Kiểm định thang đo

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên việt nam (Trang 91 - 99)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC TRẠNG DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM

4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

4.2.2 Kiểm định thang đo

4.2.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo các yếu tố trong mô hình

Trước khi tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của thanh niên, tác giả đánh giá độ tin cậy các thang đo đã được xây dựng trong nghiên cứu thông qua hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhóm biến quan sát thuộc các nhân tố.

Kết quả thu được như sau:

a. Thang đo biến phụ thuộc “Dự định khởi sự kinh doanh - DDK”

Cronbach’s Alpha của thang đo về “Dự định khởi sự kinh doanh” – DDK với 6 biến quan sát là 0,676 đạt mức đủ tin cậy, tuy nhiên biến DDK6 có hệ số tương quan biến-tổng là 0,17 (<0,3) và Cronbach’s Alpha nếu loại biến này 0,715, do đó biến này bị loại khỏi thang đo. Tiếp tục kiểm tra độ tin cậy của thang đo với 5 biến quan sát, kết quả cho thấy biến DDK3 có hệ số tương quan biến tổng là 0,142 và Cronbach’s Alpha nếu loại biến này là 0,787 đạt giá trị cao hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo. Vì vậy, biến này tiếp tục bị loại khỏi thang đo. Thang đo còn lại 4 biến quan sát và Cronbach’s Alpha là 0,787 đạt yêu cầu, các biến quan sát đều có hệ số tương quan cao, thể hiện mối tương quan mạnh với thang đo. Hệ số tương quan biến-tổng và hiệp phương sai trung bình giữa các biến quan sát đều đạt giá trị trên 0,5. Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều thấp hơn so với giá trị Cronbach’s Alpha của thang đo. Như vậy thang đo đảm bảo độ tin cậy.

Bảng 4.3. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Dự định khởi sự kinh doanh – DDK” dựa vào Cronbach’s Alpha

Biến số

Hệ số tương quan biến -

tổng

Hiệp phương sai trung bình giữa các

biến quan sát

Cronbach's alpha nếu loại biến Cronbach's alpha DDK=0,787

DDK1 0,554 0,328 0,756

DDK2 0,567 0,341 0,749

DDK4 0,616 0,449 0,724

DDK5 0,644 0,474 0,709

Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả với SPSS.

b. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh

Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho các thang đo của biến độc lập gồm “Thái độ đối với khởi nghiệp”-TDK, “Thái độ đối với tiền bạc”-TDT, “Chuẩn

chủ quan”- CCQ, “Giáo dục khởi sự kinh doanh”-GDK, “Nhu cầu thành tích”-NCT cho thấy các thang đo này đều đảm bảo độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha tương ứng là: 0,85; 0,729; 0,841; 0,791; 0,836 (chi tiết xem phụ lục 2). Có 3 thang đo cần điểu chỉnh loại bỏ biến quan sát thiếu tính nhất quán với thang đo (biến rác) là thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi”- KSH, Thang đo “Kinh nghiệm khởi sự kinh doanh”- KNK và Thang đo “Chính sách hỗ trợ từ chính phủ đối với KSKD”- CSC; cụ thể như sau:

Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi”- KSH gồm 6 biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,749. Biến KSH5 có hệ số tương quan biến tổng là 0,286 và Cronbach’s Alpha khi loại biến là 0,765 không phù hợp để giữ lại trong thang đo này.

Như vậy, thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi” còn lại 5 biến quan sát.

Thang đo “Kinh nghiệm khởi sự kinh doanh”- KNK gồm 3 biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,82. Biến KNK1 có hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến là 0,856 do đó cũng bị loại khỏi thang đo này.

Thang đo “Chính sách hỗ trợ từ chính phủ đối với KSKD”- CSC có 4 biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,578 tuy nhiên, biến CSC4 bị loại khỏi thang đo do hệ số tương quan biến-tổng là 0,227 (<0,3) và hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến là 0,617. Kết quả Cronbach’s Alpha khi loại biến này ra khỏi thang đo CSC cho thấy biến CSC3 tiếp tục bị loại do hệ số tương quan biến tổng là 0,253 và hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến là 0,757.

Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả phân tích độ tin cậy thang đo các nhân tố trong mô hình

Nhân tố

Thái độ đối với khởi nghiệp

–TDK

Thái độ đối với

tiền bạc –

TDT

Chuẩn chủ quan -

CCQ

Giáo dục khởi sự

kinh doanh -

GDK

Nhu cầu thành tích –

NCT

Nhận thức kiểm soát hành vi

– KSH

Kinh nghiệm khởi sự kinh doanh –

KNK

Chính sách hỗ

trợ từ chính phủ

đối với KSKD –

CSC Số biến

quan sát sử dụng

5 3 3 5 6 5 2 2

Hệ số Cronbach’s

Alpha

0,850 0,729 0,841 0,791 0,836 0,765 0,856 0,757

Nguồn: Tổng hợp xử lý dữ liệu của tác giả với SPSS.

