CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP BỐN KHÓ KHĂN VỀ VIẾT HỌC HÒA NHẬP
1.6. Lí luận về dạy tạo lập văn bản
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp dưới dạng văn tự Hoạt động giao tiếp ngôn ngữ dưới dạng văn tự (chữ viết tay, in ấn, chạm khắc...) mới được coi là văn bản. Vì tồn tại dưới dạng văn tự nên văn bản thường được trau chuốt văn chương theo đặc điểm của một thể loại nhất định (SáchTiếng Việt thực hànhcủa Hữu Ðạt, Ngôn ngữ học-Khuynh hướng- Lĩnh vực- Khái niệm, tập 2, của nhiều tác giả).
Văn bản có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức
Về mặt nội dung: Một văn bản hoàn chỉnh về nội dung thường diễn đạt một thông tin trọn vẹn gồm thông tin hiển ngôn (thông tin bề nổi, có thể thấy
được ở câu chữ) và thông tin hàm ngôn (là thông tin bề sâu, là cách hiểu, là chủ ý của người viết và còn là cách hiểu của người tiếp nhận văn bản).
Về mặt hình thức: Văn bản có thể tồn tại độc lập. Chúng được hợp nhất bằng các phương tiện liên kết văn bản theo các quy tắc cấu tạo văn bản.
Văn bản có tính liên kết
Các thành tố của văn bản có mối quan hệ với nhau tạo nên tính liên kết.
Trong liên hệ nội tại, mối liên hệ giữa các ý tưởng trong các câu, các đơn vị trên câu được thể hiện nhờ liên kết hình thức. Các mặt liên kết nội dung và hình thức ấy được thể hiện ở nhiều cấp độ: Cấp độ các câu tiếp nối (liên kết liên câu), các câu gián cách và cấp độ các đơn vị trên câu như cụm câu, đoạn văn, tiết, mục, chương, phần trong quy mô toàn văn bản. Ðiều này làm văn bản có tính hệ thống. Người đọc văn bản chỉ có thể hiểu được từng câu, từng đoạn văn bản nếu đặt nó trong mối liên hệ với toàn bộ văn bản.
Văn bản luôn có mục tiêu
Mọi văn bản được tạo ra đều nhằm mục tiêu cụ thể: Viết cái gì?Viết cho ai?Viết để làm gì? Ðó là những câu hỏi luôn được đặt ra trước mỗi bài viết. Mục tiêu thực dụng ấy của văn bản quy định cách viết văn bản, quy định việc lựa chọn thể loại văn bản và các phương tiện ngôn từ quen dùng cho thể loại ấy.
1.6.2. Hệ thống ngữ pháp văn bản
Để tạo nên một văn bản hoàn chỉnh cần phải có hệ thống ngữ pháp văn bản. Nội dung của các câu, đoạn, phần trong văn bản đều tập trung thể hiện một chủ đề của văn bản đó. Về mặt hình thức cũng tương tự như vậy. Tính hoàn chỉnh về hình thức của văn bản là biểu hiện của tính thống nhất trọn vẹn của nội dung văn bản.
Hệ thống ngữ pháp văn bản bao gồm:
- Các đơn vị cú pháp: Từ + cụm từ + câu (hoặc từ + ngữ đoạn + câu) - Các đơn vị văn pháp: Câu + các đơn vị trên câu + văn bản.
Có thể hình dung ra các đơn vị của ngữ pháp văn bản qua sơ đồ sau:
Cụ thể:
Từ và cụm từ: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập để tạo câu. Đơn vị cấu tạo từ là tiếng.
Tiếng có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ khác và người ta cũng gọi chúng là các hình tiết (morphemesyllable).
Cụm từ do một số từ hợp lại với tư cách một đơn vị có sẵn, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ. Cụm từ có hình thức chặt chẽ, cấu trúc cố định, có tính thành ngữ.
Câu và các chỉnh thể trên câu
Câu được xem là đơn vị bản lề của hệ thống ngữ pháp văn bản. Câu là sự kết hợp của tiếng để diễn tả một sự việc/nhiều sự việc một cách đầy đủ.
