và "hiểu", giữa "cảm thụ"
và "truyền thụ", bởi nó đan kết mọi sự tinh vi, phức tạp cùng sự đa dạng, sinh động của hiện tượng văn chương. Ở chỗ này, người viết có sự mổ xẻ vấn đề dưới cái nhìn khoa học thấu đáo.
2. "Đứng về một phương diện khác mà nói thì ngoài việc luyện văn cho học sinh, khoa giảng văn cũng là một phương tiện để kiến thiết học thuật và tư tưởng".
Đây là một nội dung quan trọng trong mục tiêu dạy văn. "Kiến thiết học thuật và tư tưởng" phải chăng là con đường dẫn dắt học sinh vươn tới nỗ lực để bồi đắp, rèn luyện năng lực độc lập suy nghĩ, tính chủ động sáng tạo cũng như trau dồi tình cảm, nhận thức tư tưởng để trở thành những nhân cách phát triển, những chủ thể có ý thức tham gia vào quá trình giáo dục. Tác giả đã xác định: "Chúng ta sẽ cố gắng nhận định dần dần cho thấu đáo nội dung và hình thức của áng văn, tác dụng của thiên tài, ảnh hưởng của lịch sử thời đại trong công cuộc xây dựng văn nghệ, địa vị cùng ảnh hưởng tác phẩm trong tư tưởng văn học Việt Nam
"(50.1,15). Từ những cơ sở lí luận này, tác giả đi vào việc phân tích khúc ngâm ở phần tiếp theo của cuốn sách nhằm tìm đến một "kỹ thuật giảng văn" đúng đắn. Để chỉ rõ sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, kĩ thuật và tư tưởng ông đã phát hiện những "trọng tâm hứng thú" của áng văn, của cách tả cảnh, tả người. Ở đây chúng ta đọc được nhiều điều thú vị về quan niệm nhân sinh, về quan niệm thế giới về khái niệm không gian, thời gian... Những bình diện nghiên cứu mà thi pháp học hiện đại quan tâm tìm hiểu. Quan điểm bao trùm của Đặng Thái Mai là quan điểm lịch sử, ông "để ý đặc biệt đến quan niệm nhân
25
sinh và kĩ thuật của một thời đại" và nhắc nhở: "Điều cần thiết là nhận định giá trị chân thật và tương đối của một tác phẩm theo trình độ văn hóa thời đại". Từ đó, ông đƣa ra những thuật ngữ khá mới lạ vào lúc bấy giờ của nhà nghiên cứu theo quan điểm duy vật lịch sử nhƣ
"lập trường luận lý" "lập trường tình cảm"... với khái niệm khá chuẩn xác. Đúng nhƣ giáo sƣ đã từng cảm nhận: "Nếu như người ta có thể nói là có một "kỹ thuật" giảng văn thì cũng không có thể chỉ cho ai một công thức giảng văn, không có thể truyền cho ai một tập cẩm nang giảng văn. (50.1,18). Chúng ta cũng cần lưu ý tới mối quan tâm của tác giả đối với vai trò người học trong quá trình cảm thụ văn chương. Tác giả đã chỉ ra điểm quy chiếu của quy luật cảm thụ văn học: "Tất cả là tìm ra cái trọng tâm hứng thú - le centre d'intéret - của áng văn" Đồng thời ông cũng lưu ý khắc phục lối giải thích phân tích bài văn một cách khiên cƣỡng.
Với bấy nhiêu suy nghĩ, đề xuất - chỉ là "phần rất mỏng manh trong tập sách" nhƣng ngày nay có dịp đọc đầy đủ và nghiền ngẫm sâu hơn về nó, có thể nói chúng ta đã tìm thấy những nét phác thảo sắc sảo, công phu về khoa học giảng văn hiện đại của nước nhà mà ông là người đặt viên gạch đầu tiên cho nền móng của nó.
