BIỂU II. 15 ĐÁNH GIÁ CHÂT LƯỢNG SẢN PHẨM XMEN
III.2 Một số xu hướng trong phát triển hệ thống kênh phân phối trong các doanh nghiệp Việt nam và trên thế giới hiện nay
Tại các nước phát triển, kênh phân phối qua các siêu thị, chuỗi cửa hàng phát triển mạnh. Kênh phân phối truyền thống, bán hàng qua các cửa hàng bán buôn, bán lẻ nhỏ dần dần bị thu hẹp lại do xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng thay đổi. Người tiêu dùng ngày nay quá bận bịu với các công việc tại công sở, họ không có nhiều thời gian để thường xuyên đi mua sắm, họ muốn đến một nơi nào đó và mua được đầy đủ tất cả những gì mình cần. Hơn thế nữa, trình độ của người tiêu dùng ngày càng cao nên họ càng ý thức được tác hại của việc sử dụng phải các hàng hoá có chất lượng thấp. Họ cần những nơi tin tưởng để có thể mua hàng với chất lượng đảm bảo. Ở các nước phát triển các đại siêu thị như Metro, Big C, các chuỗi cửa hàng (gồm nhiều cửa hàng kinh doanh được kết nối với nhau bằng hệ thống máy tính giúp cho khách hàng có cơ hội mua hàng nhiều hơn, phục vụ tốt hơn người tiêu dùng như chuỗi cửa hàng Seven- Eleven) được phát triển mạnh mẽ. Các siêu thị lớn như Metro, Big C…cung cấp cho khách hàng hàng hoá với giá cả hợp lý nhất, có nhiều chương trình khuyến mại cho người tiêu dùng. Đương nhiên, các siêu thị này mua hàng của các nhà cung cấp với số
K hoa kinh tế và quản lý tốt nghiệp luận văn thạc sỹ
H ọc viên Nguyễn Kim Cương - 105 -
lượng lớn và họ thường xuyên ép giá các nhà cung cấp, yêu cầu nhà cung cấp phải có sự hỗ trợ họ trong tiêu thụ hàng hoá. Hệ thống các cửa hàng nhỏ lẻ sẽ dần bị thay thế bằng các đại siêu thị và các chuỗi cửa hàng.
Tại Việt nam trong những năm gần đây hệ thồng siêu thị cũng được phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, số lượng các siêu thị lớn có vốn đầu tư nước ngoài đến và bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt nam còn rất hạn chế. Hiện nay, chỉ có hai tập đoàn lớn về kinh doanh siêu thị phát triển tại Việt nam. Vào đầu năm 2009 khi nhà nước dỡ bỏ hết các rào cản, các tập đoàn siêu thị lớn trên thế giới tràn vào Việt nam thì chắc chắn kênh phân phối qua các siêu thị sẽ phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển mạnh mẽ của các siêu thị cộng với thói quen tiêu dùng dần thay đổi, chắc chắn bán hàng qua hệ thống siêu thị sẽ là một kênh quan trọng đối với mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường Việt nam, trong đó có công ty ICP. Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống siêu thị làm cho sự cạnh tranh giữa các siêu thị khốc liệt hơn bao giờ hết. Các siêu thị trong nước nếu không nhận thức được sự thay đổi này và có kế hoạch để đối phó với xu hướng mới thì chắc chắn không thể tồn tại được. Thực tế, tại Việt nam hệ thống siêu thị mới thực sự bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ 20. Khi mới bắt đầu xuất hiện tại Việt nam, một trong những nguyên nhân làm cản trở sự phát triển của hệ thống siêu thị tại Việt nam đó là quan điểm kinh doanh của các chủ siêu thị. Các chủ siêu thị mở siêu thị như là một nơi cao cấp dành cho những người giàu. Do vậy trong thời gian đầu mới xuất hiện, hàng hoá bán tại các siêu thị thường được bán với mức giá cao hơn rất nhiều so với giá bán tại các cửa hàng bán buôn, bán lẻ trên thị trường. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của hệ thống siêu thị. Chỉ đến khi các tập đoàn siêu thị lớn như Metro, Big C phát triển khi đó hệ thống các siêu thị của Việt nam mới phải nhìn nhận và điều chỉnh lại phương thức kinh doanh của mình. Đến nay hệ thống siêu thị mới thực sự bắt đầu phát triển. Rất nhiều những siêu thị đã phát triển theo chuỗi như siêu thị SAIGON COOP (COOP MART), HARPRO, INTIMEX, FIVIMART…
K hoa kinh tế và quản lý tốt nghiệp luận văn thạc sỹ
H ọc viên Nguyễn Kim Cương - 106 -
Bên cạnh sự phát triển của các siêu thị theo hướng thành các chuỗi siêu thị, chuỗi các cửa hàng tự chọn cũng phát triển mạnh trên thế giới. Tuy nhiên, chuỗi các cửa hàng tự chọn chưa phát triển tại Việt nam. Trước đây, Cà phê Trung Nguyên đã triển khai hệ thống chuỗi các cửa hàng G7 MART. Tuy nhiên, hệ thống cửa hàng này đã không phát triển được do cách tổ chức thực hiện của Cà phê Trung Nguyên chưa phù hợp với tình hình thực tế tại thị trường Việt nam.
Ngoài ra, sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật thúc đẩy hoạt động bán hàng qua hệ thống Internet cũng đang phát triển mạnh mẽ. Từ khi bắt đầu hình thành vào khoảng giữa thập niên 70 của thế kỷ trước, Internet nhanh chóng phát triển mạnh mẽ do những lợi ích mà hệ thống này mang lại (cập nhật thông tin nhanh chóng, có thể lưu trữ lượng thông tin khổng lồ, người sử dụng có thể truy cập vào bất cứ khi nào mình muốn, bằng một loạt máy tìm kiếm người tiêu dùng có thể nhanh chóng tìm được tên địa chỉ của các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ mà mình muốn…). Do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt tại các kênh phân phối truyền thống (bán hàng qua các cửa hàng bán buôn, bán lẻ), các nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ phải tìm ra một cách tiếp thị mới để làm sao các thông tin về hàng hoá, các thông tin về khuyến mại… của mình đến được với người tiêu dùng nhanh hơn, chính xác hơn. Các ưu điểm của Internet đã đáp ứng được các yêu cầu của các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ. Vì vây, bán hàng qua mạng Internet ngày nay cũng đã trở thành một kênh phân phối của hầu hết các công ty.
Bên cạnh triển khai bán hàng qua Internet, hoạt động bán hàng qua truyền hình hiện nay cũng đang phát triển tại một số nước. Các kênh bán hàng qua truyền hình với doanh số rất lớn như LG TV HOME SHOPPING , QVC…cho thấy các nhà sản xuất hàng hoá, nhà cung ứng dịch vụ đang nỗ lực tìm kiếm các kênh phân phối mới cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
K hoa kinh tế và quản lý tốt nghiệp luận văn thạc sỹ
H ọc viên Nguyễn Kim Cương - 107 -