I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: H/S nhận được kết quả hai bài KT Văn của mình.
2. Kĩ năng: Nhận ra những điểm yếu, còn hạn chế ở bài KT và sửa lỗi.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức, thái độ học tập nghiêm túc 4. Phẩm chất, năng lực
- Nhân ái, yêu gia đình, quê hương, đất nước, có trách nhiệm...
- Năng lực tiếp nhận văn bản, tư duy, giải quyết vấn đề, ...
II. CHUẨN BỊ
1.GV: Soạn giáo án, SGK, SGV 2. HS: Soạn bài, vở ghi, vở BT
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1.Phương pháp: Vấn đáp, Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm đôi,...
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. HĐ khởi động
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp:
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập.
- Tổ chức khởi động : GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.
2. HĐ luyện tập Gv giới thiệu ( ... )
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GVyêu cầu HS đọc lại đề bài kiểm tra
- Xác định yêu cầu của câu 1, câu 2,3
- Bài viết phải đảm bảo những yờu cầu gỡ về kiờn thức và kĩ năng?
I. Tìm hiểu đề
1. Đề bài kiểm tra truyện
* Đáp án
Câu 1: Ngôi kể thứ nhất qua lời kể của Phương Định .
- Tác dụng: Miêu tả tâm lí nhân vật chân thật
Câu 2: “ Bến quê” là những gì gần gũi và thân thương nhất. Đó là cảnh thiên nhiên và bãi bồi bên kia sông vì đó chính là quê hương xứ sở. “ Bến quê”
là gia đình, là những người hàng xóm sẵn lòng giúp Nhĩ mỗi khi anh cần. “ Bến quê” là những phát hiện ấm áp về tình đời, tình người . Những nhận thức đau đớn mà sáng ngời của Nhĩ nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng “ Bến quê” của mỗi người.
Câu 3: HS nêu được các hình ảnh mang ý ngĩa biểu tượng : Hình ảnh thiên nhiên và bãi bồi bên kia sông,bông hoa bằng lăng tím thẫm và tiếng đất lở, hình ảnh Tuấn sa vào đám người chơi phá cờ thế, hình ảnh của Nhĩ ở cuối truyện.
Câu 4:
- Kiến thức : + HS phân tích được hoàn
- GV yờu cầu HS nhắc lại đề kiểm tra và cõu trả lời
cảnh sống và chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong.
+ HS phân tích về công việc của ba nữ thanh niên xung phong.
- Kỹ năng: + Bố cục 3 phần rõ ràng + Trình bày có liên kết, tránh sai chính tả, diễn đạt
+ Đúng thể loại, yêu cầu 2. Bài kiểm tra thơ
Câu 1: 1 điểm
- Chép đúng được3 câu thơ tiếp theo câu thơ đã cho ( 0,5 đ)
- Nêu đúng tên bài thơ “ Nói với con”
của Y Phương (0,5đ) Câu 2: 2đ
- Tính từ ( từ láy) nho nhỏ được đặt ngay sau một khái niệm trừu tượng mùa xuân tạo cho bài thơ có một nhan đề đặc biệt.
- Nhan đề bài thơ là hình ảnh ẩn dụ sáng tạo thể hiện khát vộng cống hiến của Thanh Hải : Mỗi người hãy là một mùa xuân nhỏ để góp phần làm nên mùa xuân chung cho đất nước .Hay nói cách khác mỗi người hãy biết cống hiến cho cuộc đời chung một nét riêng tốt đẹp dù là nhỏ bé .
Câu 3: 2đ: - Về hình thức, HS viết được đoạn văn cảm nhận.
-Về nội dung : nghệ thuật nhân hóa, động từ “vắt” ->dùng hình ảnh đám mây để diễn tả khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu.Đám mây hồn nhiên, tinh nghịch.
Câu 4: 5 điểm 1. Kĩ năng:
- Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng - Lập luận chặt chẽ; luận điểm, luận cứ thuyết phục
- Liên kết chặt chẽ về nội dung và hình - Các kĩ năng làm văn khác: Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn....
GV trả bài cho HS
GV yêu cầu HS tự đọc bài của mình và nhận xét
* GV nhận xét ưu điểm:
+ Đa số hiểu đề bài, viết chi tiết
+ Làm đúng ở các câu bài tập vận dụng
+ Trình bày rõ ràng
+ Phân tích câu 3 đầy đủ 3 phần
* GV nhận xét nhược điểm;
- Một số làm bài sơ sài
- Không tự giác làm bài, chép tài liệu - Một số bài chưa có bố cục rõ ràng - Sai chính tả quá nhiều
GV yêu cầu HS lên bảng chữa những
2. Kiến thức:
-NT nói giảm nói tránh “Thăm”: ->Bác như còn sống
- Xưng '' con '' - gọi '' Bác '', giọng thơ tâm tình ,tha thiết mà thành kính
-> Bác như người cha vừa gần gũi ấm áp vừa yêu thương thành kính
-> Tâm trạng xúc động nghẹn ngào, lòng thành kính thiêng liêng của những người con miền Nam , của tác giả khi được ra thăm lăng Bác.
- Đây là hình ảnh thực, quen thuộc khiến cho lăng Bác vốn là nơi trang nghiêm nhưng trở nên thân thuộc, gần gũi
-Từ láy “ xanh xanh” , “ bát ngát” vừa gợi tả vẻ đẹp , sức sống dẻo dai của hàng tre xanh
- ẩn dụ: -> Tre tượng trưng cho tâm hồn , khí phách của con người VN...
- Thành ngữ “ bão táp mưa sa” , nhân hóa -> Những vất vả gian khổ mà nhân dân ta vượt qua nhờ sự đoàn kết...
- Từ cảm thán ”Ôi ”
=> Cảm xúc tự hào về tổ quốc, con ng- ười Việt Nam trong trường kì lịch sử mà Bác là người Việt Nam đẹp nhất nhất.
II. Trả bài III. Nhận xét
1. Học sinh đọc và tự nhận xét 2. Nhận xét chung
a. Ưu điểm
b. Nhược điểm
IV. Chữa lỗi điển hình 1. Chính tả
lỗi sai điển hình ( nhiều người sai )
GV đưa ra một số lỗi sai diễn đạt và gọi HS lên bảng chữa
GV nhận xét, chỉnh sửa
GVgọi đọc bài văn tiêu biểu
Lỗi sai Sửa lại
chinh sát trùng chình xa sôi
cái nhìn xao mưa xa
trinh sát chùng chình xa xôi
cái nhìn sao mưa sa 2. Diễn đạt
- Họ là ba cô gái đến từ một miền quê khác nhau nhưng họ lại sống ở một nơi đầy bom đạn là một cao điểm
-> Tuy họ đến từ các miền quê khác nhau nhưng cùng chung hoàn cảnh chiến đấu...
V. Đọc một số bài văn hay 3. HĐ vận dụng
- Tiếp tục viết lại những đoạn văn ở phần tự luận.
-Hệ thống kiến thức. Tiếp tục sửa lỗi phần viết đoạn văn ở câu 1,2.4 4.HĐ tìm tòi, mở rộng
- Đọc lại các tác phẩm truyện hiện đại VN đã học ở lớp 9 Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
============================================
Ngày soạn: 4/5/2019 Ngày dạy: 12/5/2019 TUẦN 37
Tiết 174