Dạy văn dạy cái hay cái đẹp (Nguyễn Duy Bình - 1983)

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học Sư phạm - Tâm lý: Giảng văn ở trường phổ thông trung học (lịch sử và triển vọng) (Trang 68 - 73)

CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA GIẢNG VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

I. Các chặng đường phát triển của giảng văn ở trường phổ thông trung học

13) Dạy văn dạy cái hay cái đẹp (Nguyễn Duy Bình - 1983)

Nguyễn Duy Bình đã đặt vấn đề tìm hiểu, nhận thức về vị trí, vai trò của môn văn trong nhà trường, đặt nó trước nhiệm vụ góp phần đào tạo thế hệ trẻ có hiệu quả hơn. Nội dung cuốc sách có ba phần:

1. Dạy văn dạy cái hay, cái đẹp :

1.1. Tác giả chú ý tới giá trị đặc biệt của sức mạnh tinh thần đƣợc gìn giữ bảo tồn trong kho tàng văn hóa (vật chất và tinh thần) của dân tộc. Văn học là vốn quí trong kho tàng nói đó. Từ nhận thức này tác

68

giả đi tới yêu cầu đối với dạy Văn là giúp học sinh tìm tòi phát hiện để các em biết nhận ra

"nhũng diều cần suy nghĩ, giải quyết để nâng cao tư tưởng tâm hồn mình lên cho ngang tầm thời dại, xứng đáng với cha ông, giống nòi".(5,9)

1.2. Vấn đề giáo dục đạo đức, tư tưởng cũng gắn với vấn đề rèn luyện, bồi đắp nhân cách học sinh. Nhấn mạnh tới những ưu thế riêng tác phẩm văn học giúp cho người đọc mở rộng cuộc sống tâm hồn cá nhân, dắt dẫn họ tiếp xúc với những suy nghĩ, tình cảm rộng lớn của nhiều thế hệ trong nhiêu cảnh ngộ khác nhau của dân tộc và nhân loại: "dạy văn phải chú ý giúp cho các em có được năng lực thẩm mỹ, rung cảm cái hay cái đẹp của thơ văn và cái hay cái đẹp trong cuộc sống; từ đó có khát vọng muốn có một lẽ sống đẹp, một cuộc sống đẹp, góp phần xây dựng tạo nên cái đẹp trong cuộc sống" (5,25).

1.3. Từ vấn đề mấu chốt nói trên, tác giả đã nhằm tới một đích mới: "cần phải thay đổi quan niệm dạy học, thay đổi cách tổ chức, phải sáng tạo những biện pháp mới, đặc biệt chú ý tới " vai trò chủ thể của học sinh" (5,37).

Tiếp đến, tác giả trình bày quan niệm về "cơ chế hoạt động của nội dung tác phẩm".

Có thể xem đây là việc vận dụng lí thuyết tiếp nhận vào việc dạy văn. Tác giả giành nhiều công sức để phân tích làm nổi rõ tính năng động của chủ thể cảm thụ, nêu bật vai trò "cùng sáng tạo" của người thưởng thức tác phẩm.

2. Nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn học trong những mối quan hệ biện chứng của nội dung và hình thức:

2.1 Sự sáng tạo nội dung, hình thức:

Xét những mối quan hệ của nội dung và hình thức nhƣ một vấn

69

đề thuộc phương pháp luận nghiên cứu văn học, tác giả đã xoáy vào các khía cạnh:

a/ Nội dung có tính thẩm mỹ của tác phẩm phản ánh nội dung xã hội bắt nguồn từ

"nội dung xã hội như nó tồn tại" (nhƣ cơm bắt nguồn từ gạo). Nhƣng nội dung phản ánh đó không đồng nhất hoàn toàn với nội dung xã hội tồn tại ngoài tác phẩm (nhƣ cơm không phải là gạo). Từ đó dẫn tới hệ quả "nội dung xã hội của thời đại phải được chuyển hóa thành nội dung có tính thẩm mỹ mới có tác phẩm nghệ thuật". Đến lúc đó bắt đầu có sự gắn bó giữa nội dung và hình thức "hình thức phải luôn luôn đổi mới để đáp ứng yêu cầu của nội dung luôn luôn phát triển". (5,55)

b/ Nội dung có tính thẩm mỹ, do đó, chỉ tồn tại trong hình thức sáng tạo độc đáo của nó. Nếu không có hình thức sáng tạo nói đó thì nội dung có tính thẩm mỹ cũng không xuất hiện đƣợc và ngƣợc lại những sáng tạo hình thức ra đời bao giờ cũng do nhu cầu vê nội dung và gắn liên với một nội dung nhất định. Từ đó, cần phân biệt sự khác nhau giữa mỹ học duy tâm và mỹ học Mác-xít. Và cũng không máy móc theo quan điểm xã hội học biến việc phân tích tác phẩm thành phân tích cái xã hội mà nó phản ánh, "tác phẩm chỉ còn là một vật minh họa cho những lời lẽ phân tích tình hình xã hội tình hình đấu tranh giai cấp" (,66). Đối ngược với khuynh hướng này, có người chỉ nhằm "đi sâu vào nội dung có tính thẩm mỹ của bản thân tác phẩm, biến việc nghiên cứu phê bình tác phẩm văn học thành việc làm tìm tòi cái hay cái đẹp thuần túy...". Ngoài ra còn "khuynh hướng tách rời một cách không hợp lý nội dung và hình thức". (5,66) Những khuynh hướng nói trên đều dẫn tới tình trạng làm khô héo, nghèo nàn sự sáng tạo nghệ thuật.

