Phân tích sự khác biệt về dự định khởi sự kinh doanh theo một số đặc điểm cơ bản của thanh niên Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên việt nam (Trang 103 - 110)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC TRẠNG DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM

4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

4.2.4. Phân tích sự khác biệt về dự định khởi sự kinh doanh theo một số đặc điểm cơ bản của thanh niên Việt Nam

4.2.4.1. Theo giới tính

Đặc điểm về giới tính có thể ảnh hưởng đến các hành vi của con người nói chung. Điều này đã được chỉ ra ở nhiều nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, nhằm làm rõ sự khác biệt về dự định KSKD của thanh niên theo giới tính, tác giả sẽ so sánh, kiểm định trung bình của thang đo DDK theo 2 nhóm nam và nữ. Kết quả phân tích cho ở Bảng 4.12 dưới đây.

Bảng 4.12. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên theo đặc điểm giới tính

Biến So sánh

Tổng bình phương chênh lệch

Bậc tự do

Sai số toàn phương trung bình

Thống kê F

Giá trị P DDK1

Giữa các nhóm 6,662 1 6,662 5,099 ,024

Trong các nhóm 1693,393 1296 1,307

Chung 1700,055 1297

DDK2

Giữa các nhóm 7,327 1 7,327 6,406 ,011

Trong các nhóm 1482,175 1296 1,144

Chung 1489,502 1297

DDK4

Giữa các nhóm 12,411 1 12,411 10,276 ,001

Trong các nhóm 1565,256 1296 1,208

Chung 1577,667 1297

DDK5

Giữa các nhóm 10,187 1 10,187 7,775 ,005

Trong các nhóm 1698,048 1296 1,310

Chung 1708,235 1297

DDKchung

Giữa các nhóm 9,004 1 9,004 11,915 ,001

Trong các nhóm 979,336 1296 ,756

Chung 988,340 1297

Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả.

Kết quả phân tích này đã cho thấy, xét theo giới tính, nam thanh niên có xu hướng dự định KSKD khác so với nữ giới. Thống kê trung bình biến DDKchung của nhóm nam cao hơn so với nữ ( Nam=3,46; Nữ=3,29; sig.=0,001). Trong các phát biểu liên quan đến dự định KSKD: “Tôi sẽ cố gắng hết sức để bắt đầu và điều hành công việc kinh doanh của mình”, “Tôi đã quyết định sẽ thành lập công ty trong tương lai”,

“Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một doanh nhân”, “Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một doanh nhân”, điểm trung bình mức độ đồng tình của nam đều cao hơn so với nữ. Kết quả kiểm định sự khác biệt cho thấy điểm trung bình mức độ đồng tình của nhóm thanh niên nam và nữ là có sự khác nhau rõ rệt ở tất cả các biến quan sát trong thang đo DDK.

4.2.4.2 Về trạng thái nghề nghiệp của thanh niên

Trạng thái nghề nghiệp của thanh niên có thể tác động đến tư tưởng, thái độ và hành vi đối của họ đối với KSKD. Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả muốn xem xét liệu có sự khác nhau về dự định KSKS giữa 2 nhóm thanh niên đã đi làm thực tế và nhóm thanh niên là sinh viên còn đang học? Kết quả phân tích này được cho bảng 4.13 sau đây.

Bảng 4.13. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên theo trạng thái nghề nghiệp

Biến So sánh

Tổng bình phương chênh lệch

Bậc tự do

Sai số toàn phương trung bình

Thống kê

F Giá trị P DDK1

Giữa các nhóm 5,206 1 5,206 3,981 ,046

Trong các nhóm 1694,849 1296 1,308

Chung 1700,055 1297

DDK2

Giữa các nhóm 8,971 1 8,971 7,853 ,005

Trong các nhóm 1480,531 1296 1,142

Chung 1489,502 1297

DDK4

Giữa các nhóm 7,298 1 7,298 6,023 ,014

Trong các nhóm 1570,370 1296 1,212

Chung 1577,667 1297

DDK5

Giữa các nhóm ,259 1 ,259 ,196 ,658

Trong các nhóm 1707,976 1296 1,318

Chung 1708,235 1297

DDKchung

Giữa các nhóm 3,487 1 3,487 4,589 ,032

Trong các nhóm 984,853 1296 ,760

Chung 988,340 1297

Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả.

