Một số vấn đề chung về doanh nghiệp kinh doanh điện

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Ba Định giai đoạn 2009 2015 (Trang 48 - 51)

1.5 Doanh nghiệp kinh doanh điện và vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh

1.5.1 Một số vấn đề chung về doanh nghiệp kinh doanh điện

Trong bối cảnh chung của nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh điện trực thuộc EVN có một số điểm chung:

- Các doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước hoặc có cổ phần chi phối của nhà nước. Các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ, phân phối điện hiện nay thuộc EVN đều có chung đặc điểm này.

- Bộ máy quản lý cồng kềnh kém hiệu quả, đây là hệ quả của 1 quá trình dài ngành điện là ngành độc quyền từ khâu sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh bán lẻ và được bao cấp gần như toàn bộ quá trình kinh doanh. Các bộ phận quản lý năng lực, trình độ chưa theo kịp sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội, đội ngũ cán bộ vừa thiếu lại vừa yếu.

- Thực hiện chế độ kinh doanh theo kế hoạch giao hàng năm của doanh nghiệp cấp trên: Tập đoàn giao kế hoạch sản xuất kinh doanh cho công ty, công ty lại giao cho các đơn vị Điện lực thành viên trực thuộc.

- Giá mua, bán điện thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Công thương và do chính phủ quyết định. Các doanh nghiệp thuộc EVN không có quyền trong việc tự định giá bán. Kinh doanh có lãi trong điều kiện giá bán điện do Nhà nước quy định. Như vậy việc vận dụng các quy luật của kinh tế thị trường trong kinh doanh phải kết hợp hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận kinh tế với các lợi ích cộng đồng, các mục tiêu chính trị xã hội.

- Tốc độ phát triển nguồn điện: nhà máy, lưới truyền tải và phân phối không theo kịp tốc độ tăng trưởng của phụ tải, hiện tượng thiếu nguồn trầm trọng (biểu hiện bởi việc sa thải phụ tải thường xuyên, nhập khẩu điện từ Trung Quốc, ..., lưới điện phân phối quá tải cục bộ và một phần). Trong một số giai đoạn nhất định, nguồn vốn đầu tư cho phát triển, cải tạo, nâng cấp lưới điện không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của phụ tải, đặc biệt thời kỳ leo thang lãi suất ngân hàng vừa qua, thời kỳ đại khủng hoảng kinh tế thế giới.

- Hệ thống lưới điện không đồng bộ nhiều cấp điện áp, nhiều dải công suất, nhiểu chủng loại vật tư thiết bị, qui hoạch thiếu đồng bộ. Lưới điện vận hành lâu ngày cũ nát, thiếu độ an toàn, ổn định trong quá trình cung cấp điện.

- Thực hiện thêm nhiệm vụ kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng: điện thoại cố định, điện thoại di động, internet, kinh doanh hạ tầng viễn thông. Đây là lĩnh vực kinh doanh mới đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc EVN, các doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về nhân sự, cơ sở vật chất, chính sách kinh doanh phát triển, qui trình vận hành kinh doanh hệ thống viễn thông, đây là thách thức không nhỏ đối với cá doanh nghiệp kinh doanh phân phối điện năng trực thuộc EVN.

- Đó là việc tổ chức kinh doanh có hiệu quả trên một địa bàn rộng lớn dựa trên những kênh phân phối đặc biệt là hệ thống lưới điện cùng với các thiết bị điện được kết hợp theo những tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt. Số lượng khách hàng lại đa dạng và phức tạp về nhu cầu cũng là một thách thức mà ngành điện phải giải quyết.

- Một đặc điểm quan trọng khác đó là ngành điện là ngành có tích chất phục vụ. Việc phục vụ, cung ứng tốt điện năng cho khách hàng vừa là nhiệm vụ chính trị xã hội vừa là cơ sở đảm bảo cho việc kinh doanh có hiệu quả. Đặc biệt đối với Điện lực Ba Đình được xác định là trung tâm chính trị quan trọng bậc nhất của cả nước thì điều này càng được thể hiện rõ nét trong những đợt diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước thi Điện lực Ba Đình đều phải đầu tư sức người, sức của để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.

Trong cơ chế thị trường ngành điện có những thuận lợi sau:

- Ngành điện có vốn đầu tư ban đầu lớn, trong suốt quá trình phát triển, được Nhà nước quan tâm đầu tư, đến nay cơ sở hạ tầng của ngành đã lớn mạnh. Ở các trung tâm văn hoá, kinh tế chính trị lớn lưới điện đang ngày một hoàn thiện và hiện đại. Ở nông thôn, mạng lưới điện đang được mở rộng, các nguồn điện đang được mở rộng hoặc xây mới với quy mô lớn và kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến được ưu tiên áp dụng vào ngành điện.

- Điện năng là hàng hoá được Nhà nước bảo hộ và độc quyền quản lý kể cả việc định giá bán. Vì vậy áp lực do cạnh tranh với nhà cung cấp khác không tồn tại (trong khâu truyền tải và phân phối).

- Trong quá trình phát triển và trưởng thành, đến nay ngành điện đã có một đội ngũ công nhân viên và cán bộ quản lý cán bộ kỹ thuật có trình độ và lành nghề lại hiểu biết sâu sắc về khách hàng.

- Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mức sống cũng như dân trí được nâng cao nên nhu cầu về điện ngày càng tăng trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.

Bên cạnh đó ngành điện cũng gặp phải những thách thức mà thị trường đặt ra cho sự phát triển của mình:

- Sự tham gia da dạng của các thành phần kinh tế trong khâu sản xuất điện năng, đặc biệt là các nhà máy thủy điện nhỏ, các nhà máy nhiệt điện, khí, … do các Tập đoàn, doanh nghiệp khác đầu tư và các nhà máy điện trước đây của EVN nắm giữ nay đã được cổ phần hóa dẫn đến sự đa dạng trong nguồn cung, đa dạng trong khâu giá bán tại thanh cái nhà máy dẫn đến sự cạnh tranh trong khâu bán điện tại các nhà máy cho EVN.

- Từ một ngành trước đây được bao cấp nặng nề, hoạt động theo những chương trình, kế hoạch cứng nhắc của Nhà nước với mục đích phục vụ là chủ yếu, nay ngành điện phải tự hạch toán, trang trải theo cơ chế thị trường là một bước chuyển không dễ dàng.

- Tuy nguồn vốn được cấp một phần nhưng do yêu cầu của khách hàng và thị trường, ngành điện đã phải đầu tư thêm để cải thiện chất lượng điện năng và mở rộng hệ thống. Như vậy nguồn vốn ban đầu của Nhà nước là không đủ. Để đảm bảo đủ nguồn lực tài chính phục vụ công tác đầu tư cải tạo và phát triển lưới điện, ngành điện sẽ phải tạo nguồn bằng nhiều cách trong đó kể cả việc đi vay. Điều này dẫn đến tình trạng số tiền nợ của các Công ty điện lực ngày một tăng.

- Do phạm vi quản lý rộng lớn, số lượng khách hàng nhiều nên các rủi ro trong kinh doanh vì thế cũng ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Ba Định giai đoạn 2009 2015 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)