2) Việt Nam thi văn giảng luận (Hà Như Chi - 1951):
1.- Đây là bộ sách giáo khoa văn học đƣợc biên soạn sớm ở miền Nam trong thời gian Pháp trở lại chiếm đóng. Chủ định của tác giả khi biên soạn bộ sách giáo khoa này "là giúp cho bạn đọc một ý niệm đầy đủ, rõ ràng về văn học Việt Nam từ khởi thủy cho đến cuối thế kỷ 19" để có thể "theo dõi chương trình quốc văn, tức là môn học căn bản của một nước tự chủ"
(8.1,IX).
26
Chúng tôi sẽ đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu quan điểm về giảng văn của tác giả.
2.- Trong lời nói đầu, và cũng chỉ qua phần đó thôi, Hà Nhƣ Chi đã nêu một số quan điểm về giảng văn.
a/ Trước hết về mục đích học văn tác giả nhấn mạnh: "Chúng ta ngày nay học văn không phải chỉ để hiểu cho được ý nghĩa một bài văn, bài thơ để rồi ngâm nga thưởng thức ngấm ngầm rung cảm để cho cái hay cái đẹp chiếm đoạt tâm hồn xen lẫn vào tiềm thức. Cách hiểu biết trực tiếp này mặc dầu có thể rất hiệu quả nhưng không thể dùng làm căn bản để xây dựng nền văn học. Ngày nay chúng ta học văn tức là phải tìm hiểu bằng lý trí, phải tìm tòi, phải phân tích để rồi thâu nhận theo một đường lối, một qui củ nhất định" (8.1,X). Theo lập luận này, Hà Như Chi muốn khắc phục một lối dạy văn từng có trước đây là quá chăm chú vào cảm thụ để thưởng thức văn chương thuần túy. Từ đó xem văn học như là phương tiện để mang đến niềm hứng khởi, rung động trước cái đẹp, trước cái giá trị muôn đời. Tác giả muốn xây dựng một nếp dạy học văn tích cực hướng tới yêu cầu mới, trong bối cảnh mới mà số phận của mỗi con người, của dân tộc đang có chuyển động đổi thay.
b/ Về phương pháp dạy văn, tác giả đã nhận rõ: "Tinh thần văn học đổi mới thì phương pháp phải đổi mới". Vì thế, không có con đuờng nào khác là mỗi người phải vươn lên góp phần tạo ra cái mới đó để làm sao đáp ứng đƣợc việc dạy học môn quốc văn có sự
"đòi hỏi nhiều hơn trước và sự đòi hỏi ấy vượt qua công trình khảo cứu hiện hữu" (8.1,X). Sự cố gắng theo tinh thần đó phần chính có thể nhận ra qua các bài viết về giảng văn, khảo luận cụ thể ở các chương của VNTVGL. Và điều nổi rõ hơn, qua lời chỉ dẫn về cách tìm đến phương
27
pháp dạy học đổi mới tích cực. Tác giả muốn khuyến khích sự nỗ lực sáng tạo của người học trong lĩnh hội nghệ thuật. Tư tưởng đề cao sự nỗ lực chủ quan của người học vốn không phải là điều mới lạ vào lúc bấy giờ. Vấn đề là ở chỗ người dạy biết tác động làm sao và bằng cách nào để góp sức phát huy tới mức cao nhất tiêm lực chủ quan của học sinh. Chắc chắn trong bối cảnh của việc dạy học vào thời gian VNTVGL ra đời, Hà Nhƣ Chi chƣa có điều kiện để nắm bắt các hiểu biết cần thiết tác động tới ý thức chủ quan của người học thông qua các bộ môn khoa học với nhận thức phong phú nhƣ chúng ta bây giờ. Vì thế, quan điểm thay đổi cách dạy học văn còn nằm trong khuôn khổ của "lời khuyên" của "ý muốn" nhiều hơn "Chúng tôi muốn các bạn chú trọng về các bài giảng văn" tác giả gợi ý- Và để hướng dẫn việc dạy học văn theo hướng mới tác giả nói tới "những phương pháp khảo sát thường dùng trong văn học phương Tây". Tác giả cũng nhắc lại những công việc mà người dạy học văn cần chú ý nhƣ: "dừng lại từng câu từng chữ, phân tích ý nghĩa từ đại cương cho đến chi tiết, tìm hiểu giá trị hình thức đến nội dung, do đó sẽ phát huy được cái hay cái đẹp của một bài văn...
