CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP BỐN KHÓ KHĂN VỀ VIẾT HỌC HÒA NHẬP
2.2. Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng
2.2.4. Kết quả khảo sát
2.2.4.1. Kết quả đánh giá sàng lọc học sinh khó khăn về viết
Khảo sát đánh giá sàng lọc với số lượng 1194 HS lớp bốn có kết quả học tập môn Tiếng Việt thấp của 30 trường tiểu học thuộc hai tỉnh Kiên Giang, Lào Cai.
Kết quả khảo sát cho thấy ở mỗi trong số 20 dấu hiệu đều có HS biểu hiện khó khăn. Trong đó, có những dấu hiệu có tần suất xuất hiện cao (cao nhất là 345) và cũng có những dấu hiệu đặc trưng chỉ xuất hiện ở số ít các em (thấp nhất 19). Tần xuất xuất hiện ít cho thấy, những tiêu chí đó chỉ dành cho những em thật sự khó khăn, khó khăn đặc trưng rõ rệt. Trong 20 dấu hiệu, các dấu hiệu ít phổ biến nhất là: C4, C6, T1, V2, C5, T6 (Các tiêu chí: viết thêm chữ, bớt chữ; không biết cách trình bày bài chính tả; không sản xuất được ý tưởng cho bài văn; đưa bút khó khăn khi viết; viết cách dòng, lên dòng, xuống dòng (kĩ năng chính tả). Hệ số tương quan càng gần với 1 thì tương quan giữa các biến càng mạnh. Điều này cho thấy ở các tiêu chí, số HS tham gia sàng lọc đều có những biểu hiện gặp khó khăn nhiều hơn một dấu hiệu, bao hàm cả các dấu hiệu phổ biến và ít phổ biến (xem sơ đồ 2.1).
Ít phổ biến nhất Phổ biến
nhất
C C T V C T C T T T V T V T C V C V T V
4 6 1 2 5 6 3 2 8 4 4 3 1 5 2 5 1 3 7 6
Sơ đồ 2.1. Mức độ phổ biến các dấu hiệu khó khăn về viết
Dưới đây là bảng biểu diễn độ tương quan và tần số xuất hiện:
Bảng 2.8. Tần xuất xuất hiện và độ tương quan
Dấu hiệu Tần suất Tỉ lệ lỗi Tương quan Độ tin cậy Độ lệch chuẩn xuất hiện (%) các dấu hiệu
V1 67 3.35 0.579 1.3 0.968
V2 32 1.60 0.635 1.2 0.813
V3 257 12.91 0.606 1.1 1.170
V4 59 2.96 0.587 1.1 0.836
V5 189 9.49 0.570 1.1 1.151
V6 345 17.78 0.487 1.2 1.092
C1 201 10.10 0.517 1.1 1.025
C2 73 3.66 0.397 1.2 0.999
C3 45 2.26 0.311 1.3 0.885
C4 19 0.95 0.537 1.1 0.959
C5 33 1.65 0.549 1.2 0.775
C6 27 1.35 0.519 1.2 0.942
T1 69 3.46 0.767 1.2 1.130
T2 54 2.71 0.727 1.1 0.910
T3 61 3.06 0.723 1.1 0.933
T4 59 2.96 0.755 1.1 1.023
T5 28 1.40 0.355 1.2 0.864
T6 40 2.01 0.704 1.1 1.064
T7 265 13.31 0.599 1.2 1.086
T8 58 2.91 0.614 1.0 0.978
Tổng 1981 100.00 - - -
Mỗi dấu hiệu KKVV được xác định là ứng với 3 điểm (mức độ thường xuyên) thì tổng số 20 tiêu chí có tần xuất xuất hiện là 1981 lượt. Số HS tham gia khảo sát là 1194 em có mức xuất hiện trung bình ở các tiêu chí là 9,9 lượt cho thấy, mỗi HS có thể mắc phải lớn hơn 10 tiêu chí (trong tổng số 20 tiêu chí). Tỉ lệ trung bình số lần lỗi xuất hiện là 4.9 lần/lỗi. Độ lệch chuẩn ở các
tiêu chí thể hiện sự tương đồng. Nhóm kỹ năng tạo chữ, tiêu chí V6 có tần suất xuất hiện là 345 lần, điều này cho thấy khó khăn này xuất hiện ngay cả với những HS không gặp KKVV. Các tiêu chí T1, T2, T5, T6 ở kỹ năng Tạo lập văn bản, tần suất xuất hiện không nhiều. Tần xuất xuất hiện ít đồng nghĩa với những HS gặp khó khăn ở các tiêu chí này là những em khó khăn thực sự.
