Kết quả đánh giá năng lực viết của học sinh khó khăn về viết

Một phần của tài liệu Dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết học hòa nhập (Trang 88 - 93)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP BỐN KHÓ KHĂN VỀ VIẾT HỌC HÒA NHẬP

2.2. Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng

2.2.4. Kết quả khảo sát

2.4.2.3. Kết quả đánh giá năng lực viết của học sinh khó khăn về viết

Trong nghiên cứu này, đánh giá năng lực viết của học sinh KKVV là phiếu bài tập, có thời gian làm bài là 35 phút, gồm 7 bài tập: 1/ Nghe và thao tác với bút; 2/ Viết nét; 3/ Viết chữ cái; 4/ Chính tả nhìn-chép; 5/ Chính tả

nghe-viết; 6/ Điền thông tin cá nhân; 7/ Viết đoạn văn tả buổi ra chơi (có gợi ý). Các bài tập được chia làm ba lĩnh vực kỹ năng: Tạo chữ, chính tả và tạo lập văn bản. Như đã đề cập ở mục 2.5.2, có 75 HS được chọn ra để đánh giá năng lực. Kết quả đánh giá dựa trên dữ liệu của 75 HS này.

Kết quả đánh giá 75 học sinh KKVV thì có 38 em khó khăn từ hai kĩ năng trở lên. Số HS nam và HS nữ có sự chênh lệch, cứ 2.7 HS nam thì có một HS nữ gặp KKVV. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Berninger và các đồng sự (

Berninger, Nielson, Abbott, Wijsman, &

Raskind, 2008) rằng HS nam có nguy cơ KKVV nhiều hơn các HS nữ.

Dưới đây là biểu đồ biểu diễn sự chênh lệch về giới tính:

Biểu đồ 2.2: Sự chênh lệch về giới tính

Phân tích theo các kĩ năng cụ thể Kĩ năng tạo chữ

Bảng 2.13. Kĩ năng tạo chữ

Lĩnh vực TB Độ lệch Thấp Cao

chuẩn nhất nhất

Nghe và thao tác với bút 9.3 4.2 0 18

Kĩ thuật viết Viết nét 6.8 2.0 0 10

chữ Viết chữ cái 7.2 2.5 0 12

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ đánh giá năng lực của học sinh KKVV

Bảng trên cho thấy, kết quả khảo sát có sự khác biệt, điểm trung bình của HS trong lĩnh vực Nghe và thao tác với bút là cao nhất với 9,3 điểm. Đây là nội dung tương đối mới với các em nên ban đầu có phần bỡ ngỡ. Một số HS lúng túng khi nghe GV yêu cầu và không biết cách làm theo. Với nội dung này HS điểm không cao nhưng hầu như HS nào cũng có điểm. Vì vậy, điểm trung bình là 9.3. Nội dung Tạo chữ có hai bài tập: viết nét và viết chữ cái. Về viết nét, yêu cầu HS viết 10 nét cơ bản: nét thẳng; nét xiên phải; nét móc trên, móc dưới, móc hai đầu; nét cong phải, cong trái, cong khép kín; nét khuyết trên, khuyết dưới. Đây là các nét cơ bản dành cho HS trước khi học viết chữ.

Về viết chữ cái, yêu cầu HS viết các chữ: a, e, ư, m, ph, k, b, d, g, r (12 chữ cái). Việc lựa chọn các chữ cái cũng được tính đến khó khăn của các em.

Những HS gặp khó khăn với việc cầm bút và đưa bút viết, có vấn đề với trương lực cơ dẫn đến các em đều không hoàn thành tốt nội dung này. Điểm trung bình là 6.8 và 7.2. Kết quả thấp nhất ở cả 3 bài tập đều là 0. Như vậy, có HS không hoàn thành với cả ba nhiệm vụ trên. Những HS này thực sự khó khăn với chữ viết tay hay nói cách khác, khó khăn với tạo chữ.

