Nâng cao nhận thức, thái độ của thanh niên về KSKD, hình thành thái độ tích cực của TNVN đối với hoạt động KSKD, giúp thanh niên nuôi dưỡng và phát triển ý định KSKD

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên việt nam (Trang 132 - 135)

CHƯƠNG 5 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THANH NIÊN VIỆT NAM KHỞI SỰ KINH DOANH

5.2. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy thanh niên Việt Nam khởi sự kinh doanh 121

5.2.1 Nâng cao nhận thức, thái độ của thanh niên về KSKD, hình thành thái độ tích cực của TNVN đối với hoạt động KSKD, giúp thanh niên nuôi dưỡng và phát triển ý định KSKD

Trong số các nhân tố có ảnh hưởng đến Dự định KSKD của TN thì Thái độ KSKD là nhân tố có tầm ảnh hưởng lớn nhất bên cạnh những vấn đề khác liên quan như: đam mê, khát vọng làm giầu, … Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù Giáo dục KSKD không ảnh hưởng trực tiếp đến Dự định KSKD của thanh niên khi đưa vào mô hình nghiên cứu cùng với các nhân tố khác, tuy nhiên nhân tố này lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc tác động đến Thái độ KSKD. Cụ thể: Thái độ KSKD chịu sự ảnh hưởng tích cực từ Giáo dục KSKD và Kinh nghiệm KSKD. Theo tính chất bắc cầu, Thái độ KSKD là nhân tố có tác động tích cực đến dự định KSKD của TNVN. Vì vậy, việc tác động làm nâng cao thái độ đối của TNVN đối với hoạt động KSKD thông qua hoạt động giáo dục KSKD và tạo cơ hội cho thanh niên trải nghiệm KSKD có ý nghĩa thúc đẩy dự định của họ trở thành hành động thực tế.

Để nâng cao Thái độ KSKD của TNVN cần các biện pháp tích cực tác động vào các yếu tố Giáo dục KSKD và Kinh nghiệm KSKD đối với TNVN. Giáo dục KSKD là yếu tố có tác động mạnh đến Thái độ KSKD. Do đó, việc đẩy mạnh thực hiện tốt và có hiệu quả công tác Giáo dục KSKD sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao Thái độ KSKD của TNVN. Khi đó Giáo dục KSKD sẽ phát huy được ảnh hưởng tới dự định KSKD của TNVN. Để thực hiện điều này, việc giáo dục và đào tạo, cả về chuyên môn cho TN và tạo môi trường thực hành để TN tích lũy kinh nghiệm thực tiễn về KSKD đóng vai trò quan trọng.

Để nâng cao thái độ tích cực của TNVN đối với hoạt động KSKD, cần đẩy mạnh và triển khai hiệu quả hoạt động tuyên truyền, vận động, đào tạo bồi đắp cho thanh niên có khát vọng vươn lên làm chủ, khởi nghiệp làm giàu cho bản thân và gia đình (tuyên truyền, tôn vinh, khen thưởng, đặt vai trò của doanh nhân đúng vị trí trong xã hội; thay đổi định kiến nhất sỹ, nhì nông, tam công, tứ thương; thay đổi tư duy thích làm công ăn lương, làm trong khu vực công….); Ngoài ra, cần tôn vinh vị trí xã hội của các tấm gương doanh nhân thành đạt, các tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi, tạo ra nhiều giá trị cho bản thân, cộng đồng và xã hội.

Thực tế đã chứng minh, trong thời gian qua cả hệ thống chính trị đã chủ động tạo điều kiện, hỗ trợ thúc đẩy TNVN đổi mới tư duy, sáng tạo và hoạt động KSKD hiệu quả hơn, thiết thực hơn. Bên cạnh đó, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng ban hành Đề án “Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2019 – 2022”

tại Quyết định số 223-QĐ/TWĐTN-ĐKTHTN ngày 10/04/2019 nhằm kiến tạo môi trường, động lực mạnh mẽ để các lực lượng thanh niên Việt Nam khác nhau ra sức sáng tạo khởi nghiệp, chung tay đưa Việt Nam thật sự trở thành quốc gia khởi nghiệp.

Tuy nhiên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội LHTN Việt Nam cần phát huy vai trò của tổ chức trong hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, nhất là trong việc triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả, đi vào chiều sâu trong việc tuyên truyền kết hợp với hỗ trợ các cấp bộ Đoàn – Hội ở địa phương, các trường học… để làm tốt công tác truyền thông và tổ chức các hoạt động thực tiễn truyền cảm hứng cho TN bắt đầu với công việc kinh doanh. Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ của tổ chức Đoàn, Hội có thể thực hiện thông qua các hội thi về ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, giới thiệu các mô hình KSKD thành công, triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho thanh niên khởi sự. Như vậy, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội LHTN Việt Nam cũng thể hiện sự nỗ lực và góp sức chung tay vào công cuộc hỗ trợ khởi nghiệp của đất nước với dấu mốc quan trọng là sự ra đời của Đề án “Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2019 – 2022”.

