CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP BỐN KHÓ KHĂN VỀ VIẾT HỌC HÒA NHẬP
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.3. Văn bản và tạo lập văn bản
Khái niệm
Trần Ngọc Thêm trong “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” (Nhà xuất bản KHXH, 1985 – trang 22): Văn bản là một hệ thống trong đó các câu mới chỉ là phần tử cấu trúc văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung.
Theo Hoàng Thị Tuyết: Văn bản/ngôn bản là chuỗi các đơn vị lời nói được thể hiện dưới dạng một bài viết tay hoặc bản in.
Vậy có thể hiểu: Văn bản là sản phẩm của quá trình tạo lời được thể hiện dưới dạng bài viết, có tính thống nhất trọn vẹn về nội dung, ý nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức.
Văn bản sử dụng phương tiện chữ viết, có thể là một câu nói, câu khẩu hiệu, câu tục ngữ, một tin vắn, một bài thơ, một bài nghiên cứu, một lá đơn,…
Văn bản là phương tiện giao tiếp gián tiếp.
Nội dung của văn bản cụ thể, gắn liền với một đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp, cách thức giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp xác định.
Dưới đây là sơ đồ giao tiếp của văn bản :
Đặc trưng của văn bản
- Các câu liên kết chặt chẽ, mạch lạc;
- Nội dung thực hiện mục đích giao tiếp nhất định;
- Cấu trúc của văn bản gắn liền với nội dung văn bản, thông qua chức năng của nó.
Ðặc trưng của văn bản cũng thể hiện qua các tính chất:
- Tính hoàn chỉnh;
- Tính thống nhất;
- Tính liên kết;
- Tính mạch lạc.
Trong đó tính hoàn chỉnh và tính liên kết là hai đặc trưng cơ bản.
1.2.3.2. Tạo lập văn bản
TLVB được hiểu: Là giai đoạn người viết vận dụng kiến thức về từ, câu, đoạn văn để lần lượt hiện thực hóa đề cương thành văn bản.
Quá trình tạo lập văn bản bao gồm bốn giai đoạn tiếp nối nhau:
1/ Định hướng;
2/ Lập chương trình biểu đạt (lập đề cương);
3/ Tạo văn bản;
4/ Kiểm tra, sửa chữa văn bản (bản thảo).
Quy trình này chủ yếu là do các nhà khoa học phân giải cấu trúc của quá trình TLVB. Người TLVB không mấy khi thực hiện đúng quy trình này.
TLVB được tiến hành khi người viết tự chọn đề tài hay được yêu cầu với đề văn cho sẵn như trong nhà trường TH hiện nay.
Cụ thể hóa các bước của quá trình TLVB như sau:
Ðịnh hướng: Là giai đoạn người viết xem xét, phân tích đề tài/đề văn, trên cơ sở đó xác định chủ đề của bài viết, loại văn bản và hướng sưu tập tư liệu cũng như phạm vi giới hạn của tư liệu sẽ sử dụng.
Lập chương trình biểu đạt: Là giai đoạn người viết động não để triển khai, cụ thể hoá chủ đề thành các mặt chủ đề bộ phận thuộc nhiều cấp độ, kết hợp với việc tập hợp tư liệu cần thiết, trên cơ sở chọn lựa, sắp xếp lại thành đề cương (dàn ý) của bài viết với hệ thống các số mục, đề mục cụ thể.
Tạo văn bản là giai đoạn người viết vận dụng kiến thức về từ, câu, đoạn, văn bản để lần lượt hiện thực hoá đề cương thành văn bản dưới dạng bản thảo.
Kiểm tra sửa chữa bản thảo là giai đoạn người viết đọc lại bản thảo, phát hiện lỗi sai và sửa chữa để bài viết hoàn chỉnh hơn.
1.2.3.3. Tập làm văn
Tập làm văn là một phân môn trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học rèn kĩ năng nói và viết cho học sinh.
TLV được quan niệm là phần HS tập làm các văn bản văn học, các văn bản thông dụng khác. Bài văn (nói hoặc viết) là sản phẩm của vốn sống, vốn văn
học, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, sự thành thạo trong sử dụng ngôn ngữ của HS.
1.2.3.4. Dạy tập làm văn
Dạy tập làm văn là dạy học sinh cách tạo lập văn bản, rèn các kĩ năng viết văn bản.
HS sẽ được hướng dẫn những vấn đề cơ bản về văn bản ở nhà trường ngay từ bậc TH. Bài TLV thực chất là một văn bản giao tiếp gián tiếp với một đối tượng cụ thể (ngầm ẩn). Văn bản phải trả lời được các câu hỏi: Viết cái gì? Viết cho ai?Viết để làm gì? Thông qua các tiết học tiếng Việt, HS có được năng lực TLVB phù hợp, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.
Theo Nguyễn Thị Xuân Yến: Dạy tập làm văn là dạy học sinh tạo lập ngôn bản – đơn vị cao nhất, cuối cùng, đơn vị cơ bản của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vì vậy, năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ của học sinh được thể hiện rõ nhất, tập trung và toàn diện nhất trong bài tập làm văn
pháp dạy học Tiếng Việt 1 ở tiểu học, ĐHSP Huế, 2001)