Nhóm các nhân tố từ môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên việt nam (Trang 59 - 64)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh

2.3.2 Nhóm các nhân tố từ môi trường bên ngoài

Bên cạnh các yếu tố bên trong, các yếu tố bên ngoài cũng có sự tác động lớn đến dự định khởi sự kinh doanh như: giáo dục khởi sự kinh doanh, truyền thống kinh doanh của gia đình và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ với khởi sự kinh doanh.

2.3.2.1 Giáo dục khởi sự kinh doanh

Như đã trình bày ở phần trên, 3 yếu tố cơ bản gồm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm là những yếu tố quan trọng tạo nên năng lực của các cá nhân. Tuy nhiên, trước đây và thậm chí cho đến hiện nay văn hóa phương Đông giống như Việt Nam luôn đề cao vấn đề kinh nghiệm. Do đó, kinh nghiệm thường được nhấn mạnh trong việc thực hiện công việc. Tuy nhiên, ngày càng cho thấy nhận thức về vấn đề này đang có sự thay đổi. Tính chuyên nghiệp đòi hỏi ngày càng cao, nên kiến thức và những kỹ năng được đào tạo được chú trọng hơn để công việc được thực hiện bài bản hơn, nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất. Vì thế vai trò giáo dục ngày càng được chú trọng trong việc cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng cho các cá nhân thực hiện công việc.

Giáo dục khởi sự kinh doanh đề cập đến các bài giảng hay khóa học cung cấp cho người học các kỹ năng và kiến thức để giúp người học tìm kiếm cơ hội khởi sự kinh doanh (Clouse, 1990; Ekpoh và Edet, 2011; Ooi, Selvarajah và Meyer, 2011).

Giáo dục tập trung vào KSKD là một chất xúc tác cho sự phát triển dự định KSKD của thanh niên (Raposo và Do Paco, 2011; Bae và cộng sự, 2014; Fayolle và Gailly, 2015).

Đây là lý do tại sao ngày càng nhiều trường học giới thiệu trong các môn học và chương trình liên quan đến khởi sự kinh doanh (Hisrich, 2003; Martin, 2013). Cho đến nay rất nhiều trường học và chương trình học về khởi sự kinh doanh. Tuy nhiên, ở Việt Nam các Chương trình này chỉ mới khởi điểm nên từ trước đến này chưa hoặc có rất ít nghiên cứu nào thực hiện kiểm định liệu những Chương trình đào tạo và giáo dục về khởi sự doanh nghiệp có tác động đến các dự định khởi nghiệp của Thanh niên ở Việt Nam hay không. Việc tiếp tục thực hiện một nghiên cứu có hệ thống là điều cần thiết

để có thể khẳng định thêm mối quan hệ này ở một nước đang phát triển và hệ thống giáo dục về vấn đề này cũng mới ở giai đoạn khởi đầu.

Giả thuyết 8: Giáo dục khởi nghiệp kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

Ngoài ra, giáo dục luôn được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thái độ và nhận thức của con người nói chung, và nó cũng đúng với trong trường hợp dự định khởi sự kinh doanh. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ này. Cụ thể là qua giáo dục các cá nhân có thêm sự hiểu biết về khởi sự doanh nghiệp, từ đó họ đã thay đổi thái độ với vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề cần tranh luận ở đây là sự thay đổi này mang tính tích cực hay tiêu cực. Câu trả lời là không chắc chắn vì có cá nhân sau khi được đào tạo và giao dục thì có thái độ tích cực và từ đó nảy sinh và đẩy mạnh dự định và kế hoạch khởi sự doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số khác thì sau khi được giáo dục về khởi sự doanh nghiệp có thể hiểu hơn và nhận thấy rằng đây không phải là điều đơn giản mà cần phải có đầy đủ các tố chất cần thiết cũng như các điều kiện quan trọng mới có thể thực hiện khởi nghiệp kinh doanh. Từ đó, họ có thể có thái độ tiêu cực, không muốn hoặc không dám thực hiện các hoạt động mang tính rủi ro này, cụ thể là họ sẽ nhận thấy rằng tỷ lệ thành công thực tế của khởi sự doanh nghiệp, nhất là ở Việt nam hiện nay đang ở mức thấp. Những người như vậy có thể không còn mong muốn và dự định khởi sự kinh doanh. (Dell, 2008; Tam, 2009). Qua đây có thể thấy sự tác động của giáo dục lên dự định khởi sự doanh nghiệp còn phụ thuộc bởi thái độ của cá nhân dự định khởi sự doanh nghiệp.