Kết quả này chỉ ra có sự khác biệt (có ý nghĩa) về giá trị trung bình dự định KSKD giữa 2 nhóm thanh niên là sinh viên (chưa công tác thực tế) và nhóm thanh niên đang đi làm, trong đó những người đã đi làm có mong muốn dự định khởi sự kinh doanh cao hơn ( NĐL=3,42; SV=3,31; sig.=0,032).

Sự khác biệt cũng thể hiện trong các phát biểu về việc “sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một doanh nhân”-DDK1, “sẽ cố gắng hết sức để bắt đầu và điều hành công việc kinh doanh của mình”-DDK2, “quyết định sẽ thành lập công ty trong tương lai”-DDK4 của sinh viên đều thấp hơn so với người đã đi làm. Điều đó cũng cho thấy tư tưởng, thái độ đối với KSKD của những người đã đi làm thực tế có sự khác biệt khá rõ so với các đối tượng sinh viên (đa số chưa làm việc thực tế).

4.2.4.3. Theo trình độ chuyên môn

Để làm rõ sự khác biệt về dự định KSKD giữa các nhóm thanh niên có trình độ học vấn khác nhau, nghiên cứu đã thu thập thông tin về trình độ học vấn của sinh viên và tiến hành phân tích so sánh trung bình giữa các nhóm này. Kết quả so sánh trung bình giữa các nhóm trình độ cho ở Bảng 4.14 dưới đây. Kết quả nghiên cứu này sẽ trả lời câu hỏi liệu có sự khác nhau về ý định KSKD giữa các nhóm trình độ học vấn không?

Bảng 4.14. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên theo nhóm trình độ chuyên môn

Biến So sánh Tổng bình phương chênh lệch

Bậc tự do

Sai số toàn phương trung bình

Thống

kê F Giá trị P DDK1

Giữa các nhóm 10,400 2 5,200 4,009 ,018

Trong các nhóm 1666,703 1285 1,297

Chung 1677,102 1287

DDK2

Giữa các nhóm 9,243 2 4,621 4,032 ,018

Trong các nhóm 1472,993 1285 1,146

Chung 1482,236 1287

DDK4

Giữa các nhóm 3,851 2 1,925 1,582 ,206

Trong các nhóm 1563,714 1285 1,217

Chung 1567,564 1287

DDK5

Giữa các nhóm 3,943 2 1,972 1,498 ,224

Trong các nhóm 1691,619 1285 1,316

Chung 1695,562 1287

DDKchung

Giữa các nhóm 6,021 2 3,010 3,959 ,019

Trong các nhóm 977,038 1285 ,760

Chung 983,059 1287

Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả.

Kết quả này cho thấy có sự khác biệt (có ý nghĩa) về dự định KSKD nói chung giữa các nhóm trình độ và rõ nhất là khác biệt giữa nhóm có trình độ sau đại học với các nhóm trình độ cao đẳng (xem phụ lục 5). Thống kê mô tả cũng cho thấy nhìn chung mức độ đồng tình về dự định KSKD của nhóm thanh niên có trình độ đại học và trên đại học cao hơn so với thanh niên có trình độ trung cấp và cao đẳng.

4.2.4.4 Theo kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc thực tế cũng có thể xem xét như một yếu tố tạo ra sự khác biệt về dự định KSKD của thanh niên. Những thanh niên có trải nghiệm làm việc thực tế nhiều hơn có thể có những kinh nghiệm và tư duy về khởi nghiệp khác so với nhóm chưa có hoặc ít kinh nghiệm làm việc.