Như vậy, sau khi điều chỉnh các thang đo “Dự định khởi sự kinh doanh”, “Nhận thức kiểm soát hành vi”, “Kinh nghiệm khởi sự kinh doanh” và “Chính sách hỗ trợ từ chính phủ đối với KSKD”, kết quả phân tích độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s alpha cho thấy các thang đo đã đảm bảo độ tin cậy và có thể sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

a. Biến phụ thuộc “Dự định khởi sự kinh doanh” - DDK

Kết quả phân tích EFA với tập biến quan sát “Dự định khởi sự kinh doanh” cho thấy: hệ số KMO là 0,733 và tổng phương sai trích đạt tỉ lệ 61,10%, đồng thời các biến quan sát của biến DDK đều hội tụ về 1 nhân tố. Chi tiết ở phụ lục 3.

Bảng 4.5. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test của biến phụ thuộc DDK

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,733

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 1564,73

Df 6

Sig. ,000

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả b. Phân tích EFA với tập biến quan sát của các thang đo biến độc lập

Tác giả sử dụng phân tích EFA đối với các biến số độc lập với ngưỡng giá trị đặc trưng của ma trận (Eigen value) = 1 và hệ số tải nhân tố (factor loading) = 0,5. Kết quả phân tích EFA lần 1 cho các biến độc lập cho thấy 7 nhân tố được trích tại Eigen value = 1,085, KMO-Meyer là 0,925 và tổng phương sai trích của 7 nhóm nhân tố giải thích 61,66% sự biến thiên của dữ liệu. Tuy nhiên, các biến quan sát CSC1, CSC2 và KSH6 đều có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 và phân tán ở hai nhóm nhân tố khác nhau.

Do đó, thủ tục EFA được lặp lại sau khi bỏ dần các biến quan sát CSC2, KSH6, CSC1.

Kết quả phân tích EFA lần cuối cùng như sau:

Bảng 4.6. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test của các biến độc lập

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,919

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 15655,220

Df 378

Sig. ,000

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Như vậy, sau khi chạy EFA lần cuối, kết quả cho thấy hệ số KMO đạt 0,919 và tổng phương sai trích của 7 nhóm nhân tố giải thích 64,26% sự biến thiên của dữ liệu.

Bảng 4.7. Ma trận nhân tố xoay cho tất cả các biến quan sát Nhân tố

NCT TDK GDK KSH CCQ TDT KNK

NCT4 0,762 NCT6 0,720 NCT5 0,718 NCT1 0,665 NCT2 0,642 NCT3 0,623

TDK2 0,739

TDK3 0,737

TDK5 0,731

TDK4 0,727

TDK1 0,574

GDK3 0,748

GDK4 0,715

GDK1 0,695

GDK2 0,660

GDK5 0,535

KSH1 0,789

KSH3 0,764

KSH4 0,691

KSH2 0,629

CCQ2 0,773

CCQ3 0,767

CCQ1 0,746

TDT2 0,809

TDT1 0,729

TDT3 0,676

KNK2 0,845

KNK3 0,835

Phương pháp xoay: Principal Component Analysis.

Phép xoay: Varimax with Kaiser Normalization.

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả.

Kết quả phân tích EFA cuối cùng với tập biến quan sát cho thấy các biến quan sát hội tụ về 7 nhân tố lần lượt như sau: Nhu cầu thành tích (NCT), Thái độ với KSKD (TDK), Giáo dục KSKD (GDK), Nhận thức kiểm soát hành vi (KSH), Chuẩn chủ quan (CCQ), Thái độ với tiền bạc (TDT) và Kinh nghiệm KSKD (KNK). Như vậy sau khi phân tích EFA, các biến quan sát của thang đo Chính sách hỗ trợ của Chính phủ (CSC) bị loại bỏ do không đảm bảo hệ số tải nhân tố theo yêu cầu. Vì vậy, yếu tố này sẽ không đưa vào xem xét trong mô hình, đồng thời sẽ không xuất hiện ở các thủ tục chạy phân tích CFA và SEM tiếp theo. Trên thực tế, đối tượng khảo sát của nghiên cứu này là thanh niên có tuổi đời còn khá trẻ, các kiến thức về kinh tế vĩ mô chưa nhiều, đa số họ chưa có nhiều trải nghiệm thực tiễn về quá trình KSKD. Thêm vào đó, các vấn đề chính sách về KSKD còn mới, đang được nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện nên hầu như các đối tượng khảo sát chưa có cảm nhận chính xác với các phát biểu liên quan đến yếu tố này. Điều đó làm cho các phản hồi về yếu tố Chính sách hỗ trợ của Chính phủ (CSC) chưa đảm bảo tính nhất quán (độ tin cậy thang đo thấp) và các biến quan sát có tính hội tụ kém khi phân tích EFA.

