Những nguyên tắc dạy tập làm văn trong lớp học hòa nhập học sinh khó khăn về viết

Một phần của tài liệu Dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết học hòa nhập (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP BỐN KHÓ KHĂN VỀ VIẾT HỌC HÒA NHẬP

1.7.2. Những nguyên tắc dạy tập làm văn trong lớp học hòa nhập học sinh khó khăn về viết

Dạy tập làm văn chú ý đến khả năng tiếng Việt vốn có của học sinh Mỗi đứa trẻ sinh ra và lớn lên đều có khả năng tiếng Việt nhất định.

Theo cách gọi của dân gian thì đó là “vốn tiếng Việt”. Vốn tiếng Việt của HS được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, gắn liền với môi trường sống và giao tiếp (gia đình và thế giới xung quanh của các em). Vì vậy khả năng sử dụng tiếng Việt ở mỗi đứa trẻ là không không đồng đều và tự thân tiếng Việt nó cũng chứa các yếu tố tích cực, tiêu cực. Chú ý đến trình độ vốn có của HS là người GV cần nắm được khả năng sử dụng tiếng Việt của các em ở mức độ

nào. Trên cơ sở đó, đề ra được những biện pháp dạy học hoặc hỗ trợ thích hợp nhằm khắc phục những khó khăn mà HS đang gặp phải trong học tập.

Dạy tập làm văn phù hợp với khả năng và nhu cầu của học sinh khó khăn về viết

Với quan điểm, mỗi học sinh KKVV là một cá nhân có những đặc điểm khác nhau, vốn kinh nghiệm sống, môi trường sống và vốn kiến thức khác nhau, có những khó khăn ở các mức độ khác nhau, sở thích, thiên hướng khác nhau và nhu cầu cũng khác nhau vì vậy dạy học cần phù hợp với khả năng và nhu cầu của các em.

Đảm bảo tất cả học sinh được hoạt động cùng nhau

GDHN là hình thức dạy học HSKT học chung với các HS khác trong một lớp, cùng một thời gian, cùng một chương trình. Những HS đã được đánh giá có thể hòa nhập trường phổ thông thì nhà trường và GV cần tạo điều kiện cho các em học hòa nhập sớm nhất có thể, đó là môi trường học tập thuận lợi giúp các em phát triển khả năng của mình và giao lưu với các bạn cùng trang lứa. Ở những trường có học sinh KKVV học hòa nhập, GV cần có những điều chỉnh nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức trong dạy học để sao cho học sinh KKVV cùng học tập với các HS khác trong lớp.

Hỗ trợ cá nhân trên cơ sở những điểm mạnh của học sinh

GV chủ nhiệm, GV dạy tiếng Việt ở TH và GV giáo dục đặc biệt (nếu có) cần có sự thống nhất với nhau về cách thức và biện pháp hỗ trợ cho HS trong kế hoạch giáo dục cá nhân. Việc hỗ trợ được dựa trên cơ những điểm mạnh của HS. Học sinh KKVV có thể gặp khó khăn khi trình bày ý tưởng trên giấy nhưng các em hoàn toàn bình thường về khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ lời nói, khả năng nghe - hiểu và khả năng viết chính tả. Nhiều HS có thể diễn đạt rất lưu loát, đọc thành tiếng hoặc đọc hiểu tốt, viết chính tả nhanh và không có vấn đề với chính tả. GV căn cứ vào khả năng của các em, thiết kế các câu hỏi, các bài tập hoặc các hình thức trình bày khác để HS có thể phát huy những điểm mạnh của mình, tạo hứng thú học tập cho các em.

1.7.3. Cấu trúc chương trình và nội dung dạy học tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết

1.7.3.1. Cấu trúc chương trình tập làm văn bốn

Ở lớp bốn, tất cả HS được học các thể loại và kiểu bài: Kể chuyện, miêu tả (đồ vật, cây cối, con vật) và văn bản nhật dụng (viết thư, trao đổi ý kiến, giới thiệu các hoạt động, tóm tắt bản tin). Chương trình cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.1. Cấu trúc chương trình tập làm văn 4

Số tiết Học kì 1 Học kì 2 Cả năm Loại văn bản

Kể chuyện 19 19

Miêu tả: 29

- Khái niệm về miêu tả 1

- Miêu tả đồ vật 6 4 (10)

- Miêu tả cây cối 11 (11)

- Miêu tả con vật 8 (8)

Các loại văn bản khác

- Viết thư 3 3

- Trao đổi ý kiến 2 2

- Giới thiệu hoạt động 1 1 2

- Tóm tắt tin tức 3 3

- Điền vào giấy tờ in sẵn 3 3

Với học sinh KKVV, các vấn đề trong chương trình được điều chỉnh phù hợp với năng lực nhận thức và khó khăn của các em thông qua một bản Kế hoạch giáo dục cá nhân (KHGDCN). Mỗi HS là một điều chỉnh khác nhau.

1.7.3.2. Nội dung dạy tạo lập văn bản viết cho học sinh khó khăn về viết NDDH cụ thể như sau:

 Lập dàn ý sơ lược, dàn ý chi tiết, liên kết câu trong đoạn, từ đoạn rút ra dàn ý, chuyển dàn ý thành bài văn;

 Mở bài, kết bài trong bài văn;

 Viết bài kể lại một câu chuyện đã trải qua, kể lại một truyện đã đọc, đã nghe; Luyện viết bài văn tả cảnh, tả đồ vật, tả cây cối, con vật;

 Viết đơn từ, giấy mời, điện báo, báo cáo; Viết thư từ (thăm hỏi, cảm ơn, trao đổi công việc).

Các nội dung trên được điều chỉnh phù hợp với khả năng và khó khăn của từng HS.

Một phần của tài liệu Dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết học hòa nhập (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(217 trang)
w