CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh
2.3.1 Nhóm các nhân tố thuộc bản thân thanh niên
2.3.1.1 Thái độ đối với khởi sự kinh doanh
Fishbein và Azjen (1975) ban đầu cho rằng thái độ là "một khuynh hướng học hỏi để đáp ứng một cách nhất quán thuận lợi hoặc bất lợi đối với một đối tượng nhất định". Ajzen và Fishbein (2000); Trevelyan (2009); và Sagiri và Appolloni (2009) cũng chỉ ra rằng hành vi của một cá nhân phụ thuộc vào niềm tin và thái độ của cá nhân đó. Những niềm tin và thái độ đó đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hành động của cá nhân. Từ tổng quan nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu đều khẳng định thái độ đối với khởi sự kinh doanh là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh. Theo đó, khi cá nhân có thái độ tích cực với KSKD thì động lực để họ KSKD sẽ cao hơn. Thái độ KSKD ở đây bao gồm cách nhìn của cá nhân về những lợi ích, cơ hội hay sự thỏa mãn khi trở thành một doanh nhân và sự chắc chắn về định hướng sẽ trở thành doanh nhân. Hay nói cách khác, cách nhìn nhận, đánh giá về khả năng tự làm chủ của bản thân đóng vai trò rất quan trọng, nó là động lực thúc đẩy cá nhân KSKD.
Bên cạnh đó, trong cấu trúc của thái độ, các nghiên cứu cũng phát hiện rằng thái độ đối với tiền bạc hay chính là nhìn nhận việc có thu nhập cao chính là thước đo của sự thành công sẽ giúp cá nhân có được quyền tự trị, tự do và quyền lực. Dĩ nhiên, điều này cũng chịu sự chi phối từ văn hóa và môi trường xã hội. Ở Việt Nam, quan điểm coi tiền bạc là thước đo của sự thành đạt hay là sự khẳng định vị thế xã hội vẫn được nhiều người công nhận. Ngoài ra, quan niệm “phi thương bất phú” (không đi buôn thì không giàu) cũng phản ánh đúng phần nào bối cảnh xã hội trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, thái độ đối với tiền bạc chính là yếu tố động lực để thúc đẩy cá nhân có dự định KSKD, để khẳng định năng lực, giá trị của bản thân cũng như xác định gần nhất mục tiêu công việc.
Đặc trưng của thanh niên là những người công việc chưa ổn định hoặc thậm chí chưa có nghề nghiệp, do đó, đối tượng này thường chưa có thu nhập, hoặc thu nhập thấp và phụ thuộc vào gia đình. Theo thuyết nhu cầu thì tiền bạc là yếu tố quan trọng đối với họ để trang trải những nhu cầu thiết yếu. Điều này khiến họ có động lực rất lớn để kiếm nhiều tiền. Ngoài ra, sự hội nhập và ảnh hưởng văn hóa phương Tây ngày càng nhiều đối với thanh niên Việt Nam. Điều này khiến khả năng tự tin và độc lập bản thân ngày càng cao. Đây là những yếu tố quan trọng khiến thanh niên Việt Nam càng mong muốn tự khởi nghiệp kinh doanh của mình. Tuy nhiên, một điều cũng cần lưu ý đối với thanh niên là họ còn rất trẻ, do đó trong tư tưởng của giới trẻ thời gian cuộc đời còn lại của họ khá dài. Cùng với khí thể sẵn sang của tuổi trẻ nên thanh niên luôn chấp nhận rủi ro, nhấn thân vào các công việc mạo hiểm, nhiều rủi ro như khởi sự kinh doanh. Vì vậy, , cũng khá nhiều thanh niên nhấn thân khởi nghiệp đôi khi chỉ để trải nghiệm, tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức đối với vấn đề này, và để làm nền tảng cho sự phát triển của sự nghiệp đằng sau đó chứ không đơn thuần là tiền bạc, thậm chí họ có thể hy sinh tiền bạc trước mắt để có sự nghiệp ổn định, bền vững về dài hạn. Vì vậy, việc xác định đâu là thái độ quan trọng đối với dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam là điều cần thiết.