70 2.2. Biện chứng của nội dung và hình thức

2.2.1. Tác giả nhận xét "nội dung có tính thẩm mỹ của tác phẩm luôn luôn có một phần tồn tại như một tiềm năng; tiềm năng này sẽ biến thành sức hoạt động tích cực và được bổ sung hoàn chỉnh hơn thông qua hoạt động tinh thần của người đọc" (5,70). Qua lý giải phân tích luận điểm này tác giả nêu bật vai trò tích cực của tiếp nhận nghệ thuật.

2.2.2. "Đặc điểm của nội dung có tính thẩm mỹ là nó tác động trực tiếp vào tình cảm".(5,71). Dạy học văn chương người thầy giáo đừng quên mục đích là để giới thiệu một phương pháp, góp một tiếng nói gợi ý cho học sinh tự mình đến với tác phẩm. "Vì thế, sự cảm thụ rất da dạng, sinh động. Nhưng cũng không phải theo đó mà xem việc khám phá tác phẩm là hoàn toàn chủ quan" (5,80).

3. Điểm sáng thẩm mỹ và mạch thẩm mỹ:

3.1. Tác giả nêu các khái niệm "mạch thẩm mỹ" "điểm sáng thẩm mỹ".

Bởi vậy, phân tích tác phẩm văn học là phân tích những điểm sáng những mạch liên hệ thẩm mỹ trong tính thống nhất của nội dung và hình thức.

3.2. Tác giả lại đê cập tới phép biện chứng của nội và hình thức qua việc miêu tả phản ảnh cuộc sống của nhà văn "nhờ cả một hệ thống vô số những mối liên hệ chằng chịt trong và ngoài tác phẩm nên nội dung mới phong phú vô tận cùng". Trong dạy học văn giáo viên phải biết hướng dẫn cho học sinh "phát hiện ra cái mạng rộng lớn những điểm sáng, những mạch thẩm mỹ, đi vào những "ý tại ngôn ngoại", thông cảm với cái rộng thênh thang của tác phẩm nghệ thuật..." (5,94).

3.3. Cuối cùng, xem tác động thẩm mỹ là sự tổng hợp của hai mặt

71

khách quan tác phẩm và chủ quan người đọc, tác giả lưu ý cần phải rèn luyện khả năng cảm thụ chủ quan để tránh những ấn tƣợng, những phát hiện sai lầm.

4. Xác định rõ và toàn diện chức năng nhiệm vụ môn văn trong trường phổ thông.

Tác giả nhằm vào yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo để đi sâu giải quyết các vấn đề nổi bật sau đây:

a. Về vấn đề xác định các chức năng và nhiệm vụ môn văn ở nhà trường phổ thông, tác giả thừa nhận: "thực tế cho thấy rằng nhiều điều non yếu, lộn xộn hiện nay trong dạy văn lại bắt nguồn từ quan niệm phiến diện hoặc chưa rõ về chức năng và nhiệm vụ của môn văn"

(5,99).

b. Về vấn đề xác định vị trí, nhiệm vụ của từng môn học, tác giả đặc biệt lưu ý người dạy cần hiểu sâu, nắm vững các tri thức yêu cầu của việc dạy học để tránh "truyền thụ những kiến thức lạnh lùng mà chính là đem sức sống của dân tộc đến cho học sinh" (5,104). Tác giả đã đề cập tới những vấn đề còn vướng mắc về nhận thức lí luận cùng thực tiễn cần được khai thông tiếp nhƣ: mức độ của việc dạy Tiếng, tính chất khoa học và nghệ thuật của môn Văn, vấn đề phát triển tƣ duy và bồi dƣỡng tình cảm.

c. Tác giả cũng đã cố gắng đi vào trình bày một số vấn đề dạy học cụ thể về các môn:

Tiếng Việt, giảng văn, văn học sử, làm văn. Riêng về giảng văn tác giả nhắc lại quan điểm dạy học hướng tới sự rung động, cảm thụ các giá trị thẩm mỹ, khơi gợi lòng ham hiểu biết sự hứng thú sáng tạo ở học sinh. Tác giả cũng đề xuất cách giải quyết vấn đề liên hệ thực tế và giáo dục tư tưởng trong dạy văn.

Nhờ vận dụng một số thành tựu về lí luận của một số ngành khoa

72

học, Dạy văn dạy cái hay cái đẹp đã góp phần giúp người đọc - đội ngũ giáo viên văn ở trường phổ thông - có những nhận thức mới để nhận ra bản chất, tác dụng của việc dạy văn ở nhà trường.

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học Sư phạm - Tâm lý: Giảng văn ở trường phổ thông trung học (lịch sử và triển vọng) (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(214 trang)