Bảng 4.15. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên theo các nhóm kinh nghiệm làm việc

Biến So sánh

Tổng bình phương chênh lệch

Bậc tự do

Sai số toàn phương trung bình

Thống kê F

Giá trị P

DDK1

Giữa các nhóm 4,070 3 1,357 1,035 ,376

Trong các nhóm 1695,985 1294 1,311

Chung 1700,055 1297

DDK2

Giữa các nhóm 8,724 3 2,908 2,541 ,055

Trong các nhóm 1480,778 1294 1,144

Chung 1489,502 1297

DDK4

Giữa các nhóm 16,070 3 5,357 4,439 ,004

Trong các nhóm 1561,598 1294 1,207

Chung 1577,667 1297

DDK5

Giữa các nhóm 7,230 3 2,410 1,833 ,139

Trong các nhóm 1701,005 1294 1,315

Chung 1708,235 1297

DDKchung

Giữa các nhóm 5,213 3 1,738 2,287 ,077

Trong các nhóm 983,128 1294 ,760

Chung 988,340 1297

Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả.

Với kết quả phân tích ANOVA ở bảng 4.15 cho thấy dường như dự định KSKD nói chung của thanh niên không có mối liên hệ phụ thuộc với số năm kinh nghiệm làm việc thực tế của họ. Phát biểu về dự định KSKD chỉ có sự khác biệt giữa các nhóm năm kinh nghiệm ở biến “Quyết định thành lập công ty trong tương lai” – DDK4.

4.2.4.5 Theo vùng miền

Đặc điểm về văn hóa, lối sống và các điều kiện cơ sở hạ tầng, hệ thống đào tạo, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng - miền có những nét đặc trưng riêng.

Điều đó tạo ra sự khác biệt trong tư duy, thái độ, ý định và cách thức khởi nghiệp của thanh niên. Kết quả nghiên cứu về sự khác nhau về dự định KSKD của thanh niên ở các vùng – miền được trình bày ở Biểu đồ 4.1 dưới đây.

Biểu đồ 4.1. So sánh điểm trung bình biến dự định KSKD theo vùng miền Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả.

Nhìn từ biểu đồ có thể thấy nhìn chung thanh niên ở khu vực miền Trung có mức độ đồng tình với ý định KSKD nói chung cao hơn so với miền Bắc và miền Nam.

So sánh trung bình ở từng biến quan sát cho thấy sự quyết tâm trở thành doanh nhân và nỗ lực để bắt đầu và điều hành công việc kinh doanh của mình ở nhóm miền Trung cao hơn so với miền Nam và miền Bắc. Tuy nhiên, việc quyết định thành lập công ty (DDK4) và định hình mình là một doanh nhân trong tương lai (DDK5) thì cả 3 nhóm không có sự khác biệt nhiều.

Để kiểm định xem thực sự có sự khác biệt (có ý nghĩa thống kê) về dự định KSKD nói chung của các thanh niên giữa các vùng, tác giả tiếp tục thực hiện phân tích ANOVA, kết quả cho ở bảng 4.16 dưới đây.

3,30 3,49 3,41

Miền Bắc Miền

Trung Miền Nam Miền

Bắc Miền Trung Miền

Nam Miền Bắc Miền

Trung Miền Nam Miền

Bắc Miền Trung Miền

Nam Miền Bắc Miền

Trung Miền Nam

DDK1 DDK2 DDK4 DDK5 DDKchung

Bảng 4.16 Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên theo vùng miền

Biến So sánh Tổng bình phương chênh lệch

Bậc tự do

Sai số toàn phương trung bình

Thống kê F

Giá trị P DDK1

Giữa các nhóm 13,578 2 6,789 5,213 ,006

Trong các nhóm 1686,478 1295 1,302

Chung 1700,055 1297

DDK2

Giữa các nhóm 35,774 2 17,887 15,934 ,000

Trong các nhóm 1453,727 1295 1,123

Chung 1489,502 1297

DDK4

Giữa các nhóm ,164 2 ,082 ,067 ,935

Trong các nhóm 1577,503 1295 1,218

Chung 1577,667 1297

DDK5

Giữa các nhóm 2,401 2 1,201 ,911 ,402

Trong các nhóm 1705,834 1295 1,317

Chung 1708,235 1297

DDKchung

Giữa các nhóm 6,097 2 3,049 4,019 ,018

Trong các nhóm 982,243 1295 ,758

Chung 988,340 1297

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả.

