Các giả thuyết được ủng hộ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên việt nam (Trang 128 - 131)

CHƯƠNG 5 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THANH NIÊN VIỆT NAM KHỞI SỰ KINH DOANH

5.1. Bình luận kết quả nghiên cứu

5.1.2 Các giả thuyết được ủng hộ

Ngoài bốn giả thuyết trên thì các giả thuyết còn lại đều có kết quả ủng hộ các giả thuyết được đề xuất. cụ thể:

Giả thuyết 2: Thái độ đối với khởi sự kinh doanh ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

Thái độ ảnh hưởng đến hành vi là điều mà nhiều nghiên cứu khẳng định như Fishbein và Azjen (1975) hay Trevelyan (2009) và Sagiri và Appolloni (2009). Trái với giả định trên, trong nghiên cứu này đã không khẳng định được thái độ với tiền bạc với dự định khởi sự kinh doanh. Tuy nhiên, lý thuyết cơ bản trên vẫn đúng với mối quan hệ giữa thái độ đối với khởi sự kinh doanh ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam. Như vậy, muốn thanh niên Việt Nam tăng dự định khởi sự kinh doanh thì cần phải thúc đẩy thái độ tích cực của thanh niên Việt Nam đối với vấn đề này.

Giả thuyết 4: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) cho rằng nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến cảm nhận về sự dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, thể hiện cảm nhận của cá nhân là bản thân có khả năng và đủ nguồn lực để thực hiện hành vi hay không. Như đã phân tích và đặt ra giả thuyết trên là đặc điểm của thanh niên là luôn dồi dào năng lượng, tự tin và sẵn sàng làm mọi việc khi họ mong muốn và đôi khi không cần suy nghĩ thấu đáo về khả năng của bản thân hay các điều kiện, nguồn lực cần thiết để thực hiện các mong muốn. Do đó, khi có một lý do nào đó từ bên trong bản thân như mong muốn khẳng định bản thân hay từ các yếu tố tác động bên ngoài như phong trào khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam, sẽ thôi thúc cá nhân đó có dự định khởi nghiệp và quyết tâm thực hiện điều trên. Kết quả của nghiên cứu cũng ủng hộ giả thuyết về mối quan hệ giữa nhận thức kiểm soát hành vi và dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam. Như vậy, muốn thanh niên Việt Nam đẩy mạnh dự định khởi sự kinh doanh thì cần phải tăng nhận thức kiểm soát hành vi của họ về vấn đề này.

Giả thuyết 5: Nhu cầu thành tích có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

Nhu cầu là nguồn gốc của nhiều hành vi của con người. Động lực thôi thúc con người thực hiện các hành vi để thỏa mãn các nhu cầu của họ (Maslow, 1965). Một trong những nhu cầu đú là nhu cầu về thành tớch. Brandstọtter (2011) cho rằng, những người có nhu cầu thành tích cao luôn tìm kiếm thành công, cả của họ và cả ở những người liên quan đến họ trong cuộc sống như đồng nghiệp hoặc con cái của họ trong gia đình. Nó có thể hiểu là những mong muốn, khát khao về khẳng định mình của một cá nhân. Đối với thanh niên, những người mới trưởng thành, đang hoặc vừa mới rời trường học để ra đời lập nghiệp. Nhìn chung, có thể nói với tầng lớp này sự nghiệp gần như không có gì, do đó, nhu cầu sự nghiệp, trong đó có tự khởi nghiệp, tự phát triển kinh doanh rất cao, thông qua đó họ xem như là thành tích để khẳng định với mọi người xung quanh như bố mẹ, bạn bè và với xã hội về khả năng hay năng lực của họ khi thực hiện các công việc quan trọng của cuộc đời. Kết quả của nghiên cứu này đã ủng hộ giả thuyết này. Vì vậy, để thúc đẩy dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam thì cần đẩy mạnh nhu cầu thành tích của họ.

