CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN DỊCH VỤ CÔNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH PHÚ YÊN
4.3 Nguyên nhân của những hạn chế của hoạt động thanh toán dịch vụ công
4.3.1 Hạn chế
*Hạn chế 1: Phạm vi triển khai hoạt động thanh toán các dịch vụ công qua ngân hàng tại Vietinbank Phú Yên còn hạn chế
Hiện nay, cơ cấu người dân thành thị tại tỉnh Phú Yên chỉ chiếm 35%, 65%
còn lại là người dân nông thôn và mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Yên phân bổ còn chưa đồng đều. Các chi nhánh, phòng giao dịch Vietinbank chủ yếu tập trung ở TP Tuy Hòa, các vùng có điều kiện
0
5
41 45
9 0
6
43
38
13
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý câu hỏi 10 Câu hỏi 11
kinh tế phát triển như huyện Tây Hòa, huyện Đông Hòa và huyện Sông Cầu.Vì vậy, việc đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng tại Vietinbank ở các huyện chưa có điểm giao dịch ngân hàng còn khá hạn chế.
*Hạn chế 2: Khả năng kết nối thông tin dữ liệu của Vietinbank Phú Yên và các đơn vị, tổ chức cung ứng dịch vụ công chưa đáp ứng được yêu cầu
Ngày nay, bất kỳ dịch vụ nào muốn phát triển mạnh thì đều đòi hỏi được đầu tư công nghệ hiện đại, an toàn, nhanh chóng. Do vậy, việc đẩy mạnh triển khai thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng cũng cần đòi hỏi khả năng kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu giữa Ngân hàng và các đơn vị, tổ chức cung ứng dịch vụ công phải thông suốt. Vấn đề này thì vượt thẩm quyền quyết định của các Chi nhánh NHTM vì cần phải tích hợp thông tin dữ liệu (số hóa đơn, số tiền thanh toán…) và sự tương thích về mặt kỹ thuật của các đơn vị, tổ chức cung ứng dịch vụ công và hệ thống Core banking của các Ngân hàng thương mại.
*Hạn chế 3: Đối tượng khách hàng sử dụng hoạt động thanh toán các dịch vụ công qua ngân hàng tại Vietinbank Phú Yên còn hạn chế
Phần lớn người dân trên địa bàn tỉnh vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt và nhận biên lai bằng giấy thay vì thanh toán tự động qua tài khoản ngân hàng và tin nhắn xác nhận qua điện thoại di động. Một bộ phận lớn cá nhân hưởng lương qua tài khoản ngân hàng nhưng chỉ rút tiền mặt tại các máy ATM và sau đó quay trở lại sử dụng, thanh toán bằng tiền mặt. Tâm lý ngại thay đổi phương thức thanh toán, thích được nhân viên đến tận nhà thu tiền thủ công, khách hàng vẫn chưa tin tưởng vào sự thuận lợi, sự an toàn trong thanh toán qua ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt.
Bên cạnh đó, mỗi tài khoản ngân hàng, mỗi thẻ ATM đi kèm với khá nhiều các khoản phí: phí mở tài khoản, phí mở thẻ, phí bảo hiểm thẻ, phí sử dụng thẻ, phí dịch vụ nhắn tin qua điện thoại, phí sử dụng dịch vụ mobile banking…và mỗi giao dịch chuyển tiền để thanh toán, khách hàng còn phải chịu phí chuyển tiền. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho khách hàng ưu tiên sử dụng thanh toán bằng tiền mặt, hạn chế sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
Bảng 4.12 Mức phí áp dụng cho tài khoản thanh toán
Các loại phí Mức phí
Phí mở tài khoản 0đ
Phí mở thẻ 50.000 đ
Phí quản lý tài khoản 2.200 đ
Phí quản lý thẻ 5.500 đ
Phí bảo hiểm thẻ 3.000 đ
Phí nhắn tin biến động số dư 9.900 đ Phí sử dụng dịch vụ Internet Banking 9.900 đ
(Nguồn: Biểu phí của Vietinbank năm 2018)
*Hạn chế 4: Thu nhập từ hoạt động thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng tại Vietinbank Phú Yên chưa tạo động lực thúc đẩy phát triển
Thu nhập từ hoạt động thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng đem lại chủ yếu là thu nhập từ số dư tiền gửi bình quân của các đơn vị cung ứng dịch vụ công mở tài khoản tại ngân hàng . Đây là khoản thu nhập bất ổn định và tuy thuộc là Nim theo từng thời kỳ, trong khi đó khoản thu nhập từ phí thu hộ thì lại tương đối thấp do chủ yếu các ngân hàng phát triển thanh toán dịch vụ công là để nhằm thu hút khách hàng mới và phát triển thương hiệu của mình đến khách hàng nên việc thỏa thuận mức phí hấp dẫn với các đơn vị hành chính công là điều hợp lý. Do vậy, điều này góp phần chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy cho các ngân hàng phát triển hoạt động thanh toán dịch vụ công .
