CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP BỐN KHÓ KHĂN VỀ VIẾT HỌC HÒA NHẬP
2.2. Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng
2.2.4. Kết quả khảo sát
2.4.2.4 Thực trạng dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết
Hiểu biết của giáo viên và cán bộ quán lí về học sinh khó khăn về viết
KKVV là một thuật ngữ khá mới mẻ đối với GV. Trong thực tế dạy học, GV và CBQL đều công nhận, trong lớp học cũng có một số em không viết được bài chính tả hoặc rất khó khăn trong ghi chép bài, có một số HS không làm được bài TLV mặc dù GV đã dành rất nhiều thời gian để hướng
dẫn. Phần lớn GV đều cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc các em có kết quả học tập phân môn TLV thấp là do các em không chú ý nghe giảng, không chịu làm bài tập, gia đình chưa quan tâm và các lí do khác.
Sau khi nghe chia sẻ thông tin về một dạng khó khăn đặc thù trong học tập (khái niệm, nguyên nhân, đặc điểm, các dạng khó khăn,…) thì các thầy cô đã nhận thấy, có một bộ phận HS học tập không hiệu quả mà cho đến bây giờ mới được chỉ rõ nguyên nhân tại sao các em lại gặp những khó khăn ấy. Dưới đây là xác nhận của GV về các biểu hiện khó khăn của HS thông qua các tiêu chí đánh giá các khó khăn mắc phải của HS.
Bảng 2.16. Nhận định của giáo viên và cán bộ quản lí về học sinh khó khăn về viết Ý kiến
Các tiêu chí nhận diện
Số lượng Tỉ lệ % (n=181)
Hiểu thế nào là KKVV 76 41.98
Nhận diện được học sinh KKVV 65 35.91
Phân loại được KKVV ở HS 49 27.07
Phân tích và bàn luận:
Số lượng GV và CBQL tham gia vào đánh giá khảo sát thực trạng là 181 người. Trong đó, số GV và CBQL đã được tập huấn về GDHN, nghe đến một đối tượng gặp khó khăn học tập đặc thù, học sinh KKVV là 41.98%. Như vậy, trong thực tế, số lượng GV và CBQL chưa hề biết đến học sinh KKVV là gì chiếm trên 50%. Điều này đồng nghĩa, học sinh KKVV được xếp chung với nhóm HS học TLV không hiệu quả vì các nguyên nhân khác như: lười học, bị bỏ rơi giáo dục, HS là người dân tộc hoặc tiếng Việt không phải là ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ,… Cũng trong số 181 GV và CBQL tham gia khảo sát, có 65 GV có thể nhận diện được học sinh KKVV nhưng không rõ cách xác định nguyên nhân. Tỉ lệ không thể
nhận diện được học sinh KKVV ở GV chiếm 35.91%. Số lượng này trong thời điểm hiện nay, khi mà Bộ Giáo dục & Đào tạo đã tổ chức các đợt tập huấn về GDHN trên phạm vi toàn quốc thì được cho là thấp. Điều này cho thấy, GDHN ở địa bàn khảo sát thực hiện chưa đều ở các đối tượng HS khuyết tật, nhất là với những học sinh KTHT đặc thù. Một số GV, trong quá trình dạy học đã nhận biết được những khó khăn của HS. Theo mô tả của các thầy/cô thì trong thực tế có những HS viết chậm hoặc không viết được, một số HS không biết làm bài văn, hoặc có những HS thường xuyên viết sai chính tả, thêm, bớt chữ hoặc viết không đúng dòng,… Nhận diện HS ở mức độ này là 49 thầy/cô, chiếm tỉ lệ là 27.07%. Để nhận diện được học sinh KKVV nhìn chung, cần có tập huấn chuyên sâu đến các CBQL cấp trường, các thầy/cô trực tiếp tham gia giảng dạy ở các lớp.