Giả thuyết 1: Thái độ đối với tiền bạc có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam
Giả thuyết 2: Thái độ đối với khởi sự kinh doanh ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam
2.3.1.2 Chuẩn mực chủ quan
Theo lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Fishbein và Ajzen, 1975; Buchan, 2005), chuẩn mực chủ quan là nhận thức của một người về việc hầu hết những người quan trọng đối với cá nhân này nghĩ là anh ấy / cô ấy nên hoặc không nên thực hiện một hành vi nào đó. Hay có thể hiểu, nếu một người cho rằng một hành vi cụ thể sẽ mang lại kết quả tích cực và nếu cảm thấy những người quan trọng đối với họ (những người có ảnh hưởng đối với cá nhân họ như bố mẹ, bạn bè…) sẽ khuyến khích, ủng hộ việc thực hiện hành vi này thì khả năng thực hiện hành vi đó sẽ cao hơn. Do đó, đây cũng là nhân tố quan trọng được đề cập trong các nghiên cứu khi đánh giá tác động đến hành vi KSKD. Đặc biệt khi nghiên cứu về thanh niên, những đặc thù về tâm lý lứa tuổi như thích thể hiện năng lực bản thân, thích khám phá cái mới,… và dễ bị chi phối bởi các nhóm xã hội, vì vậy cách nhìn nhận hay sự ủng hộ của các chủ thể liên quan như gia đình, bạn bè, những người xung quanh đối với họ rất quan trọng. Vì vậy,
đối với nhiều cá nhân khi quyết định KSKD, sự khuyến khích của gia đình, bạn bè hay những người xung quanh sẽ trở thành động lực căn bản để thúc đẩy họ thực hiện hành vi KSKD (Kolvereid và Tkachev, 1999, Autio và cộng sự, 2001; Krueger và cộng sự, 2000, Reynolds và cộng sự, 2004; Kolvereid và Isaksen, 2006, Linan và cộng sự, 2011).
Một điều có thể quan sát được không chỉ ở nước ngoài mà ngay tại Việt Nam đó thế hệ đi sau thường có xu hướng thực hiện những công việc mà thế hệ đi trước đã làm. Điều này có thể thấy trong câu ngạn ngữ phổ biến ở Việt Nam là ‘Cha truyền con nối’. Điều này nghĩa là con cái thường lựa chọn nghề nghiệp mà bố mẹ đã làm. Điều này cũng dễ hiểu vì con cái thường hiểu rõ những công việc mà bố mẹ, do đó, họ dễ dàng tiếp cận và thực hiện. Ngoài ra, bố mẹ họ đã thực hiện một thời gian dài sẽ tạo ra những tiền đề nhất định. Nếu bố mẹ làm trong các cơ quan, tổ chức sẽ có những mối quan hệ, việc xin con cái họ vào làm ở những tổ chức đó sẽ thuận lợi hơn so với xin việc làm ở nơi khác. Nếu bố mẹ tự khởi nghiệp kinh doanh thì họ sẽ để lại tài sản họ đã phát triển, trên cơ sở đó con cháu họ sẽ có trách nhiệm tiếp tục phát triển sự nghiệp của các thế hệ đi trước. Vì vậy, có thể thấy truyền thống gia đình có thể là một yếu tố chuẩn chủ quan quan trọng khiến các cá nhân hình thành nên các dự định khởi sự doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng từ quan sát có thể thấy xã hội Việt Nam đang có sự thay đổi khá nhanh trong những thập niên gần đây. Ngành nghề đa dạng hơn, những ngành truyền thống bị giảm hoặc mất đi, nhiều ngành mới xuất hiện và thu hút giới trẻ như ngành công nghệ thông tin. Do đó, nhiều bạn trẻ đã không thể, hoặc không muốn tiếp tục mà muốn nhấn thân vào các ngành nghề mới. Tương tự, các doanh nghiệp nhà nước dần chuyển sang cổ phần hóa hoặc tư nhân hóa khiến các mối quan hệ của thế hệ bố mẹ xây dựng không còn có ý nghĩa. Điều này khiến cho các thế sau không thể tiếp tục sự nghiệp mà bố mẹ họ đã theo trước đây. Truyền thống gia đình vào những bối cảnh như vậy không còn là yếu tố quan trọng để quyết định các cá nhân tiếp tục khởi sự kinh doanh không. Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa chuẩn chủ quan và dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên trong đất nước đang phát triển và thay đổi mạnh như ở Việt Nam đối với tầng lớp thanh niên là điều cần thiết.
Sự tác động của truyền thống gia đình đến dự định khởi sự có thể qua cơ chế trung gian. Gia đình là những người thân nhất đối với cá nhân, do đó họ sẽ là những người ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của các cá nhân đó. Đặc biệt với đối tượng là thanh niên ít kinh nghiệm thì gia đình và người thân thường có sự tác động khá lớn đến các dự định và quyết định của các cá nhân. Những người thân không chỉ tạo ra hình ảnh, lời nói động viên tinh thần mà họ chính là những người hỗ trợ cả mặt vật
chất giỳp cho cỏc cỏ nhõn, thanh niờn lập nghiệp, tự khởi sự kinh doanh (Liủỏn và Chen, 2009, Ajzen, 2001).
