CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP BỐN KHÓ KHĂN VỀ VIẾT HỌC HÒA NHẬP
1.4. Phân loại khó khăn về viết
Dạng 1. Khó khăn về tạo chữ
HS gặp khó khăn với vấn đề di chuyển và vận động tinh. Vận động tinh của HS liên quan đến đầu ra của thông tin từ não bộ. Não bộ kết nối với các cơ thần kinh các chi để thiết kế hoạt động. Những hoạt động này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ. Khó khăn tạo chữ thường có nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân cơ bản sau:
- Do sự kết nối không hoàn hảo của não bộ;
- Do rối loạn xử lí hình ảnh trực quan như méo mó về hình dạng, đảo ngược chữ, tri nhận bỏ cách chữ, bó cách dòng, ... ,
- Nhận thức trực quan cũng có thể ảnh hưởng đến vận động tinh. Đây cũng là một nguyên nhân khiến trẻ có khó khăn về tạo chữ.
Một ví dụ khó khăn về tạo chữ:
Dạng khó khăn về tạo chữ. HS không viết được đoạn văn trong khi đọc và hiểu nội dung đoạn văn dài hai câu. Thể hiện nội dung bài viết bằng hình vẽ
Dạng 2. Khó khăn với chính tả
HS khó khăn về chính tả thường có vấn đề với trí nhớ ngắn hạn. Như đã nói ở trên, trí nhớ ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng giải mã, gọi tên sự vật và khả năng ghi lại những vấn đề giải mã. Bên cạnh vấn đề trí nhớ ngắn hạn, những yếu tố khác cũng dẫn đến ảnh hưởng chất lượng của văn bản như mắt và tai. Đây là hai phương tiện chủ yếu của việc cung cấp thông tin đến não, được gọi là "đầu vào". HS khó khăn trong việc ghi nhớ hình ảnh chữ (nhìn - viết) và tiếp nhận thông tin qua thính giác, giải mã bằng chữ viết (nghe - viết).
Nếu tai hoặc mắt làm việc không hiệu quả thì hoạt động viết bị ảnh hưởng.
Khả năng nghe, phân biệt âm thanh sai lệch dẫn đến khó khăn khi nghe các từ và hiểu các khái niệm cơ bản, nghĩa cơ bản của từ. Vấn đề này rất phổ biến.
Những học sinh KKVĐ cũng thường gặp các vấn đề với chính tả, đặc biệt là chính tả nghe – viết.
Ví dụ khó khăn với viết chính tả:
Khó khăn với chính tả nghe-viết và nhìn - chép
Dạng 3. Khó khăn trong tạo lập văn bản
Khả năng TLVB liên quan đến khả năng hiểu ngôn từ và sản sinh đề xuất ý tưởng. Văn bản được xem là hoạt động đầu ra của não bộ bởi vì nó đòi hỏi phải tổ chức những suy nghĩ trong não bộ và phải đưa ra những ý tưởng phù hợp với nội dung yêu cầu văn bản. Dấu hiệu của khó khăn trong TLVB dựa trên những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ tiếp nhận và sản sinh ra văn bản. Ảnh hưởng của não bộ được xem là vấn đề cơ bản nhất trong việc sản sinh/ đề xuất ý tưởng để TLVB.
Ví dụ về TLV:
Nội dung bài viết không rõ nghĩa
1.4.2. Phân loại theo chức năng của cơ quan bị rối loạn Dạng 1. Rối loạn vận động viết
Rối loạn vận động viết có nguyên nhân từ các kỹ năng vận động tinh, trương lực cơ yếu, hoặc vận động cơ không định hướng, dẫn đến cử động vụng về. Học sinh KKVV do vận động tinh thì chỉ có thể viết các nội dung đơn giản, ngắn với một sự nỗ lực và cần phải có nhiều thời gian. Việc viết cũng không duy trì được lâu bởi lẽ khi phải viết đoạn văn dài, HS sẽ rất đau đớn. Nguyên nhân là do cơ chế của các cơ có chức năng thực hiện hoạt động viết được điều
khiển từ não bộ. Việc co cứng các cơ dẫn đến trẻ cầm bút không chặt, các ngón tay cứng lại, các cơ tay điều khiển các chuyển động không theo chỉ huy của não bộ, vì vậy việc đưa bút gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ chậm viết văn bản chậm. Chữ viết do rối loạn vận động viết rất khó đọc.
Dạng 2. Rối loạn tri giác không gian
Do có khiếm khuyết về tri giác không gian mà chữ viết của những HS hoặc là không đọc được hoặc là rất khó đọc. Việc tri giác hình ảnh bao gồm:
Khả năng đọc hình ảnh, phân biệt hình ảnh, bao quát hình ảnh, … HS khó phân biệt các chữ cái giống nhau như b/d; p/q; v/r, ch/nh, s/r …; không định hình được chữ cái đó viết như thế nào; nhìn chữ mờ hoặc đảo ngược,... Khó khăn trong tri giác đi kèm với vấn đề mã hoá, là khả năng nhớ lại hình ảnh đã được tri giác chuyển những hình ảnh đó thành chữ viết tay. HS thường không biết cách làm thế nào để viết được chữ cái hoặc sắp xếp các chữ cái đó thành các chữ hoặc ghi chép lại được một văn bản. Những HS khả năng mã hóa kém thường rất ngại viết tay và hay gặp vấn đề với lỗi chính tả.
Dạng 3. Rối loạn khả năng lập kế hoạch và thực hiện
Ở phần bán cầu não trái có một bộ phận giữ chức năng nhiệm vụ thiết lập ý tưởng, xây dựng kế hoạch. Các thông tin qua xung thần kinh từ các cơ quan giác quan đến não cung cấp vị trí và chuyển động của các thông tin, sau đó điều chỉnh dựa trên những xung thần kinh để thay đổi mô hình chuyển động của nó cho đến khi mong muốn đạt được. Nếu một trong các bộ phận này bị tổn thương, lập tức dẫn đến việc khó khăn khi đưa ra các ý tưởng về nội dung văn bản, cách trình bày văn bản. Những HS khó khăn TLVB thường có vấn đề với vùng bán cầu não trái này.
Như vậy, một trong ba rối loạn trên xuất hiện thì đều ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng TLVB. Trong đó, rối loạn khả năng lập kế hoạch và thực hiện có ảnh hưởng nhiều nhất.