Hiểu biết của cán bộ quản lý và giáo viên về nguyên nhân gây khó khăn về viết
Nhận định của cán bộ quản lí:
Nhận định của cán bộ quản lí qua phiếu hỏi về nguyên nhân HS có khó khăn đặc thù được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.17. Nhận định của cán bộ quản lí về nguyên nhân khó khăn về viết của học sinh Số ý kiến
STT Nguyên nhân SL TL %
(n=60)
1 Gia đình có hoàn cảnh khó khăn 33 55.00
2 Thiếu động cơ học tập 24 40.00
3 Tiếng mẹ đẻ không phải tiếng Việt 40 66.66
4 Bị KTHT 7 11.66
5 HS dân tộc khác 45 75.00
6 Bị bỏ rơi giáo dục 13 21.66
Nhận định của giáo viên:
Bảng 2.18. Nhận định của giáo viên về nguyên nhân khó khăn về viết của học sinh Số ý kiến
STT Nguyên nhân SL TL
(n=121) %
1 PH và GV không trao đổi thường xuyên 70 57.85
2 PH chưa có phương pháp kèm con học bài. 84 69.42
3 Hoàn cảnh gia đình khó khăn 67 55.37
4 HS làm việc phụ giúp gia đình 55 45.45
5 Gen di truyền 8 6.61
6 HS không chú ý học tập 36 29.75
7 HS sử dụng tiếng phổ thông chưa thành thạo 42 37.71
8 HS lười học 46 38.01
9 HS thiếu đồ dùng học tập 95 78.51
10 Ảnh hưởng của não bộ 19 15.70
11 HS tiếp thu bài chậm, hay quên 39 32.23
Phân tích và bàn luận:
Từ các bảng trên cho thấy:
- CBQL và GV đều chưa nhận thấy KKVV của HS đều có nguyên nhân từ bản thân trẻ như trong kết quả khảo sát trực tiếp trẻ ở bảng 2.18 và 2.19
- Có đến 33/60 CBQL cho rằng HS học tập không hiệu quả là do có hoàn cảnh khó khăn nên gia đình không có điều kiện quan tâm, hỗ trợ các em học tập ở nhà, 81/121 GV cho biết, các em có hoàn cảnh khó khăn, 45/60 GV cho rằng HS là người dân tộc, tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ vì vậy khả năng sử dụng tiếng Việt chưa tốt, nhiều HS phát âm sai, viết sai chính tả và không biết cách làm văn đều do nguyên nhân kể trên. Một số ít thầy/cô đứng lớp có nghi ngờ HS có khó khăn là do một nguyên nhân nào đó mà họ chưa biết. Trong thực tế dạy học ở những địa bàn này thì nhận định của GV và CBQL là không sai và đây là một cách nhìn nhận của đại đa số CBQL và GV.
- PH không có khả năng hướng dẫn các em học tập ở nhà, 84/121 GV khẳng định. Đây là một thực tế ở vùng nông thôn, nhất là vùng núi và vùng dân tộc ít người như huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương hay huyện Hòn Đất, vùng đảo của thị xã Hà Tiên.
- Có 7/30 CBQL cho rằng các em bị KTTT; 19/121 GV cho rằng, các em KKVV là do não bộ của các em có vấn đề; Có 8/121 GV cho rằng gen di truyền. Mặc dù số lượng GV và CBQL hiểu đúng vấn đề là rất ít, tuy nhiên đây là một tín hiệu tốt.
- Hầu hết, CBQL và GV cho biết, các nguyên nhân đều là do môi trường sống và môi trường học tập của các em. Đây là những nguyên nhân có thực xong lại là các nguyên nhân khách quan. Thực chất, nguyên nhân cơ bản KKVV ở HS lại xuất phát từ nội tại, cấu trúc não bộ và gen di truyền là hai nguyên nhân cơ bản.
Những nhận định trên của CBQL và GV là chưa khách quan và một phần là do chưa cập nhật những thông tin về đối tượng HS này.
Thực trạng biện pháp dạy học tập làm văn cho học sinh có khó khăn về viết Nhận định của cán bộ quản lí:
Câu hỏi Nhà trường/thầy cô đã có những biện pháp nào để hỗ trợ học sinh KKVV? Được tổng hợp tách biệt các ý kiến của CBQL và GV.
