Các đặc trưng kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp Điện và vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh. 50

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Ba Định giai đoạn 2009 2015 (Trang 51 - 57)

1.5 Doanh nghiệp kinh doanh điện và vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh

1.5.2 Các đặc trưng kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp Điện và vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh. 50

Do hiện tại lĩnh vực kinh doanh chính của Điện lực hiện nay là kinh doanh điện, lĩnh vực kinh doanh viễn thông thực hiện theo các chỉ tiêu, kế hoạch và các chính sách chiến lược của EVN-Telecom nên trong phạm vi luận văn này tác giả chủ yếu nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh điện năng. Đối với lĩnh vực viễn thông, các chính sách, chiến lược sẽ thực thi theo chính sách chiến lược chủ yếu của EVN- Telecom trong đó tập trung chủ yếu hoàn thành các chỉ tiêu thu nộp và phát triển khách hàng.

1.5.2.1 Tổ chức sản xuất theo nguyên tắc chuyên môn hóa.

Tổ chức sản xuất trong mộ doanh nghiệp kinh doanh điện phụ thuộc vào quy trình công nghệ, quy trình sản xuất các sản phẩm đặc trưng cho doanh nghiệp đó.

Nhìn chung đối với doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp Điện lực nói riêng thì việc tổ chức sản xuất được thực hiện theo nguyên tắc chuyên môn hóa.

Chuyên môn hoá được thể hiện một cách cụ thể từ việc sản xuất (các nhà máy sản xuất điện năng thường chỉ tập trung chuyên môn hoặc là nhiệt điện hoặc là thuỷ điện hoặc là chạy tuabin khí) đến khâu truyền tải (tập trung vào các công ty truyền tải điện 1, 2, 3 thuộc Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia NPT) đến khâu phân phối là các Công ty điện lực, các Điện lực.

Chuyên môn hóa đòi hỏi tập trung sản xuất một khối lượng lớn hàng hóa trong từng doanh nghiệp và do vậy đòi hỏi phải có sự hợp tác với các doanh nghiệp chuyên môn hóa khác trong việc cung cấp điện.

Như vậy khi xây dựng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp Điện lực cần hết sức lưu ý đến đặc điểm đó, đó là mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp để làm sao có biện pháp giảm tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của nhà cung cấp này đến việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

1.5.2.2 Tính không ổn định của thị trường các yếu tố đầu vào

Sản xuất kinh doanh điện năng cũng như các ngành sản xuất kinh doanh

khác cũng phụ thuộc các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên, các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh điện năng lại có độ ổn định không cao.

Các nhà máy thuỷ điện phụ thuộc nhiều vào tính ổn định của thời tiết, lượng mưa trong năm, điều tiết nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, điều tiết lượng nước trong mùa lũ nhằm tránh lũ cho thượng lưu đảm bảo an toàn đạp tràn, an toàn cho hạ lưu.

Các nhà máy nhiệt điện phụ thuộc vào: giá dầu mỏ trên thế giới, một yếu tố biến động bất thường theo từng ngày; giá than, giá khí, ....

Các công ty phân phối điện phụ thuộc vào sản lượng của nguồn phát. Khi nguồn phát không ổn định, lượng sản phẩm điện thương phẩm bán ra cũng không ổn định.

1.5.2.3 Sản xuất kinh doanh điện mang tính hệ thống.

Không phải hiển nhiên việc tổ chức sản xuất, kinh doanh và sử dụng điện năng được gọi là "hệ thống điện". Giữa các khâu từ sản xuất, truyền tải và phân phối có sự liên kết không thể phân tách. Ngoài đặc trưng cung, cầu của ngành điện hết sức khác biệt so với các loại hàng hoá, dịch vụ khi lượng cung về điện luôn phải cân bằng lượng cầu ở mọi thời điểm.