Văn hóa Phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng là con cái chịu ảnh hưởng rất lớn đối với các quyết định của bố mẹ và những người thân. Do đó, chuẩn chủ quan là một trong những yếu tố cần phải xem xét đối với dự định khởi sự của thanh niên việt Nam. Tuy nhiên, có những sự thay đổi đối với suy nghĩ của các thế hệ, do đó chuẩn chủ quan đối với vấn đề tự khởi sự kinh doanh của bố mẹ đối với con cái họ cũng có những sự thay đổi đáng kể hiện nay ở Việt Nam. Cụ thể trước đây, khi mà cơ quan nhà nước vẫn chiếm đa số thì hầu hết bố mẹ thường mong muốn con của họ sau khi tốt nghiệp các cấp sẽ quay trở về làm việc tại các cơ quan mà họ đang công tác. Điều này là do họ đã quen môi trường làm việc đó, họ ngại thay đổi không chỉ với bản thân mà còn đối với con cái họ và một điều không kém quan trọng là họ được cơ quan cũ ‘tri ân’ vì những đóng góp của họ đối với sự phát triển của tổ chức mà họ đã từng công tác. Tuy nhiên, chủ trương chính phủ Việt Nam trong những năm qua là cổ phần hóa hầu hết các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp cổ phần và tư nhân từ đó đã phát triển mạnh mẽ hơn để thay thế các doanh nghiệp nhà nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của thế hệ bố mẹ trong việc mong muốn con cái họ quay về làm việc tại nơi mà họ đang hoặc đã từng công tác vì bản thân tổ chức đã có sự thay đổi và với người chủ hay người quản lý mới không còn dành các ‘tri ân’ đối với những thế hệ đã từng làm việc trước đó tại doanh nghiệp hay tổ chức. Cũng chính vì thế, ngoài việc không còn được lựa chọn thì bố mẹ trong hoàn cảnh như vậy cũng thường để các con tư quyết định sự nghiệp của mình, việc bố mẹ hay những người thân nên làm trong những lúc đó là động viên, khuyến khích con cái, chị em cố gắng thực hiện tốt những con đường sự nghiệp mà mình đã lựa chọn. Tuy nhiên, với một đất nước đang ở giai đoạn chuyển đổi, tỷ lệ khởi sự thành công cũng chưa phải nhiều và phổ biến, ngược lại thất bại lại đang chiếm đa số, điều này khiến không ít bố mẹ, anh chị em thật sự lo ngại khi mà có người thân có sự định khởi sự doanh nghiệp. Do đó, khuyến khích hay hoài nghi và cản trở theo người nghiên cứu chưa thể khẳng định quan điểm nào đang chiếm ưu thế trong việc ảnh hưởng đến dự định và khởi sự doanh nghiệp đối với thanh niên Việt Nam. Do đó,
Giả thuyết 3: Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam
2.3.1.3 Nhận thức kiểm soát hành vi
Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) cho rằng nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến cảm nhận về sự dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, thể hiện cảm nhận của cá nhân là bản thân có khả năng và đủ nguồn lực để thực hiện hành vi hay không. Điều này gắn liền với niềm tin của cá nhân vào việc mà họ sẽ làm. Đối với những người có xu hướng tự tin vào khả năng của bản thân rằng việc thành lập doanh nghiệp và điều hành doanh nghiệp không khó hay họ có thể nắm bắt, kiểm soát được việc quản lý doanh nghiệp thì khả năng định hướng với KSKD sẽ cao hơn.
Thông thường những người nhận thức được họ có khả năng kiểm soát được hành vi, họ sẽ có động lực mạnh hơn để tiến đến thực hiện công việc đó. Tương tự, những cá nhân nhận thấy họ có khả năng và nguồn lực để tiến hành khởi sự doanh nghiệp thì họ sẽ có dự định khởi sự và có động lực cao để thực hiện các hoạt động khởi sự doanh nghiệp. Ở chiều ngược lại, khi cá nhân thiếu tự tin vào bản thân, lo sợ thất bại, hoặc không có đủ năng lực để phát triển doanh nghiệp thì dự định KSKD của họ cũng sẽ thấp hơn. Cho đến nay kết quả từ các nghiên cứu đi trước với quan điểm lý thuyết nhìn nhận cả hai chiều tích cực và hạn chế của yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi đối với dự định KSKD (Kolvereid, 1996; Chen và cộng sự, 1998; Kristiansen và Indarti, 2004; Basu và Virick, 2008; Zaidatol, 2009; Ruhle và các cộng sự, 2010; Paco và cộng sự, 2011, Linan và cộng sự, 2011).