Tổng hợp các ý kiến của 60 CBQL được thống kê ở bảng dưới đây:
Bảng 2.19. Ý kiến cán bộ quản lí về các biện pháp Hỗ trợ học sinh khó khăn về viết Số ý kiến
STT Biện pháp đã áp dụng SL TL
(n=60) %
1 Lập kế hoạch, hồ sơ theo dõi HS 31 51.66
2 Điều chỉnh nội dung, phương pháp 39 65.00
3 Chia sẻ kinh nghiệm giữa các GV 41 68.33
4 Phối hợp, trao đổi với PH 54 90.00
5 Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của HS 31 51.66
6 Hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng cho GV 22 36.66
7 Tập huấn, bồi dưỡng GV 18 30.00
8 Phối hợp GĐ-NT-XH 24 40.00
9 Chỉ đạo GV phân loại HS 33 55.00
10 Vận động HS đi học 18 30.00
11 Tạo môi trường học tập thân thiện 22 36.66
12 Hỗ trợ kinh phí cho GV 14 23.33
Và dưới đây là tổng hợp ý kiến của GV:
Bảng 2.20. Ý kiến của giáo viên về các biện pháp hỗ trợ học sinh khó khăn về viết Số ý kiến
STT Nội dung hỗ trợ (n=121)
SL Tỉ lệ
1 Lập hồ sơ cá nhân HS 25 20.66
2 Phân công đôi bạn cùng tiến 32 26.44
3 Điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học 46 38.01
4 Hỗ trợ cá nhân 28 23.14
5 Trao đổi với PH 52 42.97
6 Hỗ trợ đầy đủ đồ dùng học tập 41 33.88
7 Đánh giá sự tiến bộ của HS 27 22.31
8 Sắp xếp chỗ ngồi thuận lợi 57 47.10
9 Phối hợp với GV bộ môn 45 37.19
10 Tạo môi trường học tập thân thiện 36 29.75
Phân tích và bàn luận:
Nhìn chung, có sự chênh lệch rất khác nhau giữa các tiêu chí trong bảng hỏi đối với CBQL. Phối hợp với phụ huynh trong việc trao đổi thông tin, hỗ trợ học sinh ở nhà là nội dung mà CBQL đồng tình hơn cả. Trên thực tế, dù HS không KKVV thì việc kết hợp giữa nhà trường và PH là việc mà các thầy/cô vẫn làm thường xuyên. Các nội dung số 2, 3, 5, 9 được CBQL nhà trường chỉ đạo thực hiện khá đầy đủ, chặt chẽ, quan tâm đến một đối tượng HS khó khăn. Việc hỗ trợ kinh phí cho GV được ít CBQL điền nhất vì kinh phí nhà trường hạn hẹp cho các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Thông tư của Bộ GD&ĐT chưa được thực hiện bởi do điều kiện của địa phương chưa đáp ứng được.
Cán bộ quản lý đã áp dụng các biện pháp chủ yếu là trao đổi với phụ huynh có 54/60 ý kiến, lập kế hoạch, hồ sơ theo dõi HS là 31/60 ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm dạy học sinh KKVV bằng tài liệu, dự giờ, tập huấn phương pháp 41/60 ý kiến và điều chỉnh chương trình dạy học là 39/60 ý kiến.
Sau xử lí kết quả khảo sát khả năng viết của HS, các cuộc trò chuyện và phỏng vấn GV dạy lớp có học sinh KKVV được thực hiện. Các câu hỏi được đặt ra như sau:
1) Ở lớp của thầy cô, em HS A bộc lộ những điểm mạnh và hạn chế gì trong học tập?
2) Thầy/cô đã áp dụng những biện pháp gì trong dạy học một lớp có học sinh KKVV và đã hỗ trợ cá nhân HS A như thế nào?
3) Thầy/cô nhận xét, đánh giá gì về tác động của các biện pháp đã thực hiện?