Hệ thống điện bao gồm các đơn vị sản xuất truyền tải và phân phối liên quan chặt chẽ với nhau, ứng với mỗi cấp độ là một mức giá thành khác nhau.

Các nhà máy sản xuất điện: nhà máy nhiệt điện than, nhiệt điện dầu, khí, thuỷ điện, điện nguyên tử, nhà máy điện sử dụng năng lượng mới, tái tạo. Cơ sở để định giá bán điện tại các nhà máy điện đó chính là giá thành sản xuất điện.

Lưới điện: Bao gồm lưới truyền tải và lưới phân phối làm nhiệm vụ đưa điện từ các nhà máy điện tới tay hộ tiêu thụ. Giá truyền tải và phân phối điện chính là một trong những cơ sở định giá bán điện từ các công ty truyền tải cho các công ty phân phối và từ các công ty phân phối tới các hộ tiêu thụ điện.

Hộ tiêu thụ: Khác với rất nhiếu sản phẩm thụng thường, người tiêu dùng điện thường mua điện tại hộ tiêu thụ tức là trong giá bán điện phải bao gồm chi phí sản

xuất truyền tải và phân phối điện.

Hệ thống điện Việt Nam là HTĐ hợp nhất, HTĐ ba miền Bắc, Trung, Nam được liên kết bởi hai mạch đường dây 500 kV. Đường dây 500 kV đã góp phần to lớn trong việc phối hợp vận hành các nguồn điện trên hệ thống, giảm chi phí vận hành, hỗ trợ dự phòng công suất giữa các hệ thống điện miền, tăng độ tin cậy an toàn trong cung cấp điện cũng như đảm bảo chất lượng điện năng, tạo điều kiện đưa các nhà máy điện mới vào vận hành đúng tiến độ đảm bảo cân bằng công suất và năng lượng cho toàn hệ thống.

1.5.2.4 Đặc điểm cung cầu trong ngành điện

Điện năng không có khả năng dự trữ và không có sản phẩm dở dang.

Những đặc điểm này của các hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng và triển khai các hệ thống giá bán điện. Nó tạo ra đặc thù cũng như qui định các hình thức thực hiện trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh điện năng.

Điện được phân biệt với các sản phẩm hàng hoá bởi khả năng đáp ứng nhanh chóng những biến đổi của nhu cầu tại mọi thời điểm (trường hợp nguồn phát đủ công suất). Điều này là đặc điểm khác biệt với các sản phẩm năng lượng khác. Điện năng hầu như không thể dự trữ được duới dạng thành phẩm hay sản phẩm dở dang.

Do đó tất cả các dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối phải luôn ở trạng thái sẵn sàng đáp ứng như nhu cầu phụ tải. Vì các phương tiện sản xuất rất khác nhau cả về tính năng, khả năng mang tải, độ linh hoạt ... nên người ta dễ dàng nhận thấy chi phí cho việc cung cấp một kWh phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm mà hệ thống yêu cầu.

a. Nhu cầu không ổn định chịu sự tác động của các kỳ cao điểm

Nhu cầu tiêu thụ điện dao động khá nhạy theo trong vòng một ngày đêm (giờ cao điểm buổi sáng thường vào 9h sáng, buổi chiều vào 18 giờ) và trong một năm.

Ở các nước phương Tây mùa đông là mùa tiêu thụ điện nhiều nhất vì ngoài các nhu cầu thường xuyờn khác về mùa đông nhu cầu điện tăng đột biến do nhu cầu sưởi ấm. Ngược lại với Tây Âu, ở một số vùng tại Hoa Kỳ thì mùa hè lại là thời kỳ cao

điểm vì nhu cầu sử dụng điều hoà nhiệt độ. Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rằng nhu cầu điện phụ thuộc đồng thời vào mức độ của các hoạt động kinh tế và đặc điểm khí hậu của mỗi vùng mỗi quốc gia nhất. Do đó các nhà sản xuất cần phải thiết lập:

- Đồ thị phụ tải điện ngày (năm) để miêu tả sự biến thiên của phụ tải hệ thống từng giờ trong ngày (từng tháng trong năm) trong từng thời kỳ.