Giả thuyết 9: Thái độ đối với khởi sự kinh doanh là biến trung gian mối quan hệ giữa giáo dục khởi sự kinh doanh và dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt nam

2.3.2.2 Hỗ trợ từ Chính phủ đối với khởi sự kinh doanh

Hỗ trợ khởi nghiệp luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công của các dự án khởi sự kinh doanh. Những nước có các hoạt động khởi nghiệp năng động nhất là những nước có hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp từ sớm và rất phát triển (Cuzin et Fayolle 2006). Thuật ngữ hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp có thể được hiểu ở hai mức độ rộng và hẹp (Trần Văn Trang, 2019).

Theo nghĩa hẹp, hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp đề cập tới sự trợ giúp trực tiếp của người hay tổ chức cố vấn/đỡ đầu đối với người khởi nghiệp. Theo cách hiểu này, Levy- Tadjine (2004, p.266-272) cho rằng hỗ trợ khởi nghiệp được hiểu là một quá trình trợ giúp/giúp đỡ cá nhân hoặc nhóm cá nhân có dự án khởi sự kinh doanh, quá trình này bao

gồm 3 giai đoạn: tiếp xúc ban đầu, hỗ trợ triển khai dự án khởi sự kinh doanh và theo dõi sau khi doanh nghiệp được thành lập. Lý tưởng nhất là sự hỗ trợ này bắt đầu từ khi cá nhân có ý tưởng kinh doanh và họ được hỗ trợ để cụ thể hoá ý tưởng thành dự án khởi sự và tiếp theo là thành lập doanh nghiệp thực sự trong thực tế, trở thành người chủ doanh nghiệp độc lập. Quá trình hỗ trợ được đặc tả bởi ba yếu tố người/tổ chức hỗ trợ; người có dự án/ý tưởng khởi nghiệp và dự án khởi nghiệp (Porteur-Portant-Porté). Đối với Fayolle et Cuzin (2004), hỗ trợ là hoạt động trợ giúp khởi nghiệp (thành lập doanh nghiệp) được thực hiện dựa trên việc thiết lập mối quan hệ giữa người khởi nghiệp và bên hỗ trợ. Qua sự trợ giúp này, doanh nhân tương lai sẽ thực hiện các học hỏi khác nhau, được tiếp cận các nguồn lực và phát triển năng lực cần thiết để cụ thể hoá dự án khởi nghiệp.

Theo nghĩa rộng, hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp đề cập tới một hệ thống các trợ giúp khác nhau dành cho người khởi nghiệp đến từ môi trường kinh doanh/khởi nghiệp của họ. Hệ thống các trợ giúp khởi nghiệp này có thể đến từ nhiều tổ chức/đơn vị khác nhau (trung ương/địa phương; tổ chức công/tư), với các hoạt động hỗ trợ khác nhau (hỗ trợ nhận thức, đào tạo, tài chính, hậu cần khởi nghiệp,…) đi theo quá trình từ hình thành ý tưởng kinh doanh tới thành lập và làm chủ doanh nghiệp trong thực tế. Theo cách hiểu này Bruyat (1992) cho rằng tổng thể các hoạt động hỗ trợ sẽ bao gồm đào tạo nhận thức, tiếp đón/tiếp xúc trao đổi ý kiến, định hướng cho người có ý tưởng/dự án kinh doanh, thông tin và kết nối mạng lưới với các doanh nhân khác và các bên liên quan, trợ giúp trực tiếp trong quá trình thành lập doanh nghiệp và triển khai ban đầu hoạt động kinh doanh, tư vấn kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đào tạo, hỗ trợ hậu cần, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ pháp lý.

Stephen và các cộng sự (2005) cho rằng Chính sách hỗ trợ từ chính phủ đối với KSKD như luật pháp, hỗ trợ về cơ chế, chính sách…là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động khởi sự doanh nghiệp. Yếu tố chính sách hỗ trợ được xem xét như là thành tố thuộc môi trường kinh doanh, trong đó, môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ thúc đẩy hoạt động KSKD. Ngược lại, hoạt động KSKD sẽ bị cản trở nếu không có môi trường kinh doanh tốt. Ở đây, sự quan tâm, khuyến khích của nhà nước, tiềm năng kinh doanh, cơ chế thuận lợi về vốn đầu tư và hành lang pháp lý,…

là những thành tố tạo nên môi trường kinh doanh tốt cho hoạt động KSKD.