Để khởi nghiệp không chỉ là phong trào, việc truyền thông hướng đến mục tiêu xây dựng quốc gia khởi nghiệp là điều vô cùng cần thiết với những không gian pháp lý đủ thoáng, hạ tầng kiến thức phù hợp và đặc biệt nâng cao nhận thức của thanh niên Việt Nam về KSKD. Do đó, cần có sự phối hợp từ trung ương đến địa phương, sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong việc triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến quan điểm, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với vấn đề khởi nghiệp trong các đối tượng thanh niên. Tổ chức các hoạt động truyền thông về khởi nghiệp: tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức và tinh thần về khởi nghiệp, lập nghiệp cho thanh niên và cộng đồng; xây dựng chương trình truyền thông, tư vấn, hướng nghiệp, khởi nghiệp, lập nghiệp; tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng thanh niên; tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt là Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.

Như vậy, nâng cao thái độ tích cực của TNVN đối với hoạt động KSKD phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động giáo dục KSKD cho TN. Hoạt động này không những bao gồm việc cung cấp kiến thức, kỹ năng cho TN, mà còn phải kết hợp với việc tạo môi trường cho TN trải nghiệm thực tế, tích lũy kinh nghiệm khởi sự. Để hình thành thái độ tích cực đối với KSKD, việc tạo dựng niềm tin và văn hóa khởi nghiệp cho TNVN là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trên thế giới, các quốc gia khởi nghiệp thành công như Mỹ, Hàn Quốc, Israel,… đều rất quan tâm đến hoạt động giáo

dục KSKD, coi hoạt động giáo dục là nền tảng, là yêu cầu bắt buộc cho người trẻ muốn trở nên trưởng thành hơn trong đời sống vật chất và KSKD, cụ thể là đưa chương trình giáo dục tinh thần doanh nhân vào trong nhà trường để giúp người học có thể tiếp cận sớm với hoạt động KSKD thông qua việc phát triển định hướng trở thành doanh nhân trong chương trình đào tạo của mình. Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia này cũng cho thấy việc định hình thái độ tích cực về khởi nghiệp là hết sức cần thiết, ở đây con người không chỉ dám chấp nhận thất bại và lấy thất bại làm động lực để vươn tới thành công mà còn biết cạnh tranh lành mạnh, xây dựng đạo đức kinh doanh, cộng đồng khởi nghiệp cởi mở, chia sẻ cơ hội và tạo nên các giá trị xã hội. Vì vậy, Nhà nước cần quan tâm trong công tác chỉ đạo, ban hành chính sách khuyến khích TN KSKD, trong đó, cần chú trọng đến các chính sách liên quan đến truyền thông tích cực về khởi nghiệp, xây dựng tinh thần khởi nghiệp và văn hóa khởi nghiệp, tạo dựng môi trường khởi nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp phát triển năng động với đầy đủ hệ sinh thái khởi nghiệp.

Trong KSKD, mức độ rủi ro và khả năng thất bại là khá lớn, do đó để thúc đẩy thanh niên tham gia KSKD cần phải giáo dục để xây dựng cho thế hệ trẻ tinh thần, thái độ dám thất bại, dám chấp nhận sai và sửa sai. Hay nói cách khác, giáo dục KSKD cần gắn liền với việc tạo dựng văn hóa khởi nghiệp và thái độ tích cực cho giới trẻ bên cạnh việc tuyên truyền tới cộng đồng xã hội. Điều này ngoài giáo dục trong Nhà trường về nhận thức còn cần thực hiện giáo dục qua thực tế về trải nghiệm. Cần khuyến khích và tạo điều kiện cho thanh niên được học tập và trải nghiệm thực tế từ sớm, qua đó họ tích lũy kinh nghiệm về KSKD. Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy, kinh nghiệm KSKD có tác động tích cực tới dự định KSKD của TNVN.

Để thúc đẩy TNVN có thái độ tích cực đối với KSKD, cho họ thấy các cơ hội thành công của các hoạt động KSKD cần tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh với một thị trường năng động, phát triển và vận hành với đầy đủ các quy luật của mình và với sự hỗ trợ của Nhà nước có tính dự báo và giảm thiểu. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho phát triển các hoạt động kinh doanh và cho các dự định KSKD có thể phát huy và triển khai các ý tưởng sáng tạo tốt nhất. Để thực hiện điều này đối với Việt Nam hiện nay thì Nhà nước cần cam kết và quyết liệt thực hiện việc thu hẹp khu vực công, thúc đẩy quốc gia khởi nghiệp, tạo lập môi trường kinh doanh để tạo ra nhiều cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ. Việc thu hẹp khu vực công không chỉ dừng lại ở cơ cấu lại khu vực công, khu vực DNNN mà còn là sự mở rộng cơ hội tham gia cho khu vực tư nhân vào các lĩnh vực hoạt động của khu vực công mà khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm, đặt hàng khu vực tư nhân các nhiệm vụ phục vụ yêu cầu hoạt động cũng như

các mục tiêu phát triển của khu vực công. Cần có chính sách cụ thể để cải thiện môi trường kinh doanh chẳng hạn như chính sách định hướng nhận biết các cơ hội kinh doanh hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ra nhập thị trường.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên việt nam (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)