CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH
2.2 Các lý thuyết cơ bản liên quan đến dự định và khởi sự kinh doanh
2.2.2 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB)
Hình 2.2: Thuyết hành vi có kế hoạch (Theeory of Planned Behavior - TPB) Nguồn: Ajzen, I., 1991.
Theo Fishbien và Ajzen (1975), dự định thực hiện hành vi được hiểu là mức độ mạnh hay yếu mà dự định của một người để thực hiện một hành vi cụ thể. Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) cho rằng dự định thực hiện một hành vi chịu tác động của 3 yếu tố: thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Sự khác nhau giữa TPB và TRA là trong mô hình TPB bổ sung thêm ảnh hưởng của nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi đến dự định thực hiện hành vi, ngoài hai nhân tố thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan. Nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến cảm nhận về sự dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, thể hiện cảm nhận của cá nhân là bản thân có khả năng và đủ nguồn lực để thực hiện hành vi hay không.
Dự định đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích hành vi của con người (Tubbs và Ekegerg, 1991). Nhiều hành vi xã hội, chẳng hạn như tạo ra doanh nghiệp mới, là một hành vi chủ ý và các dự định thực hiện hành vi là cơ sở dẫn đến việc thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991, 2005; Bagozzi và cộng sự, 1989). Vì thế, mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) là một trong những mô hình được sử dụng phổ biến nhất để giải thích dự định định KSDN của một cá nhân. Thông qua lược khảo tài liệu thực chứng lẫn lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD, có thể nhận thấy rất nhiều tác giả đã áp dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen trong các nghiên cứu về dự định KSKD. Có thể kể đến:
• Kolvereid (1996) đã sử dụng TPB để dự đoán sự lựa chọn việc làm của 128 sinh viên đại học Nauy. Kết quả của họ cho thấy thái độ đối với KSKD, tiêu chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức ảnh hưởng đáng kể đến mục đích
Thái độ đối với Hành vi
Chuẩn chủ quan
Nhận thức kiểm soát hành vi
Dự định Hành vi
KSKD và yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng gián tiếp đến mục đích KSKD thông qua ba tiền đề của nó. Các kết quả tương tự trong nghiên cứu của Tkachev và Kolvereid (1999), đã khảo sát 512 sinh viên đại học Nga và kiểm tra về dự định KSKD. Các tác giả nhận thấy rằng ba tiền đề (thái độ hướng tới tinh thần KSKD, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức) ảnh hưởng đáng kể đến dự định KSKD của sinh viên.
• Autio và các cộng sự (2001) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự định KSKD trong số các sinh viên đến từ Phần Lan, Thụy Điển, Mỹ và Anh. Kết quả cho rằng TPB phản ánh mạnh mẽ qua các mẫu từ nhiều quốc gia và kiểm soát hành vi là yếu tố quan trọng nhất đến dự định KSKD
• Fayolle và cộng sự (2006) đã sử dụng TPB để đánh giá tác động của một chương trình KSKD. Họ nhận thấy rằng thông qua chương trình KSKD, sinh viên đã cải thiện đáng kể thái độ và dự định KSKD. Đồng thuận với kết quả đó là kết quả nghiên cứu của Souitaris và cộng sự (2007) đo lường ảnh hưởng của khóa học về KSKD đến thái độ và dự định KSKD của sinh viên khoa học và kỹ thuật. Các kết quả cho thấy rằng các chương trình KSKD đã tác động lên thái độ và dự định KSKD của sinh viên.
• Gird và Bagraim (2008) kiểm tra TPB trong sinh viên năm cuối chuyên ngành thương mại tại hai trường đại học ở Western Cape. Các tác giả nhận thấy rằng TPB đã giải thích rõ ràng các dự định KSKD của sinh viên và Kinh nghiệm KSKD trước đó của sinh viên có ý nghĩa quan trọng đối với dự định KSKD của họ.
• Ngoài ra, Gelderen và cộng sự (2008) khi áp dụng TPB trong điều tra dự định KSKD của sinh viên, kết quả cho thấy sự tự chủ và an toàn về tài chính tác động nhiều nhất đến dự định KSKD của sinh viên.
Chính vì vậy, nghiên cứu yếu tố tác động đến dự định KSKD của thanh niên Việt Nam sử dụng lý thuyết TPB là lý thuyết cơ sở là phù hợp. Dựa trên lý thuyết TPB thì dự định KSKD chịu tác động của ba yếu tố: Thứ nhất, thái độ của cá nhân đối với hành vi thể hiện mức độ đánh giá tiêu cực hoặc tích cực của cá nhân về việc KSKD.
Đó không chỉ đơn giản là cảm giác của cá nhân mà bao hàm cả việc cân nhắc đánh giá giá trị của KSKD (nó có khả năng đem lại lợi nhuận, có nhiều ưu điểm hơn) và “Tôi có muốn làm việc đó không. Thứ hai, là yếu tố chuẩn mực chủ quan: đo lường các áp lực của xã hội mà một cá nhân tự cảm nhận được về việc tiến hành hoặc không tiến hành các hành vi KSKD. Cụ thể, nó là sự cảm nhận của một cá nhân về việc những người xung quanh có ủng hộ quyết định KSKD của mình hay không. Thứ ba, nhận thức kiểm soát hành vi liên quan đến mức độ mà các cá nhân cảm thấy có khả năng
thực hiện hành vi. Nó được dựa trên việc cá nhân biết làm thế nào và kinh nghiệm của họ hoặc quan niệm của họ về những trở ngại có thể xảy ra để thực hiện hành vi.