Kĩ năng chính tả

Bảng 2.14. Kĩ năng chính tả

Lĩnh vực TB Độ LC Thấp nhất Cao nhất Toàn mẫu

N-C 6.2 3.7 3 9 75

Chính tả

N-V 5.2 3.9 2 8,5 75

Trong bảng 2.15, thống kê kết quả bài làm của HS ở lĩnh vực chính tả, cho thấy, bài tập Nhìn - chép kết quả trung bình là 6.2, cao nhất là điểm 9 và điểm thấp nhất là 3. Các lỗi thường gặp: viết sai âm đầu (tr - ch, s –x), các vần (uông – uôn, an – ang, ươn – ương), các âm cuối (n – m, n – ng), viết sai hoặc thiếu dấu thanh (sắc – huyền, hỏi – ngã). Với HS đạt số điểm Nhìn chép là 9 trở lên thì không KKVV. Điều này cho thấy, sự lựa chọn mẫu của GV là chưa chính xác. Những HS đạt điểm dưới 9 là những HS có vấn đề với nhìn – chép.

Các lỗi HS thường mắc phải là bỏ chữ, thiếu nét hoặc viết chữ không đúng chuẩn, có HS bỏ dòng hoặc viết cách dòng. Điều này khẳng định HS khó khăn với chính tả thường gặp những lỗi này. Ở lĩnh vực Nghe - viết, nội dung là chính tả âm – vần, đòi hỏi HS phải có kĩ năng nghe và phân biệt chính tả. Đây cũng là nội dung kiểm tra sự kết nối của não bộ với thính lực của HS. HS viết sai chính tả khá nhiều sau khi đã loại trừ yếu tố phương ngữ. Kết quả là 5.2 (điểm trung bình), 8.5 điểm là cao nhất, điểm 0 là điểm thấp nhất. So với nhìn – chép thì Nghe – viết có sự chênh lệch tương đồng. Qua khảo sát kĩ năng nhìn – chép và nghe – viết cho thấy, những HS khó khăn với chính tả đều có sự ảnh hưởng của thính giác và thị giác. HS mắc chứng càng nặng thì khó khăn càng cao. Có HS hoàn toàn không viết được cả bài chính tả nhìn – chép và nghe – viết.

Kĩ năng tạo lập văn bản

Bảng 2.15. Kĩ năng làm văn

Lĩnh vực Trung Độ lệch Thấp Cao Toàn

bình chuẩn nhất nhất mẫu

Điền thông tin 7.3 3.4 0 11,5 75

LV Viết đoạn văn 10.5 7.2 0 16 75

Lĩnh vực làm văn là nội dung kiểm tra quan trọng nhất. Test tiến hành với hai nội dung: điền thông tin cá nhân và viết đoạn văn (từ 5-7 câu, có gợi ý bằng các câu hỏi và tranh vẽ). Cả hai nội dung này đều đã điều chỉnh cho phù hợp với học sinh KKVV ở lớp bốn.

Theo kết quả khảo sát, điểm trung bình ở mục Điền thông tin cá nhân là 7.3, cao nhất là 11.5 và thấp nhất là 0. Điền thông tin hoàn toàn không khó đối với một HS lớp bốn, kể cả những học sinh KKVV. Phần lớn các em viết được họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; HS lớp, trường. Riêng hai nội dung: Chỗ ở hiện nay và môn học yêu thích thì các em gặp lúng túng. Tuy nhiên, ở bài tập điền thông tin vẫn có một số ít HS không làm được. Những HS này cũng không thực hiện được các bài tập ở phần tạo chữ cho thấy sự liên quan của kỹ năng tạo chữ đến các kỹ năng khác.

Về viết đoạn VMT, học sinh KKVV phần nhiều không làm được hoàn chỉnh mặc dù đã gợi ý bằng tranh và câu hỏi. Phần lớn các em trả lời câu hỏi mà không có sự liên kết giữa các câu để thành một đoạn văn logic. Một số HS hoàn toàn không làm được bài tập. Có hai nguyên nhân:

Thứ nhất, các em viết chậm, thời gian không đủ cho các em hoàn thành bài tập. Ở nguyên nhân này, khó khăn tạo chữ đã ảnh hưởng đến khó khăn TLVB. Viết chậm là nguyên nhân chính dẫn đến HS không có cơ hội viết bài văn;