Số HS gặp khó khăn với TLVB nhiều nhất. Tuy nhiên, phải kể đến những HS gặp từ hai tiêu chí trở lên trong đó có khó khăn TLVB. Đó chính là lý do người thực hiện đề tài khảo sát cả ba kĩ năng của TLVB: tạo chữ, chính tả và TLVB để tìm những dấu hiệu liên quan, khó khăn kép.
Dưới đây là kết quả khảo sát sàng lọc thể hiện ở từng kỹ năng cụ thể:
Tạo chữ
Bảng 2.9. Kết quả sàng lọc kĩ năng tạo chữ
LÀO CAI KIÊN Toàn mẫu
GIANG
Tiêu chí Mức độ
SL TL SL TL SL TL
(n=555) % (n=545) % (n=1194) %
Cầm bút quá chặt hoặc quá lỏng TX 16 2.88 16 2.93 32 2.68
Đưa bút khó khăn khi viết TX 10 1.80 7 1.28 17 1.42
Viết rất chậm TX 42 7.56 23 4.22 65 5.44
Viết không thành chữ TX 1 0.18 5 0.91 6 0.50
Hình dạng của chữ không đạt yêu cầu TX 36 6.48 46 8.44 82 8.37 Khoảng cách chữ cái/chữ không đều TX 46 8.28 62 11.3 108 1.08
Phân tích và bình luận:
Kết quả khảo sát cho thấy, lĩnh vực tạo chữ có 6 tiêu chí. Các tiêu chí đóng vai trò quan trọng trong việc xác định HS khó khăn với việc tạo chữ là: 1/
Đưa bút khó khăn khi viết; 2/ Viết không thành chữ ; 3/ Hình dạng chữ không đúng quy định. Một HS có khó khăn ở cả ba tiêu chí này là khó khăn về tạo chữ.
Các tiêu chí còn lại, HS không gặp KKVV cũng có thể mắc phải. Trong số 1194 HS lớp bốn tham gia khảo sát có 6 HS viết không thành chữ, chiếm tỉ lệ 0.50%;
17 em gặp khó khăn với việc đưa bút, tỷ lệ 1.42% . Những HS có vấn đề với
cầm bút và đưa bút đều có nguyên nhân. Theo các nghiên cứu, nguyên nhân cơ bản do não bộ suy giảm hoặc không có khả năng lên kế hoạch với vận động tinh hoặc do trương lực cơ của các em có vấn đề. Những khó khăn với trương lực cơ xuất phát từ não bộ. Trương lực cơ bị ảnh hưởng dẫn đến các em gặp khó khăn khi cầm bút, thậm chí có em cầm bút rất đau và khó điều khiển bút theo ý muốn của mình. Về tốc độ viết, có 65 HS viết chậm, tỉ lệ là 5.44%. Khái niệm “viết chậm” ở đây được hiểu là dưới mức cho phép. Sự chênh lệch giữa HS nam và HS nữ không đáng kể. Điều này khẳng định, giới tính không hề ảnh hưởng nhiều đến cầm bút và tốc độ viết của HS.
Như vậy, số HS khó khăn với tạo chữ là 48 em = 4.0% số HS tham gia khảo sát. Như vậy, cứ khoảng 20 HS có kết quả học tập môn Tiếng Việt thấp thì lại có 1 HS khó khăn với chữ viết tay. Khó khăn với chữ viết tay tuy ít liên quan đến sản xuất ý tưởng để TLVB nhưng việc không viết được chữ cũng rất ảnh hưởng đến chất lượng văn bản. Bởi vậy, khi lên kế hoạch khảo sát, đưa nội dung này vào để tìm hiểu những mối liên quan giữa vấn đề viết tay và TLVB, sự ảnh hưởng lẫn nhau. Số lượng 48 HS tiếp tục đưa ra phân tích, so sánh với hai dạng KKVV còn lại là: Chính tả và TLVB để tiếp tục tìm xem có bao nhiêu HS có khó khăn kép: Tạo chữ – Chính tả; chính tả - TLVB; Tạo chữ - TLVB; Tạo chữ - chính tả - TLVB.