"(8.1,XI). Và, thông qua việc làm cụ thể từ các bài giảng văn trong VNTVGL Hà Nhƣ Chi đề cập tới phương pháp giảng giải và phê bình. Tác giả xây dựng kết cấu bài văn theo trình tự:
- Nêu xuất xứ - Nêu đại ý - bố cục - Giảng giải - Phê bình
Ngoài ra ở một số tác giả còn có phần tiểu sử và phần luận về tác giả. (xem phụ lục 2 giảng văn "Lúc biệt ly" trích tác phẩm "Chinh phụ ngâm" cho lớp đệ ngũ và đệ tam trung học)
28
- Việt Nam thi văn giảng luận là một bộ sách giáo khoa văn học đƣợc biên soạn công phu thể hiện nỗ lực của người viết muốn nhấn mạnh tới "tầm quan trọng của môn quốc văn"
trong điều kiện lịch sử của nước nhà. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam được thể hiện khá đầy đủ, hệ thống và dựa trên sự phân tích đánh giá tương đối khách quan, khoa học. Để nâng cao vị trí của việc dạy học văn, cuốn sách đã đặt vấn đề đổi mới phương pháp dạy học khá đúng lúc và tác giả bước đâu có cố gắng tìm tòi thể hiện cách thay đổi nó. Tuy vậy ra đời cách nay nửa thế kỷ cho nên từ những vấn đề về nội dung cho đến phương pháp dạy học, tác giả chƣa có đủ điều kiện để hoàn chỉnh nhƣ ý muốn, đó cũng là điều chúng ta có thể cảm thông.
b) Giai đoạn 1954 - 1975 :
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi, cách mạng Việt Nam chuyển sang nhiệm vụ chiến lƣợc mới : xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước. Nền giáo dục dân chủ có nền móng vừa xây dựng qua chặng đầu là điểm tựa vững chắc để nâng đỡ, tạo đà phát triển cho nhà trường trong thời kỳ mới. Mục tiêu, nội dung và phương thức đào tạo ngày càng xác định cụ thể, thích hợp, qui mô giáo dục từng bước được mở rộng với màng lưới trường học phổ cập đều khắp các địa phương, đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng số học sinh tăng nhanh. Đó là những yếu tố mới tạo điều kiện để chúng ta tiến hành cải cách giáo dục lần 2 (1956).
Ngay sau ngày hòa bình lập lại, một số trường đại học được thành lập trong đó có trường Đại học sư phạm - cỗ máy cái của giáo dục - nơi đào tạo giáo viên cho các trường PTTH. Đội ngũ giảng viên, giáo sƣ có
29
tâm huyết, có kinh nghiệm qua thời kì xây dựng nhà trường mới được qui tụ về trường sư phạm, họ là những người đã gặp nhau trong hoài bão đưa khoa nghiên cứu giảng dạy văn học tiến lên vị thế mới.
Bước tiến bộ, phát triển của khoa giảng dạy văn học được đánh dấu bằng sự ra đời hàng loạt các loại giáo trình là công cụ hiệu nghiệm để trau dồi tri thức cho đội ngũ giáo viên tương lai. Trên nền tảng của kiến thức văn học có hệ thống gồm văn chương, ngôn ngữ lí luận văn học v.v..., các bộ môn có liên quan mật thiết tới việc hình thành năng lực sƣ phạm như giáo dục học, tâm lí học, lí luận dạy học được đưa vào chương trình đào tạo ở trường sư phạm, đặc biệt cuốn giáo trình "Phương pháp giảng dạy văn học" đƣợc biên soạn lần đầu (1963) đánh dấu bước trưởng thành và phát triển mới của việc giảng dạy văn học ở nhà trường.