Nguyên nhân thứ hai, HS không sản sinh được ý tưởng cho bài viết hoặc không kết nối các câu thành đoạn văn. Yêu cầu viết đoạn văn mặc dù đã giảm độ khó về kiến thức, kĩ năng chỉ tương đương với lớp ba, có thêm câu hỏi gợi ý, có tranh để HS quan sát thì bản thân những HS này vẫn gặp khó khăn. Các lỗi thường gặp: HS hoàn toàn không viết được bài mặc dù GV đã cho thêm thời gian viết. Những HS này thực sự là khó khăn với việc tạo lập ý tưởng để làm bài văn (18 bài); Viết câu không có nghĩa (23 bài), viết câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ (57 bài), không biết cách liên kết câu (52 bài). Nhìn chung, HS gặp khó khăn nhiều với bài TLV.

Trong số 75 phiếu bài tập, có đến hơn 50 phiếu có chữ viết khó đọc, viết không đúng kĩ thuật, viết thiếu chữ,...

Tiểu kết: Tỉ lệ 6.2 % học sinh bộc lộ nhiều dấu hiệu KKVV, phù hợp với kết quả của một nghiên cứu trước đó, rằng ước tính có khoảng từ 4,5 – 7,5% HSTH có kết quả học tập môn Tiếng Việt KKVV (Nguyễn Thị Lan Anh, 2016). Số liệu này cao hơn một chút so với ước tính của một số nghiên cứu quốc tế. Chẳng hạn, nghiên cứu của Snowling (2002) cho thấy khoảng 4 - 7%

trẻ em có tuổi đọc chậm từ 18 đến 24 tháng so với mong đợi. Những đặc điểm, khả năng viết của học sinh KKVV như được phân tích ở mục 2.5.3 hầu như phù hợp với mô tả trong ICD-10 F81.81. Rối loạn đặc hiệu văn bản.

Kết quả sàng lọc 1194 HS lớp bốn thuộc nhóm có kết quả học tập thấp ở môn Tiếng Việt và đánh giá năng lực với 75 HS được xác định KKVV cho phép rút ra một số kết luận:

1/ Có thể sàng lọc học sinh KKVV dựa trên công cụ sàng lọc đã xây dựng, với 20 items;

2/ Những học sinh KKVV trung bình bộc lộ từ trên 10 dấu hiệu trong tổng số dấu hiệu trở lên trong bảng sàng lọc. Trong đó, các tiêu chí C4, C6, T1, V2, C5, T6, C3 và T2 có vai trò quan trọng quyết định việc xác định khó khăn của HS;

3/ Trong tổng số 1194 HS tại 30 trường khảo sát, có 75 em qua sàng lọc bộc lộ từ 10 dấu hiệu KKVV trở lên (theo bảng sàng 20 dấu hiệu đã xây dựng). Ước tính, tỉ lệ HS có KKVV là 6.2%;

4/ Trong ba nội dung kiểm tra, các học sinh KKVV hạn chế nhất ở kĩ năng TLVB (làm văn), có một số HS khó khăn nhiều hơn một kĩ năng. Kĩ năng chính tả có số HS ít gặp khó khăn hơn;

5/ Ở từng kĩ năng cụ thể, học sinh KKVV bộc lộ những đặc điểm riêng, những khó khăn đặc thù về viết. Với kĩ năng tạo chữ, các em hay gặp khó khăn với việc cầm và đưa bút sao cho đúng; Với kĩ năng chính tả hay gặp sai sót với chính tả âm vần (không liên quan đến chính tả phương ngữ) và kĩ năng cuối cùng, kĩ năng TLVB thì hầu hết học sinh KKVV đều mắc ở việc thiết lập ý tưởng cho bài viết và cách thức tiến hành viết bài. Vì vậy, ở nội dung viết bài văn, một số HS bỏ giấy trắng, không thực hiện được bài viết.

Kết quả nghiên cứu sàng lọc và đánh năng lực viết của học sinh KKVV là căn cứ để xây dựng các biện pháp dạy TLV cho học sinh KKVV đáp ứng nhu cầu thực tiễn liên quan đến những HS có khó khăn học tập đặc thù hiện đang học ở TH.

Một phần của tài liệu Dạy tập làm văn cho học sinh lớp bốn khó khăn về viết học hòa nhập (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(217 trang)
w