Mỗi câu văn gồm có một hay nhiều mệnh đề.
Cụm câu là đơn vị ngôn ngữ trên câu, gắn bó chặt chẽ về nội dung và hình thức nhờ các phương tiện liên kết liên và thể hiện một chủ đề nhỏ nhất, không có khả năng chia thành các chủ đề nhỏ hơn.
Các chỉnh thể trên câu
Đoạn văn: Đoạn văn là đơn vị tạo thành văn bản, bao gồm một số câu.
Đoạn văn thường có cấu trúc như sau
Câu mở đoạn câu triển khai câu kết đoạn.
Mỗi đoạn văn có một kiểu cấu trúc nhất định như: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, song hành, móc xích, đặc biệt.
Cấu trúc văn bản trong tập làm văn ở tiểu học
VẤN ĐỀ ĐƯỢC NÓI TỚI
Câu 1 Câu 2 Câu n Đoạn
Người Người
tạo lập Đoạn 1 Đoạn 2 Đoạn n văn bản tiếp nhận
Kể Miêu Nhật
chuyện tả dụng
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc văn bản trong tập làm văn ở tiểu học
Mỗi loại văn bản có những mục đích giao tiếp riêng, hoàn cảnh giao tiếp riêng, đối tượng giao tiếp riêng nên có những đặc điểm riêng khi sử dụng các phương tiện ngôn ngữ. Vì vậy, cấu trúc của văn bản cũng có những nét riêng biệt. HS viết dạng văn bản nào thì tuân theo cấu trúc văn bản đó.
1.6.3. Các thể loại văn bản trong chương trình tập làm văn lớp bốn
Thuật ngữ thể loại được dùng đề chỉ các loại văn bản được dùng cho mục đích giao tiếp cụ thể, trong một ngữ cảnh cụ thể. Martin (1985) đã chia văn bản viết thành hai thể loại chính: sự thật và tưởng tượng. Tưởng tượng gồm: kể chuyện và miêu tả; Sự thật gồm: Tường thuật, báo cáo, trình bày, giải thích… [27]
Các thể loại làm văn được dạy ở lớp bốn như sau: Kể chuyện, tường thuật, miêu tả (tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối), viết thư và văn bản nhật dụng.
Thể loại văn kể chuyện: Trong các thể loại văn bản ở TH, TLV kể chuyện là thể loại văn nghệ thuật gắn liền với đời sống xã hội, có tác dụng giáo dục đạo đức, tư tưởng tình cảm, kỹ năng sống cho HSTH. Thể loại TLV kể chuyện vận dụng tổng hợp, ở mức độ cao, vốn tri thức về cuộc sống, về văn chương và các kĩ năng của người nói, người viết để thuyết phục nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động của người nghe, người đọc. Muốn làm
được bài văn kể chuyện thì phải có cốt truyện. Cốt truyện là một chuỗi sự việc có diễn biến, liên quan đến một hay một số nhân vật mà thông qua câu chuyện, thông qua số phận nhân vật, người kể muốn thể hiện ý nghĩa của cuộc đời, thấy được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, sống tốt hơn, đẹp hơn. Người ta có thể kể về con người, sự việc thật, đã xảy ra trên đời, cũng có thể “bịa” ra câu chuyện, “bịa” ra nhân vật dựa trên kinh nghiệm sống của mình nhưng không thể “bịa” ra ý nghĩa cuộc đời. Để làm được những điều đó, người kể chuyện cần phải biết xây dựng cốt truyện, đảm bảo được sự lập luận chặt chẽ khi kể, phải miêu tả đặc điểm ngoại hình, hành động, lời nói của nhân vật để làm rõ tính cách, thân phận của nhân vật.
Thể loại văn miêu tả: Văn miêu tả là sử dụng từ ngữ, câu văn để mô tả hình ảnh, hoạt động, đặc điểm nổi bật của sự vật (đồ vật, con vật, cây cối,…) làm cho người đọc hình dung được sự vật đang được miêu tả.
Trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, thể loại văn miêu tả chiếm một vị trí quan trọng. Ở lớp bốn, văn miêu tả được dạy 30 tiết với ba kiểu bài cụ thể: Tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. .
Mục đích của việc dạy văn miêu tả, giúp HS có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh; biết truyền những rung cảm của mình vào đối tượng miêu tả; biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn sáng rõ về nội dung, chân thực về tình cảm khiến người đọc thấy hiện ra trước mắt mình: Con người, cảnh vật, đồ vật,…cụ thể, sống động như nó vẫn tồn tại trong thực tế cuộc sống. Như vậy, có thể xem văn miêu tả là một bức tranh về sự vật bằng ngôn từ. Và để làm tốt một bài văn miêu tả, đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học. Kiến thức của các môn học này cộng với vốn sống thực tế sẽ giúp HS trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc và sống động. Qua đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, vốn sống, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp.
Văn bản nhật dụng: Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận về những vấn đề, hiện tượng gần gũi với đời sống con người và cộng đồng.
Văn bản nhật dụng có tính cập nhật đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày.
Ở TH, văn bản nhật dụng chủ yếu là đơn từ, thư,,…
Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng khá phong phú, đa dạng (kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong một văn bản).
1.6.4. Bố cục của một văn bản trong tập làm văn ở tiểu học
Dù là thể loại nào, kiểu bài nào thì bố cục của văn bản có kết cấu 3 phần:
Phần mở đầu (Đặt vấn đề, nêu vấn đề, mở bài, dẫn nhập, dẫn luận):
Giới thiệu một cách khái quát vấn đề mà văn bản đề cập đến. Nó thường được tách thành phần riêng (ở TH, yêu cầu các em chấm xuống dòng).
Phần chính (Giải quyết vấn đề, nội dung, thân bài): Phần chính có nhiệm vụ triển khai vấn đề đã được giới thiệu ở phần mở đầu. Phần chính có thể gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn giải quyết một nội dung, những nội dung đó liên kết với nhau chặt chẽ và theo một logic.
Phần kết (Kết thúc vấn đề, kết luận, kết bài): Khái quát hóa những điều đã trình bày ở phần chính và rút ra kết luận, nêu bài học liên hệ. Phần kết là khép lại văn bản. Dạy học văn bản ở TH thì thường cấu trúc văn bản có ba phần rõ rệt.
1.6.5. Các nhóm kĩ năng tạo lập văn bản viết trong tập làm văn
Nhóm kĩ năng tìm hiểu đề: Xác định nội dung, đối tượng, trọng tâm, thể loại, kiểu bài, hình thức văn bản.
Nhóm kĩ năng tìm ý và lập dàn ý : Gồm 2 kĩ năng bộ phận:
Nhóm kĩ năng diễn đạt trong bài văn: Gồm các kĩ năng bộ phận sau:
Kỹ năng diễn đạt : Dùng từ, viết câu
Liên kết câu - đoạn, diễn ý
giữa các câu, đoạn văn, bài văn.
Kỹ năng xây dựng đoạn và liên kết đoạn trong bài văn: Đảm bảo tính hướng nội (để duy trì mối quan hệ giữa các câu trong đoạn, để tách biệt các đoạn khác), đảm bảo được tính hướng ngoại (để duy trì mối quan hệ giữa các đoạn trong bài văn, để chứng tỏ nó là một phần của bài văn).
Nhóm kỹ năng phát hiện và sửa chữa lỗi trong bài văn: Tiến hành luyện tập nhóm kỹ năng này song song với luyện tập các nhóm kỹ năng khác. Việc luyện tập bao gồm một số loại lỗi xuất hiện phổ biến trong bài VMT
như: Lỗi về bố cục, lỗi về nội dung, lỗi diễn đạt.
Các nhóm kỹ năng TLVB viết trong phân môn TLV trên đây là cơ sở lý thuyết quan trọng giúp chúng tôi tìm ra các biện pháp dạy TLV cho học sinh KKVV.