CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP BỐN KHÓ KHĂN VỀ VIẾT HỌC HÒA NHẬP
2.1. Công cụ đánh giá học sinh khó khăn về viết
2.1.3. Bộ công cụ đánh giá năng lực của học sinh
Để đánh giá năng lực của học sinh KKVV, chúng tôi xây dựng bộ công cụ gồm những vấn đề sau:
Nội dung:
1/ Viết 10 nét cơ bản (1/ Nét thẳng:, — , / , \; 2/ Nét cong: , , ; 3/ Nét móc: , , ; 4/ Nét khuyết: , ; 5/ Nét thắt);
2/ Viết 10 chữ cái ( , , , , , , ….);
3/ Nhìn – chép một đoạn chính tả (100 – 200 chữ/15 phút); Nghe – viết (chính tả âm vần).
4/ Điền thông tin cá nhân; Viết đoạn (bài) VMT theo yêu cầu của đề bài,…
Các yêu cầu: Viết đúng hình dáng, kích thước chữ cái; Ghép đúng âm, vần, tiếng; Viết rõ ràng, có thể nhận biết và đọc không bị nhầm lẫn; Biết cách nối các chữ cái, đặt dấu đúng quy định; Đảm bảo tốc độ viết; Biết điền các thông tin về bản thân; Biết viết một đoạn văn có tranh và các câu hỏi gợi ý.
Kĩ năng:
Tạo chữ: Đặt bút, rê bút, lia bút, viết liền mạch, dừng bút;
Chính tả: Chính tả là phép viết đúng hoặc lối viết hợp với chuẩn. Các kỹ năng cần có là kỹ năng sử dụng quy tắc chính tả, kỹ năng nghe –viết và nhìn – chép;
Tập làm văn: Kỹ năng điền thông tin cá nhân; Kỹ năng viết đoạn (bài) VMT theo yêu cầu của đề bài,…
Bộ công cụ thiết kế các bài tập phù hợp với mục đích đo nghiệm.
Chuẩn kiến thức, kỹ năng là chuẩn phù hợp nhận thức và kỹ năng của những học sinh KKVV.
Bảng 2.1. Ma trận Bộ công cụ đánh giá năng lực của học sinh lớp bốn
Tên kỹ năng Tạo chữ Chính tả Tạo lập VB
Độ khó Điền Viết
Nghe, thao Chữ Nhìn Nghe
của câu hỏi nét thông đoạn
tác bút cái chép viết
tin văn
N.biết
Dễ Hiểu 1(1)
V.dụng 1 (2) 1 (3) 1 (5)
Trung N. biết
Hiểu 1(7)
bình V.dụng 1(4) 1(6)
N.biết
Khó Hiểu
V.dụng
Cộng 1 1 1 1 1 1 1
Bộ công cụ gồm 7 bài tập, đo ở ba lĩnh vực:1/ Tạo chữ,2/ Chính tả và 3/ Tạo lập văn bản, chấm theo thang điểm 100.
Yêu cầu: Cấu trúc hợp lí, đo được kiến thức, kĩ năng viết và các lỗi mắc phải thường xuyên của HS.
Thử nghiệm bộ công cụ
Bộ công cụ được thẩm định bởi một hội đồng gồm các chuyên gia trong lĩnh vực Tiếng Việt, Giáo dục Đặc biệt, Tâm lí, Giáo dục học,… Bộ công cụ được thử nghiệm diện rộng.
Mẫu thử nghiệm: HS có kết quả học tập môn Tiếng Việt thấp, HS nghi ngờ KKVV lớp bốn.
Thời gian thử nghiệm: Tháng 5/2015
Bảng 2.2. Mẫu thử nghiệm Bộ công cụ đánh giá năng lực của học sinh lớp Bốn khó khăn về viết
TT Cơ sở khảo sát Nữ Nam Tổng
1 Trường TH Nguyễn Trãi – TP Hà Nội 11 8 19
2 Trường TH Đông Kết – Hưng Yên 8 14 22
3 Trường TH Hoà Bình – TP HCM 13 12 25
4 Trường TH Bình Hàn – Hải Dương 9 12 21
5 Trường TH Huỳnh Ngọc Huệ, Đoàn Thị 3 7 10
Điểm, Nguyễn Bá Ngọc – TP Đà Nẵng
Kết quả thử nghiệm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3. Kết quả thử nghiệm Bộ công cụ đánh giá năng lực học sinh lớp Bốn khó khăn về viết
Nội dung đo NT ĐK HB TM HNH,ĐTĐ,NBN
(n=19) (n=22) (n=25) (n=21) (n= 10)
Nghe - thao 5.63 5.78 4.63 5.12 7.35
tác bút Tạo chữ
Nét 3. 82 3.15 3.27 3.21 3.78
(Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ &
Nghe - viết 2,44 1.95 3.23 3.04 3.08
Tạo lập Điền thông tin 22.67 25.86 25.13 21.09 19.56
văn bản
VB miêu tả 3,35 3.12 3.06 3.14 2.98
Kiểm định tiêu chuẩn của bộ công cụ
Để bộ công cụ có giá trị sử dụng trong việc đánh giá đặc điểm năng lực của học sinh KKVV thì nhất thiết phải chứng minh được độ tin cậy. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0.6
Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Các mức giá trị của Alpha, lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Kết quả thử nghiệm cho thấy lỗi mắc phải của HS là ngẫu nhiên. Cơ sở dữ liệu trong thử nghiệm tương đồng với chuẩn. Sử dụng bộ công cụ này có thể xác định được đặc điểm lỗi mắc phải, mức độ khó khăn của học sinh KKVV.
Về độ lệch chuẩn của bộ công cụ, tính theo giá trị dưới chuẩn từ 1.5 đến 2.0 SD. Các độ lệch chuẩn đều được đo theo từng kĩ năng của HS (tạo chữ,
chính tả và TLVB). Nếu HS chỉ khó khăn với một lĩnh vực, người đánh giá cần tập trung đo độ lệch chuẩn ở kĩ năng đó. Với HS có khó khăn với TLVB thì độ lệch chuẩn trên 2.0 là tỉ lệ mắc lỗi cao. Độ lệch chuẩn đo được ở bộ công cụ được tính như sau: SD1 = 1.52; SD2 = 1.40 và SD3 = 1.98.
Bảng 2.4. Trung bình dấu hiệu biểu hiện khó khăn về viết
Nhóm HS R SD
1 2 3
Nguyễn Trãi (n =19) 0.75 2.00 2.00 1.75
Đông Kết (n=22) 1.25 2.60 1.00 2.16
Hòa Bình (n=25) 1.50 1.00 1.00 3.00
Tứ Minh (n=21) 1.75 1.00 2.00 2.00
Huỳnh Ngọc Huệ, Đoàn Thị Điểm, 1.00 1.00 1.00 1.00 Nguyễn Bá Ngọc (n=10)
Tổng (n=97) 1.25 1.52 1.40 1.98
Kết luận: Bộ công cụ có tính khả thi, có thể sử dụng để đánh giá năng lực, phân loại lỗi và nhận diện được khó khăn của HS. Khuyến khích GV và các chuyên gia nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt có thể sử dụng kiểm tra năng lực của học sinh KKVV hoặc căn cứ vào quy trình trên để thiết kế các phiếu bài tập phù hợp với HS.