CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP BỐN KHÓ KHĂN VỀ VIẾT HỌC HÒA NHẬP
1.7.6. Một số yếu tố ảnh hướng tới dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết
1.7.6.1. Yếu tố chương trình
Chương trình TLV bốn hiện hành được xây dựng đồng nhất cho tất cả HS. Kĩ năng TLVB chịu tác động từ hiểu biết của cá nhân từng HS. Học sinh KKVV có những khó khăn nhất định về năng lực tiếp nhận kiến thức, khả năng ghi nhớ công việc và một số các vấn đề khác mà nguyên nhân chính được cho là rối loạn chức năng thần kinh. Các em khó đáp ứng được chương trình học cùng các bạn trên lớp. Cần có một sự điều chỉnh chương trình phù hợp với khả năng học tập của các em.
Dạy TLV cho học sinh KKVV học hòa nhập cần chú ý một số vấn đề sau:
- Đánh giá xác định đúng năng lực của HS để điều chỉnh chương trình phù hợp;
- Việc điều chỉnh chương trình trên tinh thần giảm độ khó, giảm nội dung không cần thiết đối với HS, tăng thời gian làm bài cho các em;
- Cần có thêm chương trình can thiệp và hỗ trợ cá nhân HS;
- Các điều chỉnh về chương trình được thể hiện trong KHGDCN của HS.
1.7.6.2. Năng lực của giáo viên
Ở tiểu học, GV luôn quan tâm đến vấn đề học tập của HS. GV hỗ trợ để HS có thể hoàn thành được bài văn. Hỗ trợ hiệu quả tùy thuộc vào năng lực của GV. Thực tế hiện nay, phần lớn GV cho HS chép lại văn mẫu, một số GV đọc bài cho HS chép, một số GV tìm cách để HS tự mình có thể hoàn thành được bài TLV,… Dù cách nào thì có một thực tế trong trường TH hiện nay tồn tại một tỉ lệ không nhỏ những HS gặp KKVV.
Khuyết tật học tập, khó khăn về viết là những thuật ngữ khá xa lạ đối với GV. Hầu hết GV chưa biết đến khó khăn của HS không đến từ nguyên nhân khách quan như lười học, chưa được GV và PH quan tâm, hay do phương pháp dạy của GV mà do khó khăn nội tại, bản thân của các em. Tài liệu, thông tin về KKVV ở Việt Nam hiện nay rất khan hiếm, phần lớn là các tài liệu dịch, chưa thật thích ứng với điều kiện dạy học ở Việt Nam. Các chương trình đào tạo, tập huấn của Bộ GD&ĐT, của các tổ chức chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao năng lực của GV. Vì những nguyên nhân trên, một số GV bế tắc trong việc tìm ra các PPDH đặc thù. Càng kéo dài thời gian không được hỗ trợ, học sinh KKVV càng gặp khó khăn.
Cần phải có các biện pháp kịp thời, như sau:
- Tuyên truyền nhận thức trong CBQL, GV về học sinh KTHT (KKVĐ, KKVV và KKVT);
- Nâng cao năng lực dạy học hòa nhập học sinh KTHT, bồi dưỡng PPDH đặc thù, kĩ năng tổ chức lớp học, cách thức điều chỉnh nội dung, thiết bị đồ dùng dạy học,…
- Cập nhật thông tin thường xuyên để điều chỉnh kịp thời.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu lý luận, chúng tôi rút ra một số kết luận cần thiết đối với vấn đề KKVV, học sinh KKVV và những lí luận dạy TLV cho học sinh KKVV ở lớp bốn như sau:
1. KKVV là một dạng của KTHT. Trên thế giới đã có nhiều những công trình nghiên cứu khả thi về vấn đề này. Ở Việt Nam, nghiên cứu KKVV là một lĩnh vực nghiên cứu mới.
2. Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, KKVV là khả năng làm việc không hiệu quả của não bộ trong việc chuyển các kí tự thành chữ viết và sản xuất ý tưởng để TLVB. Theo các nhà nghiên cứu, KKVV xuất phát từ nguyên nhân não bộ và gen. Cũng có ý kiến khác cho rằng, Học sinh KKVV có sự hạn chế về trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ ngắn hạn làm ảnh hưởng đến khả năng giải mã, gọi tên sự vật và khả năng ghi lại những vấn đề giải mã. Và điều quan trọng hơn cả, KKVV đã làm ảnh hướng đến việc tạo chữ và khả năng TLVB.
Các đặc điểm, nguyên nhân và phân loại KKVV cũng được đề cập.
3. Hệ thống ngữ pháp văn bản và chương trình học TLV không chỉ khó đối với học sinh KKVV mà còn khó với những HS không gặp khó khăn về vấn đề này.
Hệ thống phương pháp và biện pháp dạy học, cách tiếp cận dạy học TLV trong trường TH hiện hành là tiền đề cơ bản cho việc điều chỉnh về nội dung và phương pháp dạy của GV trong lớp học hòa nhập học sinh KKVV.
KKVV hiện nay đang tồn tại trong trường TH, cần phải có biện pháp dạy học và hỗ trợ kịp thời.
CHƯƠNG 2