Đặc điểm của thanh niên là luôn dồi dào năng lượng, tự tin và sẵn sàng làm mọi việc khi họ mong muốn và đôi khi không cần suy nghĩ thấu đáo về khả năng của bản thân hay các điều kiện, nguồn lực cần thiết để thực hiện các mong muốn. Do đó, khi có một lý do nào đó từ bên trong bản thân như mong muốn khẳng định bản thân hay từ các yếu tố tác động bên ngoài như phong trào khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam, sẽ thôi thúc cá nhân đó có dự định khởi nghiệp và quyết tâm thực hiện điều trên. Vì vậy, theo tác giả, nhìn chung mọi người thường sẽ có dự định và thực hiện dự định sau khi đã suy nghĩ và nhận thức được khả năng kiểm soát được hành vi. Nhưng đối với thanh niên điều này có thể không hoàn toàn đúng. Đặc trưng của thanh niên là luôn có nhiều ước mơ và hoài bão, giống như hoài bão về tạo dựng riêng cho mình một cơ nghiệp, hoài bão tự mình khởi sự kinh doanh, hoài bão tự khẳng định mình có thể là những yếu tố cơ bản thúc đẩy dự định và khởi sự kinh doanh của thanh niên, và điều này có thể lấn át cả việc phải suy nghĩ, đánh giá khả năng và cơ hội thực hiện những mơ ước và hoài bão của họ. Do đó, người nghiên cứu cho rằng trên bình diện chung nhận thức kiểm soát hành vi có thể tác động đến dự định khởi sự kinh doanh, nhưng với đối tượng thanh niên tuổi trẻ thì điều này có thể khác và cần kiểm định lại.
Giả thuyết 4: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam
2.3.1.4 Nhu cầu thành tích
Nhu cầu thành tích được hiểu là động lực của một người muốn thành công. Hay có thể nói, nhu cầu thành tích là một yếu tố quan trọng quyết định đến dự định KSKD của một cá nhân (Hansemark, 2003; Tong và cộng sự, 2011).
Brandstọtter (2011)cho rằng, những người cú nhu cầu thành tớch cao luụn tỡm kiếm thành công, cả của họ và cả ở những người liên quan đến họ trong cuộc sống như đồng nghiệp hoặc con cái của họ trong gia đình. Nó có thể hiểu là những mong muốn, khát khao về khẳng định mình của một cá nhân. Điều này được khẳng định thông qua thái độ của cá nhân đối với kỳ vọng đạt được thành tích cao trong công việc/ thành công trong sự nghiệp, sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sáng tạo trong công việc, sự cầu toàn và luôn hướng đích rõ ràng (McClelland, 1961; Sagie và Elizur, 1999;
Littunen, 2000; Mhango, 2006; Tong và cộng sự, 2011).
Nhu cầu thành tính chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố ảnh hưởng lớn là tính cách của cá nhân, do đó, cùng một lứa tuổi, hoàn cảnh sống như nhau nhưng có người có nhu cầu thành tích cao hơn những người khác. Ngoài tính cách, mức độ nhu cầu nói chung luôn phụ thuộc vào mức độ được đáp ứng nhu cầu bởi nhu cầu đó. Đối với thanh niên, những người mới trưởng thành, đang hoặc vừa mới rời trường học để ra đời lập nghiệp. Nhìn chung, có thể nói với tầng lớp này sự nghiệp gần như không có gì, do đó, nhu cầu sự nghiệp, trong đó có tự khởi nghiệp, tự phát triển kinh doanh rất cao, thông qua đó họ xem như là thành tích để khẳng định với mọi người xung quanh như bố mẹ, bạn bè và với xã hội về khả năng hay năng lực của họ khi thực hiện các công việc quan trọng của cuộc đời. Vì vậy, nếu không xét đến các yếu tố khác, có thể quan sát thấy tầng lớp thanh niên là tầng lớp có dự định khởi nghiệp cao hơn nhiều so các tầng lớp khác bởi trong họ có khát khao lớn về việc thỏa mãn nhu cầu thành tích.
Giả thuyết 5: Nhu cầu thành tích có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam
2.3.1.5 Kinh nghiệm khởi sự kinh doanh
Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm luôn có vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực thực hiện của các cá nhân theo lý thuyết ASK (Attutude, Skill và Knowledge). Đặc biệt ở Việt Nam có thể nói kinh nghiệm càng được nhấn mạnh khi