Ngày nay, nhìn lại chặng đường vừa trải qua khi nền giáo dục cần chuyển hướng theo nhu cầu đổi mới, đọc lại những công trình nói trên, chúng ta đêu thấy sự nỗ lực lớn lao với ý chí tự lực của các nhà giáo dục có công mở đường cho môn văn học cũng như khoa học nhân văn nói chung tiến triển. Nội sự cố gắng sử dụng tiếng Việt để hoàn toàn thay thế cho tiếng nước ngoài trong việc nghiên cứu giảng dạy các môn học ở mọi cấp học cũng đủ nói lên sự trưởng thành vượt bậc của nhà trường nước ta. Tuy vậy, do thiếu sót, hạn chế của thời bao cấp, duy ý chí, nền giáo dục của nước ta đã có sự mất cân đối giữa "chất" và "lượng", có biểu hiện "khuynh hướng giáo dục hư văn, khoa cử; xa rời cuộc sống, cũng như khuynh hướng thực dụng, thiển cận chạy theo lợi ích trước mắt, trưng bình chủ nghĩa"(26.1,8).
Dẫu sao, công việc dạy học văn ở nhà trường phổ thông có một
30
môi trường phát triển thuận lợi, với nguồn kinh nghiệm dồi dào, vốn kiến thức ngày một mở mang và bằng ý thức tình cảm chân thành, sôi nổi, đội ngũ những người giảng dạy văn học cùng lớp học sinh đông đảo của mình đã trải qua một thời kỳ dạy và học văn hào hứng, nhiệt tình hiếm có. Chúng ta còn nhớ các hội nghị, chuyên đề, các cuộc hội thảo về dạy văn lôi cuốn sự chú ý, tham gia của đội ngũ giáo viên các cán bộ chỉ đạo, các nhà nghiên cứu đƣợc mở liên tục. Có thể kể tới một số hội nghị lớn, có tiếng vang nhƣ :
- Giảng dạy văn học gắn liên với đời sống (Sầm Sơn - 1961) - Giảng dạy văn học sử (Hà Nội - 1963)
- Giảng dạy giảng văn (Hải Phòng - 1972)
Với phong trào đúc kết sáng kiến kinh nghiệm học tập các điển hình tiên tiến, chúng ta đã thu hút được đông đảo đội ngũ giáo viên văn học của các địa phương tham gia vào hoạt động có tính quần chúng và dân chủ nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học văn.
Nói tới bước tiến triển cùng thành tựu dạy học văn ở giai đoạn này, không thể không đề cập những tài liệu, giáo khoa của các nhà giáo dục, nhà sƣ phạm Liên Xô (cũ). Những cuốn giáo trình, tài liệu về giáo dục học, tâm lí học, lí luận dạy học, ngôn ngữ học, lí luận văn học đã trang bị cho cán bộ giảng dạy, giáo viên ở trường đại học và phổ thông những kiến thức khoa học phong phú, mới mẻ giúp họ nâng cao hiểu biết những tri thức có tính chất chuyên môn và bồi đắp thêm tiềm lực dạy học. Các chuyên luận và kinh nghiệm về dạy học văn của các nhà giáo Liên Xô cũng đƣợc chúng ta tiếp nhận vận dụng.
Chúng ta có thể kể tới một số công trình chính :
- "Những cơ sở lí luận dạy học" do B.P.Exipop chủ biên .
31
- "Tâm lí học trẻ em và tâm lí học sƣ phạm" của N.Đ - Lêvitốp.
- "Nguyên lý lí luận văn học" của Timôfiép.
Các chuyên luận về cảm thụ văn học của Nhikiphôrova, phân tích văn học của Maiamin, Phân tích nêu vấn đề của Maranxman, Phương pháp dạy văn của Cupriasep, Về vấn đề dạy văn của Secbina v.v...
