CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP BỐN KHÓ KHĂN VỀ VIẾT HỌC HÒA NHẬP
1.3. Nhận diện và nguyên nhân khó khăn về viết
1.3.1. Nhận diện khó khăn về viết và học sinh khó khăn về viết
Học sinh KKVV có chỉ số IQ > 70;
Khó khăn về tạo chữ: Đối với HS có những bất thường trong cấu trúc não bộ hoặc bị tổn thương vùng não có chức năng điều khiển cơ bắp, tùy theo mức độ lệch lạc của cấu trúc, mức độ tổn thương của não bộ mà phần cơ của trẻ có thể lỏng lẻo hoặc co cứng, các trương lực cơ co liên tục khiến trẻ sẽ bị co thắt ở bàn tay, cánh tay, vai, hông. Điều này dẫn đến trẻ cầm bút khó khăn, cầm bút sai quy cách, đưa bút ngoài ý muốn của các em.
HS viết chữ khó đọc, viết thiếu nét, đảo ngược các chữ, các con chữ, viết không rõ độ phân cách giữa các chữ và các con chữ;
Khó khăn với chính tả: Viết sai, mắc nhiều lỗi chính tả, các lỗi lặp lại nhiều lần;
Khó khăn TLVB: HS không hiểu yêu cầu của đề bài hoặc hiểu nhưng không đưa ra được ý tưởng cho bài viết, dẫn đến không biết viết gì/ hoặc viết không đúng yêu cầu của đề bài. HS không được bố cục, không nắm được cách liên kết câu, sắp xếp ý lộn xộn, các ý được lặp đi lặp lại nhiều lần trong văn bản, câu văn viết không có hình ảnh hoặc không đúng mục đích và yêu cầu của văn bản.
Rối loạn về ngữ pháp: Viết câu không có nghĩa, thừa hoặc thiếu dầu câu, viết sai dấu câu, thiếu bộ phận chính của câu, vốn từ hạn hẹp, dùng từ sai hoặc không phù hợp với ngữ cảnh,… Những lỗi này lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc kết hợp cả hai lỗi trên.
Các vấn đề tâm lí đi kèm KKVV: Vấn đề tâm lí thường gặp ở học sinh KKVV là sự căng thẳng, lo lắng khi phải làm bài văn viết. Các em thường có những biểu hiện khóc hoặc chống đối không chịu hoàn thành bài tập. Nếu vấn đề này thường xuyên xảy ra sẽ gây thất vọng cho trẻ và có thể dẫn tới bệnh lí do căng thẳng gây ra.
Cần lưu ý rằng vấn đề xảy ra với trẻ em thường sẽ không mất đi theo thời gian, mà vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến khi lớn.
1.3.2. Những nguyên nhân gây khó khăn về viết
Cho đến nay, nguyên nhân thực sự của KKVV vẫn tồn tại nhiều giả thuyết
khác nhau.Thể hiện trên các tài liệu tập trung vào hai nhóm nguyên nhân chính: Nguyên nhân sinh học và nhận thức. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khách qua khác.
1.3.3.1. Nguyên nhân sinh học:
Nhóm các nhà nghiên cứu về sinh học thì quan tâm đến não bộ và gen.
Sự cấu trúc bất thường trong não và gen di truyền là hai giả thuyết cơ bản.
Vấn đề của não bộ: Thể hiện trong các tài liệu nghiên cứu các nguyên nhân sau:
- Tăng sinh võ não;
- Cấu trúc bất thường của bán cầu não trái; - Thiếu hụt vùng trung khu thần kinh;
- Sự kết nối không hoàn hảo giữa các vùng của não bộ.
Các yếu tố về sinh lí học thần kinh:
-Rối loạn khu vực thần kinh có chức năng tiếp nhận và sản sinh ngôn ngữ;
- Khu vực xử lí nhận thức bị suy kém (ý thức về âm vị, trí nhớ làm việc, nhớ từ vựng) ảnh hưởng đến chức năng ngôn ngữ, làm thay đổi một hoặc nhiều quy trình liên quan đến việc học viết (khó khăn với chính tả);
- Rối loạn chức năng hệ thống xử lí thu thập thông tin, tổ chức, bộ nhớ, sử dụng thông tin ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Bẩm sinh và yếu tố di truyền:
KKVV xuất hiện trong những gia đình có những thành viên có vấn đề liên quan đến những khó khăn này. Những yếu tố khó khăn xuất hiện rõ rệt ở mối quan hệ họ hàng đời thứ nhất. Nghiên cứu của Berninger (2011) cho thấy khoảng 25 - 60% cha mẹ của trẻ có rối loạn về viết cũng có những khó khăn tương tự [34];
Nghiên cứu về di truyền cho thấy một vùng ở nhiễm sắc thể số 6 có liên quan đến những KKVV (DSM-V, APA, 2013).
1.3.3.2. Nguyên nhân từ nhận thức
Nhóm nguyên nhân này được xác định bởi các nhà nghiên cứu về Ngôn ngữ học, Tâm lí học Giáo dục học, Giáo dục Đặc biệt. Sự khiếm khuyết về trí
nhớ được nêu ra như một cách thức giải thích khác đối với nguyên nhân KKVV. Các nhà nghiên cứu cho rằng, học sinh KKVV có sự hạn chế về trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ ngắn hạn làm ảnh hưởng đến khả năng giải mã, gọi tên sự vật và khả năng ghi lại những vấn đề giải mã.
1.3.3.3. Các nguyên nhân khác Đó là những nguyên nhân:
Sự bất thường trong quá trình mang thai, thai nhi tiếp xúc với các chất kích thích như: rượu, bia, ma túy,…. đẻ non hoặc kéo dài tháng sinh;
Tai nạn sau khi sinh, trấn thương não, suy dinh dưỡng hoặc tiếp xúc với các chất độc hại như kim loại, thuốc trừ sâu,…
Những vấn đề bệnh lý xuất hiện đồng thời: học sinh KKVV có thể mắc nhiều hơn một chứng bệnh trong những chứng bệnh phổ biến sau: rối loạn tăng động giảm chú ý; rối loạn hành vi; hội chứng Tourette (chứng rối loạn thần kinh trầm trọng) - Đa tật;
Đến nay, việc tìm kiếm các nguyên nhân gây KKVV của HS vẫn tiếp tục được nghiên cứu.