Ở Việt Nam, Chính phủ trong những năm gần đây đã thể hiện sự quan tâm rất lớn từ chính sách cho đến các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp cụ thể quan các quĩ, thúc đẩy các phong trào khởi nghiệp, và một trong những nhiệm vụ quan trọng của Trung ương đoàn trong những năm gần đây là tuyên truyền và hỗ trợ cho thanh niên Việt Nam khởi sự kinh doanh. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia là các

chính sách này vì những lí do nhất định chưa phát huy được như mong muốn của Chính phủ. Do đó, việc liệu có sự tác động, hay mức độ tác động như thế nào của các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đến dự định khởi sự kinh doanh vẫn còn là câu hỏi lớn và rất cần sự kiểm định từ nghiên cứu có hệ thống.

Giả thuyết 10: Hỗ trợ của chính phủ có tác động tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

Như vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh được tổng hợp từ đề xuất ở các nghiên cứu đi trước như sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD TT Các nhân tố ảnh hưởng

đến dự định KSKD Mô tả Nguồn

1 Thái độ đối với tiền bạc

Khi một cá nhân nhìn nhận thu nhập cao sẽ giúp họ có được quyền tự trị, tự do và quyền lực và họ cho rằng thu nhập cao như là thước đo của sự thành công.

Schwarz và cộng sự (2009), Lim & Teo (2003)

2 Thái độ với KSKD

Là mức độ mà cá nhân nhận thức rằng có những cơ hội tốt để KSKD, hoặc có mối liên kết gắn với vị thế xã hội cao của người làm chủ.

Linan và Chen (2009), Gasse (1985), Robinson và cộng sự (1991), Xavier và cộng sự (2009), Dell (2008), Leong (2008), Elfving và cộng sự (2009), (Kolvereid và Tkachev, 1999;

Krueger và cộng sự, 2000; Dohse và Walter, 2010; Paco và cộng sự, 2011),…

3 Chuẩn mực chủ quan

Sự tham gia và hỗ trợ của gia đình/bạn bè/những người xung quanh về hoạt động khởi sự kinh doanh của cá nhân. Càng có nhiều chuẩn mực chủ quan khích lệ hành vi khởi sự kinh doanh thì

Kolvereid và

Tkachev (1999), Autio và cộng sự, (2001); Krueger và cộng sự, (2000), Reynolds và cộng sự,

TT Các nhân tố ảnh hưởng

đến dự định KSKD Mô tả Nguồn

ý định KSKD của cá nhân đó càng tăng lên.

2004 Kolvereid và Isaksen (2006), Linan và cộng sự (2011)

4 Nhận thức kiểm soát hành vi

Nhận thức kiểm soát hành vi cao sẽ tăng cam kết của cá nhân với KSKD và dẫn tới động lực mạnh mẽ hơn để KSKD

Kolvereid (1996b);

Chen và cộng sự (1998); Kristiansen và Indarti (2004);

Basu và Virick (2008); Zaidatol (2009); Ruhle và các cộng sự (2010); Paco và cộng sự (2011), Linan và cộng sự (2011)

5 Giáo dục Khởi sự Kinh doanh

Tiếp xúc với giáo dục KSKD thích hợp sẽ ảnh hưởng đến dự định KSKD

Gasse (1985), Lee và cộng sự (2005), Gurbuz & Aykol (2008), (Dell, 2008;

Tam, 2009), Ooi và cộng sự (2011), Do Paco và Ferreira (2011), Johansen và Schanke (2013),…

6 Kinh nghiệm KSKD

Kinh nghiệm trước khi kinh doanh của cá nhân không chỉ giúp phát triển dự định KSKD của họ, mà còn có thể tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Krueger (1993), Oruoch (2006), Basu và Virick (2008)

7 Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đối với KSKD

Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đối với KSKD như luật pháp, hỗ trợ của chính phủ…là yếu tố môi trường kinh doanh có khả năng điều chỉnh, tác động đến dự định KSKD của cá nhân thông qua

Stephen và các cộng sự (2005), Turker và Selcuk, (2009)

TT Các nhân tố ảnh hưởng

đến dự định KSKD Mô tả Nguồn

tương tác với thái độ của cá nhân.

8 Nhu cầu thành tích

Nhu cầu thành tích cao thường có khao khát mãnh liệt trở nên thành công và có nhiều khả năng trở thành người làm chủ. Những cá nhân có Nhu cầu thành tích mạnh mẽ sẽ đóng góp nhiều hơn vào những hoạt động KSKD

McClelland (1961), Sagie và Elizur (1999), (Littunen, 2000), Mhango (2006), (Tong và cộng sự, 2011)

Nguồn: Tác giả hệ thống 2.3.2.4 Mối quan hệ giữa dự định khởi sự kinh doanh và giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn

Kết quả của các nghiên cứu trước đã chỉ ra ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn đối với dự định KSKD. Do đó, những biến này được đưa vào mô hình nghiên cứu như những biến kiểm soát.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên việt nam (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)