Từ thực tiễn dạy học phong phú, từ trình độ nhận thức lí luận đƣợc bồi dƣỡng đã bắt đầu xuất hiện đội ngũ những người nghiên cứu phương pháp dạy văn - tuy còn mỏng và thiếu sự liên kết chặt chẽ -Nhờ đó, gần 2 thập kỷ sau khi Giảng văn Chinh phụ ngâm ra đời, chúng ta có một số lƣợng đáng kể các tài liệu, công trình nghiên cứu về giảng văn.
+ Trước hết, đó là những công trình nghiên cứu có tính ứng dụng: Mấy vấn đề giảng văn trong nhà trường của Tạ Phong Châu, Giáo trình giảng dạy Văn học của Bùi Hoàng Phổ, Nguyễn Gia Phương, Hoàng Lân, Quách Hy Dong. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy văn của nhóm tác giả do Phan Trọng Luân chủ biên, Kinh nghiệm giảng dạy văn học cấp III của nhóm tác giả Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Đỗ Quang Lưu, Vũ Ngọc Khánh, Một số kinh nghiệm về giảng văn ở cấp II gắn với đời sống theo đặc trung và phương pháp bộ môn., tài liệu bôi dƣỡng giáo viên cấp II và III - Cục đào tạo và bồi dƣỡng Bộ Giáo Dục biên soạn.
+ Tiếp đến, từ cuối thập niên 60 một số công trình nghiên cứu có tính chất chuyên nghành đã tìm hướng tiếp cận giảng văn thông qua đặc trưng, tính chất của nó dưới ánh sáng của lí luận khoa học tương ứng. Chúng ta thử điểm lại nội dung của các công trình chính:
3) Tu từ học với vấn đề giảng văn ( Đinh Trọng Lạc - 1969 ) Đây là cuốn sách "trình bày những kiến thức thường thức về tu từ
32
học và vận dựng những kiến thức này vào công việc giảng dạy ngữ văn ở trường phổ thông".
Theo tinh thần đó, nội dung cuốn sách chia làm 2 phần cụ thể :
1. Phần đầu, người viết trình bầy những kiến thức chung sơ giản về tu từ học : từ đối tượng nhiệm vụ của môn học cho tới nội dung phương pháp nghiên cứu nó. Xét về phương diện này, Tu từ học với vân đề giảng dạy ngữ văn cũng nhƣ những cuốn sách ra đời cùng với nó như Tìm hiểu ngôn ngữ học (Lương Thanh Tường) Trau đôi ngôn ngữ qua việc giảng dạy ngữ văn (Tủ sách Hai Tốt) Rèn luyện về ngôn ngữ (Nguyễn Kim Thản) Vấn đề gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt (Tổ ngôn ngữ - Ủy ban KHKT) đã góp phân tích cực cho việc chuẩn bị để đƣa giảng văn trở thành môn khoa học với ý nghĩa đúng đắn của nó.
2. Phần tiếp theo, tác giả đã đề cập tới việc vận dụng tu từ học vào việc giảng dạy ngữ văn. Tác giả cố gắng dẫn dắt người đọc đi sâu vào địa hạt của tu từ học dựa trên yêu câu của bộ môn ngữ văn trong nhà trường. Riêng đối với việc đi sâu tiếp cận văn chương vốn là bộ môn nghệ thuật ngôn từ, tác giả muốn nhấn mạnh tới ý nghĩa tác dụng của tu từ với giảng văn nhằm "khai thác hết cái đẹp, cái hay của văn học ...
quán triệt sự liên hệ biện chứng giữa nội dung chủ đề tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm" (39,15). Tác giả đã chỉ rõ phần lệch lạc về quan niệm đối với giảng văn lâu nay "là một công việc tha hồ "tán" chỉ cần có lập trường tư tưởng đúng đắn, chỉ cần nắm được chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, chính phủ, chỉ cần có những kiến thức chung chung về lí luận văn học như tính hiện thực, tính Đảng... rồi cộng với nhiệt tình sôi nổi, giọng nói sáng sủa lưu loát, hùng hồn bay bướm để chinh phục các em". Do đó, cần tìm tới một phương tiện góp phần