Chính tả
Bảng 2.10. Kết quả sàng lọc kĩ năng chính tả
Lào Cai Kiên Giang Toàn mẫu
Tiêu chí
Mức SL TL SL TL SL TL
độ (n=555) (%) (n=545) (%) (n=1194) (%)
Không nắm được các quy tắc chính tả TX 16 2.88 37 6.78 53 4.43
Viết sai dấu TX 14 2.52 22 4.03 36 3.01
Nhầm lẫn các âm, vần, dấu thanh TX 25 4.50 50 9.17 75 6.28
Viết thêm chữ, bớt chữ TX 9 1.62 10 1.83 19 1.59
Viết cách dòng, lên dòng, xuống dòng TX 1 0.18 6 1.10 7 0.58
Không biết cách trình bày bài chính tả TX 13 2.34 10 1.83 23 1.92
Phân tích và bàn luận
Khó khăn về chính tả là một trong ba khó khăn đặc thù của viết. Số lượng HS có khó khăn với chính tả là 57 HS chiếm 4.7% so với số lượng HS tham gia khảo sát sàng lọc. Nhìn vào bảng sàng lọc, ta thấy thể hiện rất rõ số lượng HS mắc phải trong các tiêu chí tương đối cao so với kỹ năng tạo chữ.
Chỉ số giữa các tiêu chí có sự chênh lệch đáng kể: cao nhất là nhầm lẫn âm vần và dấu thanh (tiêu chí số 3) có 75 em = 6.2% và thấp nhất là viết cách dòng, lên dòng và xuống dòng (tiêu chí số 5) có 7 em = 0.5%. Tiêu chí nhầm lẫn các âm, vần và dấu thanh có thể nói, những HS không có vấn đề về viết cũng có thể gặp phải, nhất là lỗi chính tả âm – vần còn do ảnh hưởng phương ngữ và các nguyên nhân khác. Vì vậy, khi đánh giá cần kiểm tra sản phẩm viết khác của HS để tiếp tục loại trừ. Khảo sát đặc biệt chú ý đến vấn đề phương ngữ, đặc biệt là phương ngữ Nam bộ (Kiên Giang) và chú ý tới yếu tố dân tộc (Lào Cai và Kiên Giang). Với nội dung viết không đúng dòng (viết cách dòng, lên dòng, xuống dòng) thì HS gặp khó khăn với chính tả thường gặp vấn đề với viết thêm và bớt chữ, viết thêm hoặc thiếu hụt nét. Tổng số HS lớp bốn tham gia khảo sát của hai tỉnh Lào Cai và Kiên Giang có tới 19 em gặp khó khăn, tỉ lệ 1.59% (trong đó có 11 em nam và 8 em nữ). Như vậy, cứ trung bình 1.3 HS nam thì lại có 1 HS nữ mắc phải. Với những khó khăn này, được lý giải là suy giảm khả năng mã hóa âm vị, thiếu hụt khả năng tái tạo từ, do trí nhớ ngắn hạn của các em bị lỗi trong hệ thống. Các yếu tố: Không nắm được các quy tắc chính tả, viết sai dấu, không biết cách trình bày bài chính tả là các yếu tố thường xuyên gặp phải ở các HS không KKVV. Gần như các trường hợp xác định KKVV thì các đặc điểm này thường lặp lại nhiều lần, lỗi mắc phải tần xuất xuất hiện nhiều và cố định. Có HS luôn luôn nhầm lẫn giữa dấu huyền và dấu sắc; vần ao với vần oa; âm q với âm p,…
Tập làm văn
Bảng 2.11. Kết quả sàng lọc kĩ năng Tập làm văn
LÀO CAI KIÊN TOÀN MẪU
Mức GIANG
Tiêu chí
độ SL TL SL TL SL TL
(n=555) (%) (n=545) (%) (n=1194) (%)
13.9
Không sản sinh được ý tưởng TX 87 15.67 76 4 163 13.65
Dùng từ không có nghĩa TX 71 12.79 26 4.77 97 8.12
Viết câu sai ngữ pháp, câu không rõ TX
nghĩa 75 13.51 40 7.34 115 9.63
Viết đoạn văn không rõ nghĩa TX 75 13.51 24 4.40 99 9.29
TX 17.4
Không biết cách liên kết đoạn văn 98 17.66 95 3 193 16.16
Không biết bố cục bài văn TX 73 13.15 33 6.05 106 8.88
TX 18.7
Không sử dụng các biện pháp nghệ thuật 114 20.54 102 1 216 18.07
Nội dung bài văn không phù hợp TX 52 9.37 9 1.65 61 5.11
Phân tích và bàn luận
TLVB là nội dung khó nhất, khó không chỉ với học sinh KKVV mà ngay cả với những HS học tập bình thường. Số tiêu chí xác định học sinh KKVV nhiểu nhất (8 tiêu chí). Trong thực tế, HS gặp khó khăn về văn bản nhiều hơn.
Kết quả khảo sát 68 HS khó khăn với TLVB = 6.3%. Kết quả này cho thấy, HS khó khăn một phần do bệnh lý, một phần do các yếu tố khách quan tác động đến.