Kết quả phân tích khác biệt đã chỉ ra: Dự định KSKD nói chung (DDKchung) có sự khác biệt (có ý nghĩa thống kê) giữa các vùng miền. Cụ thể, thanh niên ở khu vực miền Bắc và miền Trung có Dự định KSKD khác nhau; và Dự định KSKD của thanh niên ở miền Nam có sự khác biệt với thanh niên ở miền Trung; còn giữa 2 nhóm miền Bắc và Miền Nam thì chưa thấy rõ sự khác biệt này (chi tiết xem phụ lục 6) 4.2.4.6 Theo nghề nghiệp của bố, mẹ

Các quyết định chọn lựa ngành nghề đào tạo và dự định khởi nghiệp của thanh niên có thể phụ thuộc phần lớn vào điều kiện gia đình, truyền thống gia đình và định hướng của bố, mẹ. Vì tuổi đời còn trẻ nên hầu hết các thanh niên thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế, trước khi họ đưa ra các quyết định khởi nghiệp thường nhận được định hướng và hỗ trợ của gia đình. Bên cạnh đó, mỗi gia đình có một điều kiện khác nhau để hỗ trợ khởi nghiệp cho con em mình. Trong nghiên cứu này, tác giả muốn làm rõ sự khác nhau trong dự định KSKD của thanh niên theo nghề nghiệp của bố, mẹ . Kết quả thống kê mô tả trung bình DDKchung của các nhóm theo nghề nghiệp của bố, mẹ được trình bày trong Biểu đồ 4.2 dưới đây.

Biểu đồ 4.2. So sánh đánh giá về giá trung bình biến Dự định KSKD chung của thanh niên theo các nhóm nghề nghiệp của Bố và Mẹ

Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả Kết quả này chỉ ra dự định KSKD của thanh niên có thể phụ thuộc vào nghề nghiệp của bố, mẹ; hay nói một cách khác thì truyền thống gia đình có thể tác động đến ý định KSKD của thanh niên. Để làm rõ sự khác biệt này, tác giả sử dụng phân tích ANOVA với các biến trong thang đo DDK theo các nhóm nghề nghiệp của bố/

mẹ. Kết quả được cho ở bảng 4.17 dưới đây.

Bảng 4.17. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên theo nghề nghiệp của bố, mẹ

Biến So sánh

Các nhóm theo nghề của bố

Các nhóm theo nghề của mẹ Thống kê F Giá trị P Thống kê F Giá trị P

DDK1 Giữa các nhóm 6,385 ,002 5,718 ,003

DDK2 Giữa các nhóm 3,027 ,049 7,313 ,001

DDK4 Giữa các nhóm 1,130 ,323 ,463 ,630

DDK5 Giữa các nhóm 6,605 ,001 3,957 ,019

DDKchung Giữa các nhóm 6,022 ,002 5,098 ,006

Kết quả kiểm định này đã chỉ rõ, nghề nghiệp của bố mẹ có tác động đến dự định KSKD của các thanh niên. Cụ thể, thanh niên có bố, mẹ làm kinh doanh tự do và làm nhân viên Kinh doanh hoặc quản lý trong các DN có mức độ đồng tình với dự định KSKD cao hơn đáng kể so với nhóm bố mẹ có ngành nghề khác (xem thêm phụ lục 7 và 8). Điều này hàm ý tư duy, thái độ và hành vi KSKD của thanh niên cũng phụ thuộc vào đặc điểm nghề nghiệp của bố mẹ và truyền thống gia đình họ.

3.55 3.55

3.34

3.55

3.51

3.35

3.2000 3.2500 3.3000 3.3500 3.4000 3.4500 3.5000 3.5500 3.6000

Tự kinh doanh Làm NV KD hoặc quản lý

trong DN

Khác Tự kinh doanh Làm NV KD hoặc quản lý

trong DN

Khác

Nghề của Bố Nghề của Mẹ

Với các kết quả phân tích khác biệt ở trên, có thể thấy các đặc điểm về giới, tình trạng việc làm, khu vực, trình độ học vấn, nghề nghiệp bố mẹ… là những yếu tố tạo nên sự khác biệt trong thái độ của thanh niên đối với dự định KSKD.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên việt nam (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)