4.2.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Tập biến quan sát của thang đo DDK được đưa vào cùng tập biến quan sát của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh trong mô hình để thực hiện EFA trước khi thực hiện thủ tục CFA. Phương pháp trích nhân tố được sử dụng là Principal Axis Factoring với phép xoay Promax, hệ số tải nhân tố là 0,5(2). Kết quả EFA lần đầu cho thấy 2 biến quan sát TDK1GDK5 có hệ số tải nhân tố thấp hơn 0,5 nên được loại lần lượt ra khỏi mô hình trước khi thực hiện CFA. Sau khi loại bỏ hai biến quan sát không phù hợp, kết quả EFA lần cuối cho hệ số KMO = 0,923, đồng thời hệ số Sig của kiểm định Barlett rất nhỏ cho thấy các biến quan sát tương quan với nhau có ý nghĩa thống kê, tổng phương sai trích có giá trị bằng 54,86% và các hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 chứng tỏ các biến quan sát đạt độ tin cậy cho phân tích nhân tố. Như vậy, tập biến trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh còn lại 30 biến quan sát hội tụ tại 8 nhân tố, bao gồm các nhân tố: NCT (6 biến quan sát), TDK (4 biến quan sát), KSH (4 biến quan sát), GDK (4 biến quan sát), CCQ (3 biến quan sát), TDT (3 biến quan sát), KNK (2 biến quan sát) DDK (4 biến quan sát). Các nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khẳng định (CFA) trước khi thực hiện phân tích mô hình.

(2) Theo Hair & ctg (1998,111), Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Factor loading ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

Bảng 4.8. Bảng ma trận nhân tố đã xoay Nhân tố

NCT TDK DDK KSH GDK CCQ TDT KNK

NCT4 0,818 NCT6 0,726 NCT5 0,721 NCT1 0,621 NCT3 0,560 NCT2 0,550

TDK4 0,860

TDK3 0,804

TDK5 0,681

TDK2 0,642

DDK4 0,781

DDK5 0,768

DDK2 0,611

DDK1 0,605

KSH1 0,735

KSH3 0,679

KSH2 0,590

KSH4 0,586

GDK3 0,736

GDK1 0,679

GDK4 0,677

GDK2 0,647

CCQ2 0,843

CCQ3 0,785

CCQ1 0,728

TDT2 0,822

TDT1 0,647

TDT3 0,507

KNK2 0,861

KNK3 0,836

Phép xoay: Principal Axis Factoring.

Phương pháp xoay: Promax with Kaiser Normalization.

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả.

Kết quả phân tích lần đầu cho thấy mặc dù các kết quả Modeal Fit đều tốt nhưng có một biến KSH2 có trọng số hồi quy đã chuẩn hóa là 0,428 thấp hơn 0,5 nên được loại bỏ khỏi thang đo và tiến hành phân tích lại CFA.

Kết quả Model Fit trong phân tích CFA lần cuối cho thấy: chỉ số CMIN/DF = 4,05 < 5, các chỉ số GFI, CFI và TLI đều lớn hơn 0,9; giá trị RMSEA = 0,048 < 0,08, do đó mô hình nghiên cứu đề xuất là đáng tin cậy, phù hợp với dữ liệu khảo sát (Theo Hair, J., Black, W., Babin, B., and Anderson, R. (2010)). Kết quả phân tích CFA thể hiện ở các hình 4.1 (mô hình ước lượng chuẩn hóa) dưới đây.

Hình 4.1. Kết quả phân tích mô hình ước lượng chuẩn hóa

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả phân tích cho thấy các trọng số đã chuẩn hóa đều cao hơn 0,5, đồng thời các trọng số chưa chuẩn hóa (phụ lục 4) đều có ý nghĩa thống kê nên các thang đo khái niệm đạt giá trị hội tụ (3). Kết quả ở các bảng hiệp phương sai, hệ số tương quan giữa các biến và phương sai của các biến cho thấy các trị số đều đảm bảo, P_value rất thấp, hệ số tương quan của từng cặp khái niệm khá thấp do đó các khái niệm đạt được giá trị phân biệt.

Bảng 4.9. Kết quả tính Độ tin cậy tổng hợp và Tổng phương sai trích

TT Nhân tố Pc

(ĐTC tổng hợp)

Pvc (Tổng PS trích)

1 NCT 0,84 0,47

2 TDK 0,85 0,59

3 KSH 0,77 0,53

4 GDK 0,80 0,50

5 DDK 0,79 0,49

6 CCQ 0,84 0,64

7 KNK 0,86 0,75

8 TDT 0,74 0,49

Nguồn: Tính toán từ kết quả phân tích CFA.

Kết quả tính toán Độ tin cậy tổng hợp, và Tổng Phương sai trích ở Bảng 4.9 cho thấy: Các thang đo đều có độ tin cậy tổng hợp từ 0,74 đến 8,5 (lớn hơn 0,6); đa số các thang đo có tổng phương sai trích > 0,5. Do đó, về cơ bản các thang đo đã đạt giá trị phân biệt (Fornell và Lacker, 1981; Bagozzi &Yi, 1998; Hair, 1998).

Như vậy, việc kiểm định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu thông qua các chỉ số và các kiểm định về độ tin cậy của thang đo, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt cho phép khẳng định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu điều tra.

Đồng thời, các khái niệm có thể sử dụng tốt trong phân tích mô hình cấu trúc (SEM) ở phần sau.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên việt nam (Trang 91 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)