VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 Ở NHÀ
V. Yêu cầu- biểu điểm
Câu 1: 1 điểm
- Chép đúng được3 câu thơ tiếp theo câu thơ đã cho ( 0,5 đ) - Nêu đúng tên bài thơ “ Nói với con” của Y Phương (0,5đ) Câu 2: 2đ
- Tính từ ( từ láy) nho nhỏ được đặt ngay sau một khái niệm trừu tượng mùa xuân tạo cho bài thơ có một nhan đề đặc biệt.
- Nhan đề bài thơ là hình ảnh ẩn dụ sáng tạo thể hiện khát vộng cống hiến của Thanh Hải : Mỗi người hãy là một mùa xuân nhỏ để góp phần làm nên mùa xuân chung cho đất nước .Hay nói cách khác mỗi người hãy biết cống hiến cho cuộc đời chung một nét riêng tốt đẹp dù là nhỏ bé .
Câu 3: 2đ: - Về hình thức, HS viết được đoạn văn cảm nhận.
-Về nội dung : nghệ thuật nhân hóa, động từ “vắt” ->dùng hình ảnh đám mây để diễn tả khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu.Đám mây hồn nhiên, tinh nghịch.
Câu 4: 5 điểm 1. Kĩ năng:
- Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng
- Lập luận chặt chẽ; luận điểm, luận cứ thuyết phục - Liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
- Các kĩ năng làm văn khác: Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn....
2. Kiến thức:
Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
-NT nói giảm nói tránh “Thăm”: ->Bác như còn sống
- Xưng '' con '' - gọi '' Bác '', giọng thơ tâm tình ,tha thiết mà thành kính -> Bác như người cha vừa gần gũi ấm áp vừa yêu thương thành kính
-> Tâm trạng xúc động nghẹn ngào, lòng thành kính thiêng liêng của những người con miền Nam , của tác giả khi được ra thăm lăng Bác.
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
- Đây là hình ảnh thực, quen thuộc khiến cho lăng Bác vốn là nơi trang nghiêm nhưng trở nên thân thuộc, gần gũi
-Từ láy “ xanh xanh” , “ bát ngát” vừa gợi tả vẻ đẹp , sức sống dẻo dai của hàng tre xanh
- Ẩn dụ: -> Tre tượng trưng cho tâm hồn , khí phách của con người VN...
- Thành ngữ “ bão táp mưa sa” , nhân hóa -> Những vất vả gian khổ mà nhân dân ta vượt qua nhờ sự đoàn kết...
- Từ cảm thán ”Ôi ”
=> Cảm xúc tự hào về tổ quốc, con người Việt Nam trong trường kì lịch sử mà Bác là người Việt Nam đẹp nhất nhất.
3. Biểu điểm
- Bài đạt 4 - 5 điểm:Đảm bảo đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, có cảm xúc, sáng tạo.
- Bài đạt 2 - 3 điểm : Đảm bảo được phần lớn các ý cơ bản, song đôi chỗ còn mắc các lỗi chính tả, diễn đạt.
- Bài đạt 0 - 1 điểm: Bài sơ sài, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi ===================================
Ngày soạn: / 3/ 2019 Ngày dạy: / 3 / 2019 Tuần 29 - bài 25
Tiết 135 - TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (viết ở nhà)
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Học sinh biết được kết quả bài viết số 6, những ưu điểm, hạn chế về nội dung và hình thức bài viết
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phát hiện và sửa lỗi đã mắc trong bài viết, viết lại những đoạn văn.
3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập.
4. Định hướng năng lực - phẩm chất :
- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực trình bày, tổng hợp, tư duy…
- HS có phẩm chất : Tự tin,tự lập.
II.CHUẨN BỊ:
1. Thầy: Chấm bài, nhận xét những ưu điểm, hạn chế trong bài làm của học sinh.
2. Trò: : Ôn lại kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm,pp luyện tập thực hành . 2. Kĩ thuật : Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1 .Hoạt động khởi động
*Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ :( Trong giờ học)
*Tổ chức khởi động : GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.
2. Hoạt động luyện tập
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động : Tìm hiểu đề, đáp án
*Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm,pp luyện tập thực hành .
* Kĩ thuật : Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.
- GV yêu cầu HS nhắc lại đề
? Câu1 : Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
? Câu 2: Nhận xét , đánh giá về nhân vật anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long ?
? Bài viết phải đảm những yêu cầu gì về hình thức, kĩ năng ?
? Đề trên thuộc kiểu bài nào?
?Vấn đề cần nghị luận?
-GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm : lập dàn ý cho đề bài trên?
-HS lập dàn ý -> đại diện nhóm trình bày-> NX