Về bệnh lý, những khó khăn được lý giải bằng việc não bộ làm việc không hoàn hảo các nguyên nhân được đề cập đến là do sắp xếp của não bộ, do sự thiếu hụt các bộ phận, do kết nối của hệ thần kinh, do gen và một số các nguyên nhân khác đang được các nhà nghiên cứu quan tâm. Các tiêu chí đưa ra để sàng lọc HS khó khăn với TLVB bao gồm 8 vấn đề thì có ba tiêu chí tỉ lệ HS gặp khó khăn rất cao, đó là các tiêu chí 1, 5,7. Tiêu chí số một có số HS gặp khó khăn là 163 em, chiếm tỉ lệ 13.65 % số HS số HS tham gia khảo sát. Trong đó, số HS
nam là 92 em, chiếm tỉ lệ 56.44% số HS mắc phải. Ở tiêu chí này có thể phân ra hai loại nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan như đã nói ở trên là do bệnh lý, đây là nguyên nhân nội tại, bên trong của các em. Nguyên nhân thứ hai, nguyên nhân khách quan, các yếu tố bên ngoài tác động tới. Các yếu tố khách quan bao gồm:
khả năng chú ý, động cơ học tập của HS, nhận thức của GV về KKVV, PPDH và sự hỗ trợ đối với những học sinh KKVV, cách thức đánh giá kết quả học tập của HS, Các yếu tố dân tộc, vùng miền,…Việc dạy học sinh TLVB được xây dựng trên cơ sở quy trình sản sinh văn bản, bắt đầu từ các kĩ năng bộ phận. Các kĩ năng bộ phận này đã được hình thành ngay từ ở các lớp hai và lớp ba như: Tìm hiểu đề, tìm ý, dùng từ, viết cậu, đoạn văn,… Các kĩ năng này được tiếp tục hoàn thiện ở lớp bốn và lớp năm khi các em học cách viết bài văn có đủ kết cấu 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Tiêu chí sản xuất ý tưởng để TLVB bao hàm các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, sắp xếp ý để chuẩn bị thực hiện bài viết. Đây hẳn là một kĩ năng khó với học sinh KKVV. Trong số 163 HS lớp bốn khó khăn với sản xuất ý tưởng TLVB, mặc dù trong phạm vi phiếu sàng lọc dành cho GV đã loại trừ các yếu tố khách quan thì độ chính xác chỉ đạt mức độ tương đối. Sau khi tiến hành khảo sát, tác giả đề tài đã kết hợp việc sử dụng phiếu hỏi và trực tiếp phỏng vấn GV ở những lớp có số lượng HS mắc phải nhiều hơn, xem thêm sản phẩm viết của HS và nhận thấy, có một số vấn đề với nhận thức của GV về KKVV. Vì vậy, những HS khó khăn với sản xuất ý tưởng được xem lại các sản phẩm viết của các em và dự giờ học TLV để tìm hiểu đâu là nguyên nhân chủ quan và đâu là nguyên nhân khách quan.Trong số 163 HS, xác định khó khăn thực sự về vấn đề xây dựng ý tưởng cho bài viết chỉ có 82 em ở cả hai tỉnh. Tiêu chí: sử dụng các biện pháp nghệ thuật cho thấy số lượng tăng cả ở cả HS nam và HS nữ. Tiêu chí này không bắt buộc và rất khó đối với HS lớp bốn KKVV. Với tiêu chí T2, T3, T4 là các tiêu chí tương đồng nhau và cũng là tiêu chí phổ quát, bao hàm cả những HS không có KKVV. Vì vậy, số lượng HS gặp khó khăn có sự chênh lệch không đáng kể, lần lượt như sau: 97em =8.12%; 115 em = 9.63%; 99 em,=
9.29%. Như vậy, các tiêu chí: Dùng từ sai, dùng từ không
có nghĩa có tỉ lệ HS mắc phải thấp hơn cả. Điều này cho thấy, HS biết cách sử dụng từ và hiểu nghĩa của từ, sử dụng từ phù hợp với hoàn cảnh và yêu cầu nội dung của văn bản. Tiêu chí viết đoạn văn không rõ nghĩa có số lượng HS nhiều nhất ở ba tiêu chí này. Điều này là rất phù hợp với đặc điểm học sinh KKVV bởi tư duy logic của các em không được tốt.
Kết luận: Kết quả đánh giá sàng lọc 1194 HS lớp bốn đã sàng lọc được 81 học sinh KKVV chiếm 6.7% số HS tham gia đánh giá sàng lọc (những HS có kết quả học tập tiếng Việt thấp), chiếm 3.4% số HS khối lớp bốn của các trường tham gia khảo sát. Số lượng 81 HS tiếp tục được đánh giá lần hai, đánh giá chỉ số trí tuệ để loại trừ HS có khó khăn do KTTT.