*Hạn chế 5: Đầu tư nguồn lực chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng của hoạt động thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng
Hiện tại hoạt động thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng tại Vietinbank Phú Yên thực hiện chủ yếu là các giao dịch tại quầy, nhất là số lượng giao dịch thanh toán tiền điện và thu ngân sách đang ngày càng gia tăng. Trong khi, ở chi nhánh và PGD thì số lượng quầy giao dịch không thể đáp ứng đầy đủ chưa kể là các giao dịch thanh toán khác. Điều này cho thấy, Vietinbank Phú Yên phải làm sao để có thể đầu tư nguồn lực có thể tương xứng với với tốc độ tăng trưởng của hoạt động thanh toán
dịch vụ công qua ngân hàng là một bài toán khó. Bởi phát triển quy mô quầy giao dịch có thể sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng sẽ không mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Do vậy, đầu tư nguồn lực vào cơ sở hạ tầng công nghệ là một giải pháp tối ưu nhất cho Vietinbank Phú Yên.
4.3.2 Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan
-Chưa khai thác được nguồn khách hàng, chưa chú trọng khai thác hết tính năng và tiện ích trong hoạt động thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng và nghiên cứu các kênh thanh toán mới phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của KH.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ hướng dẫn khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong thanh toán các dịch vụ công như: trích nợ tự động hóa đơn tiền điện, nước, nộp tiền học phí, thanh toán viện phí bằng chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng, qua internet banking…. Đặc biệt là đối với những khách hàng, người dân ở vùng nông thôn của Vietibank Phú Yên còn thụ động, chưa có tính chuyên nghiệp, không liên tục nên không thuyết phục được khách hàng.
- Quan điểm, nhận thức trong kinh doanh của Vietinbank Phú Yên chưa có sự đổi mới về tính toàn diện của một ngân hàng hiện đại và vai trò tích cực của các sản phẩm dịch vụ mới trong môi trường kinh doanh hiện nay.
- Ban lãnh đạo ngân hàng chưa có định hướng rõ ràng và dài hạn về việc phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại nên chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể và chi tiết cho từng giai đoạn. Đồng thời, chưa thật sự quan tâm nhiều và đánh giá cao đối với công tác tạo mối quan hệ với các các đơn vị, tổ chức cung ứng dịch vụ công.
- Năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, phong cách giao dịch còn thiếu chuyên nghiệp.
- Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh chưa phù hợp, thiếu một bộ phận thật sự là chuyên chăm sóc, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn khi thực hiện thanh toán dịch vụ công trực tuyến.
- Công tác tổ chức đào tạo cán bộ thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ chưa được toàn diện, chưa đem lại hiệu quả cao.
- Hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở vật chất chưa hoàn thiện.
* Nguyên nhân khách quan
- Tình trạng thiếu hành lang pháp lý như là chưa có hướng dẫn cụ thể về việc mở tài khoản chuyên thu phí/lệ phí tại ngân hàng thương mại cho các cơ quan hành chính Nhà nước; chưa có hướng dẫn cụ thể điều chỉnh quan hệ các tổ chức trung gian (ví dụ: các trường học, bệnh viện, …) trong việc hợp tác với Ngân hàng phát hành thẻ thanh toán cho sinh viên, bệnh nhân, tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng có thể nhanh chóng hợp tác hiệu quả hơn.
- Do điều kiện kinh tế và thu nhập cá nhân của người dân còn thấp, trình độ dân trí chưa cao nên khó thích nghi với công nghệ hiện đại dẫn đến ngại sử dụng các SPDV hiện đại (các dịch vụ thẻ, dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, …).
-Thiếu sự đa dạng trong phát triển các kênh thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng - Do thói quen chi tiêu bằng tiền mặt của người dân nên tỷ trọng thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng còn thấp.
- Hệ thống Core Sunshine mới triển khai nên chưa ổn định, thường xuyên bị lỗi hệ thống, chưa khai thác hết tính năng, tiện ích của một hệ thống core banking hiện đại bậc nhất (tính năng chạy file thu hộ theo lô).
- NH Công Thương Việt Nam chưa đẩy mạnh cơ chế thi đua khen thưởng cho các chi nhánh, chưa chú trọng đến công tác đào tạo cho cán bộ chi nhánh khi triển khai SPDV mới.
Kết luận chương 4
Trong chương 4, tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động thanh toán dịch vụ công tại Vietinbank Phú Yên, cho thấy những thành tựu mà Vietinbank Phú Yên đã đạt được trong thời gian gần đây, qua đó cũng cho thấy được sự đóng góp của hoạt động thanh toán dịch vụ công vào hoạt động kinh doanh khởi sắc của chi nhánh.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích được các tồn tại phát sinh trong hoạt động thanh toán dịch vụ công tại chi nhánh, từ đó sẽ đưa ra các giải pháp để khắc phục những tồn tại này, nhằm phát triển hoạt động thanh toán dịch vụ công tại chi nhánh phát triển nhanh và hiệu quả hơn nữa trong thời gian sắp tới.