Qua phỏng vấn với các GV dạy lớp có học sinh KKVV học hòa nhập thì nhận thấy:
Với câu hỏi sô 1, các GV đều mô tả học sinh KKVV ở lớp mình theo khía cạnh tiêu cực. Họ chủ yếu liệt kê về những đặc điểm hạn chế của HS như:
- Học lực yếu, đặc biệt là môn tiếng Việt;
- Không viết được bài TLV hoặc bài viết không đúng với yêu cầu của đề bài;
- Viết sai nhiều lỗi chính tả và viết rất chậm;
- Các em không chú ý nghe giảng, thường trốn tránh làm bài TLV;
- Các em thường nhút nhát, tự ti; nhưng đôi khi cũng biểu hiện phản ứng, hoặc có thái độ không hợp tác khi có GV hỗ trợ;
- ...
Có sự khác nhau đáng kể giữa các GV về các biện pháp đã áp dụng trong dạy học và giáo dục học sinh KKVV. Điểm khác biệt chính giữa các GV ở nơi có chương trình dự án hỗ trợ GDHN trẻ khuyết tật và nơi không có chương trình hỗ trợ là việc có hay không các hoạt động đánh giá và lập hồ sơ kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho trẻ. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, GV và nhà trường đều gặp khó khăn ở việc có nên đưa học sinh KKVV vào danh sách HSKT hay không, bởi các em này không hề bộc lộ các dấu hiệu bề mặt của khiếm khuyết và mặt khác cha mẹ HS cũng không mong muốn việc
con mình bị gắn mác “khuyết tật”. Từ đó hình thành nên hai khuynh hướng chính: 1) GV và nhà trường vẫn quyết định đưa các học sinh KKVV (ở mức độ rất khó khăn) vào nhóm HS có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Những học sinh KKVV (ở mức độ rất khó khăn) được coi như thành viên “dự thính” của lớp, không được lập hồ sơ KHGD cá nhân, tồn tại trong danh sách chính thức của lớp nhưng nhà trường, phụ huynh đều hiểu là các em không có khả năng học tập. Việc các em lên lớp là do thực hiện phổ cập TH (và việc này, trong hầu hết các trường hợp, cũng nhận được sự đồng thuận của cha mẹ HS).
Tùy theo năng lực của HS mà GV áp dụng những biện pháp dạy học và hỗ trợ khác nhau:
- Trên lớp học vẫn dạy với nội dung chung với phương pháp chung cho tất cả mọi HS và hỗ trợ nhóm học sinh KKVV môn tiếng Việt, đặc biệt là phân môn TLV;
- Hỗ trợ cá nhân HS bằng các biện pháp can thiệp: đọc lại một đoạn văn (ngắn) hoặc một câu theo cô và bạn; cho phép trẻ nhìn chép thay cho nghe - viết;
- Yêu cầu cha mẹ HS dạy kèm ở nhà;
- Hướng dẫn học sinh KKVV một cách cụ thể hơn hơn, chia nhỏ kiến thức, nhắc lại nhiều lần;
- Hạ thấp yêu cầu nhiệm vụ học tập với các bạn trong lớp, chẳng hạn như chỉ viết một câu, một đoạn không cần phải viết đoạn mở bài, kết bài;
-Trong một số trường hợp, việc học ở lớp của HS hầu như được thả nổi, miễn là HS đó không gây mất trật tự, ảnh hưởng đến việc học của các em khác.
Chưa có tổng kết, đánh giá chính thức về các biện pháp giáo dục học sinh KKVV mà GV đã áp dụng. Tuy nhiên, các GV được phỏng vấn đều tỏ ra
“mệt mỏi” và ít nhiều thất vọng về hiệu quả các biện pháp đó ở trên HS.
Ở trường, GV có tổ chức hỗ trợ cá nhân cho HS yếu kém về viết, nhưng các em không đ t đạ ược ti n b đáng k nào nghĩa là v n không vi t đế ộ ể ẫ ế ược bài văn. Học sinh KKVV thường có lịch sử học tập gắn với kết quả học tập thấp không chỉ phân môn TLV mà còn các môn học khác do ảnh hưởng khó khăn
từ viết. GV không mong muốn điều này. Một GV lớp bốn giải thích rằng, việc có các em HS này ở trong lớp chỉ gây mệt mỏi thêm cho GV, ảnh hưởng đến các em HS khác trong lớp. Có thể nói, trải nghiệm của GV với học sinh KKVV là không dễ chịu và được phản ánh lại một cách tiêu cực.