Giả thuyết 6: Kinh nghiệm có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

Ngoài kiến thức thì kinh nghiệm cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc động lực, dự định và thực hiện thành công trong công việc. Đặc biệt trong môi trường văn hóa

phương Đông như ở Việt Nam, nơi vẫn nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm làm việc hơn những yếu tố khác như kiến thức, thì kinh nghiệm vẫn được xem là yếu tố quan trọng thúc đẩy thực hiện các công việc. Do đó, kinh nghiệm khởi nghiệp cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy dự định khởi nghiệp kinh doanh hoặc tái dự định khởi nghiệp kinh doanh cao hơn những người chưa có kinh nghiệm (Krueger, 1993; Oruoch, 2006; Basu và Virick, 2008. Kết quả của nghiên cứu này cũng đã ủng hộ giả thuyết trên là những thanh niên Việt Nam nào có kinh nghiệm kinh doanh và khởi nghiệp sẽ có dự định cao hơn những thanh niên chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực này.

Giả thuyết 7: Thái độ có thể là biến trung gian của mối quan hệ giữa kinh nghiệm và dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

Như đề cập ở trên kinh nghiệm có ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam, nhưng ở đây nên làm rõ hơn thái độ của người đã có kinh nghiệm khởi nghiệp. Trong trường hợp có kinh nghiệm nhưng với thái độ tiêu cực thì sẽ hạn chế đến sự tác động của kinh nghiệm đến dự định khởi sự kinh doanh. Ngược lại, nếu thái độ tích cực sẽ thúc đẩy mối quan hệ trên. Như vậy, có thể thấy thái độ có thể là yếu tố trung gian ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa kinh nghiệm và dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này đã ủng hộ giả thuyết trên. Do đó, nếu muốn những người có kinh nghiệm đẩy mạnh dự định khởi sự kinh doanh thì phải luôn thúc đẩy thái độ tích cực của họ về vấn đề này.

Giả thuyết 9: Thái độ đối với khởi sự kinh doanh là biến trung gian mối quan hệ giữa giáo dục khởi sự kinh doanh và dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt nam

Tương tự, thái độ cũng là biến trung gian giữa giáo dục và dự định khởi sự kinh doanh. Điểm khác biệt ở đây như kết quả ở giả thuyết thứ 8 là giáo dục không ảnh hưởng trực tiếp đến dự định khởi nghiệp kinh doanh mà có thể chỉ ảnh hưởng trung gian qua thái độ của người được giáo dục. Điều này nghĩa là giáo dục chưa đủ làm thanh niên Việt Nam có động lực để dự định khởi sự kinh doanh mà còn phụ thuộc vào thái độ của họ đối với vấn đề khởi sự kinh doanh như thế nào. Nếu họ có thái độ tích cực thì những giáo dục về khởi sự sẽ thúc đẩy cá nhân đó có dự định khởi sự kinh doanh và ngược lại (Dell, 2008; Tam, 2009).

Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Giả

thuyết Nội dung Kết quả KĐ

H1 Giả thuyết 1: Thái độ đối với tiền bạc có ảnh hưởng tích Chưa đủ cơ

Giả

thuyết Nội dung Kết quả KĐ

cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

sở kết luận

H2

Giả thuyết 2: Thái độ đối với khởi sự kinh doanh ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

Ủng hộ

H3 Giả thuyết 3: Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

Chưa đủ cơ sở kết luận H4

Giả thuyết 4: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

Ủng hộ

H5

Giả thuyết 5: Nhu cầu thành tích có ảnh hưởng tích cực

đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam Ủng hộ H6 Giả thuyết 6: Kinh nghiệm có ảnh hưởng tích cực đến dự

định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam Ủng hộ H7

Giả thuyết 7: Thái độ có thể là biến trung gian của mối quan hệ giữa kinh nghiệm và dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

Ủng hộ

H8

Giả thuyết 8: Giáo dục khởi nghiệp kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

Chưa đủ cơ sở kết luận

H9

Giả thuyết 9: Thái độ đối với khởi sự kinh doanh là biến trung gian mối quan hệ giữa giáo dục khởi sự kinh doanh và dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt nam

Ủng hộ

H10 Giả thuyết 10: Hỗ trợ của chính phủ có tác động tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên việt nam (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)