Điều này dường như bộc lộ một cách rõ nét những bế tắc trong các biện pháp giáo dục học sinh KKVV.
Kết quả cụ thể: 52/121 ý kiến tập trung vào việc kết hợp với PH, hỗ trợ đồ dùng dạy học là 41/121 ý kiến, phân công đôi bạn cùng tiến
Ở Cô giáo bảo cháu nhà tôi không biết làm bài văn, nó không biết nhiều tiếng kinh đâu.
Ở Giàng Thị Súa -
Ở Con tôi viết kém lắm, viết sai nhiều nữa. Tiếng Kinh dễ, sách giáo khoa đẹp nhưng mà tôi đi làm nương suốt, không có thời gian học cùng con đâu.
Với lại, tôi không biết chữ nhiều.
Cái chữ, cái nghĩa nhờ cô giáo dạy dạy thôi. Tôi có nhắc con cố gắng biết đọc, biết viết.
Ở Sùng Thị Vấn –
28/121, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện là 57/120 ý kiến. Những con số này cho thấy, ý kiến của GV là chưa đồng nhất. Một phần do thông tin chưa đầy đủ, một phần do năng lực của GV và CBQL.
Các ý kiến của PHHS cho thấy: Điều kiện kinh tế gia đình, sự hiểu biết của
PHHS có những hạn chế và chưa đủ năng lực để có thể giúp con mình là những vấn đề cơ bản nhất.
Tiếng Việt không phải là tiếng nói sử dụng thường xuyên trong giao tiếp - cách nghĩ của PHHS.
Sức khỏe của HS là một cách lí giải khác của PHHS. Đây là trường hợp HS có vấn đề với trương lực cơ.
Gia đình không biết cách hỗ trợ em.
Cô giáo bảo con tôi không viết được bài. Tay con tôi yếu, cầm cái cuốc không được, cầm cái bút không được. Bây giờ thấy nó viết được hơn năm ngoái rồi nhưng mà nhìn vở nó tôi thấy vẫn còn sai nhiều. Tôi chỉ mong cô giáo với nhà trường tiếp tục giúp đỡ con tôi. Nhà tôi không có điều kiện nhưng vẫn cố gắng để cháu được đi học, biết đọc, biết viết như chúng như bạn.
Danh Hênh– Kiên Giang
Mong muốn của cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh học sinh có khó khăn đặc thù về viết
Những mong muốn của CBQL được thể hiện bảng sau:
Bảng 2.21. Mong muốn của cán bộ quản lí
Số ý kiến
STT Các biện pháp SL Tỉ lệ
(n=60) %
1 Tập huấn phương pháp 56 93.33
2 Có tài liệu về KKVV 48 80.00
3 Tài liệu học tập cho Học sinhKKVV 34 56.66
4 Hỗ trợ thiết bị dạy học, đồ dùng học tập 37 61.66
5 Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất 59 98.33
6 Hỗ trợ kinh phí cho GV 38 63.33
7 Hỗ trợ kinh phí cho HS 25 41.66
8 Chia sẻ kinh nghiệm 52 86.66
9 Tham quan học hỏi 46 76.66
10 Huy động HS đi học 35 58.33
11 Tăng tiết hỗ trợ HS 29 48.33
12 Phối hợp GĐ-NT- Các tổ chức đoàn thể 32 53.33
Tổng hợp mong muốn của GV:
Bảng 2.22. Mong muốn giáo viên về hỗ trợ học sinh có khó khăn Số ý kiến
STT Nội dung mong muốn
SL Tỉ lệ
(n=121) %
1 Hiểu về KKVV 45 37.19
2 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn 71 58.67
3 Chỉ đạo phối hơp giữa các lực lượng 63 52.06
4 Kiểm tra định kì cá nhân 83 68.59
5 Hỗ trợ trang thiết bị 73 60.33
6 Có phòng hỗ trợ đặc biệt 15 12.39
7 Hỗ trợ kinh phí cho GV 89 73.55
8 Khác 10 8.26