- Đồ thị phụ tải điện dạng triển khai theo thứ tự giảm dần để thấy rõ được sự biến động của các trị số phụ tải lớn nhất. Trục tung chỉ rõ giá trị công suất mà nhà sản xuất phải đáp ứng trong một khoảng thời gian nhất định được thể hiện trên trục hoành.

- Đồ thị phụ tải năm cho phép phân tích sự tích thành các giờ cao điểm (theo mùa, theo ngày, theo tuần) trong năm. Đồ thị phụ tải điện dạng triển khai có khả năng xác định số giờ cao điểm trong từng thời kỳ, có nghĩa là có thể xác định được quy mô khả năng sản xuất của hệ thống bằng cách chia một năm thành 8760 giờ theo trật tự công suất giảm dần.

Dựa vào đồ thị phụ tải triển khai người ta chia ra làm hai phần:

- Phụ tải nền là phần công suất phát thường xuyên trong năm.

- Phụ tải đỉnh là phần công suất chỉ phát vào một số giờ cao điểm trong năm.

Từ hơn 30 năm nay, những cố gắng nhằm san phẳng đồ thị phụ tải ít nhiều nói lên sự thay đổi nhu cầu tiêu thụ điện hàng ngày. Việc áp dụng các biểu giá khác nhau giữa các giờ trong ngày, giữa các mùa trong năm gúp phần làm san phẳng đồ thị phụ tải, vì giá cả là một trong những yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến nhu cầu.

b. Cung phải đáp ứng cầu vào bất cứ thời điểm nào.

Tại mỗi thời điểm, năng lực cung cấp cho hệ thống bao gồm sản lượng điện năng của tất cả các nhà máy điện khác nhau hiện đang có trong hệ thống và vận hành. Vì điện năng không thể dự trữ, nên theo lý thuyết thì năng lực sản xuất của hệ thống ít nhất cũng phải đáp ứng được nhu cầu phụ tải vào thời điểm cao nhất trong năm. Tuy nhiên về một mặt nào đó người ta vẫn có thể dự trữ điện một cách gián

tiếp: dự trữ nước để sản xuất điện (nhà máy thuỷ điện tích năng).

Điều quan trọng là phải nắm bắt được những đặc điểm chính của nhu cầu và dựa vào đó để tiến hành quy mô hệ thống sản xuất. Luôn luôn tồn tại một thời điểm mà tại thời điểm đó việc đáp ứng nhu cầu khó khăn hơn nhiều so với thời điểm khác, người ta gọi đó là những thời điểm nút của hệ thống. Đó là một số trường hợp khi điện năng tiêu thụ tại một thời điểm trong năm tăng vọt quá cao (việc quy mô hoá khả năng sản xuất chỉ có thể đáp ứng được nếu đưa vào vận hành các thiết bị chuyên dụng để điều tiết phụ tải giữa các mùa vì đây là điều kiện bắt buộc), khi đó sẽ có khá nhiều các phương tiện sản xuất được huy động để đối phú với những tình thế tức thời. Tóm lại một hệ thống cung cấp điện phải được quy mô hoá theo điều kiện bắt buộc nêu trên thì mới có hy vọng đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong năm.

Sự phự hợp giữa cung và cầu càng trở nên khó giải quyết hơn về phía cung hơn là về phía cầu vì nó chịu ảnh hưởng của một số yếu tố không chắc chắn về mặt sản xuất thường được gọi là những yếu tố bất ngờ. Đó là những bất ngờ liên quan đến tính bất định của nguồn nước của máy thuỷ điện, hay những sự cố không dự kiến trước của các thiết bị máy móc trong các nhà máy nhiệt điện nguyên tử. Bên cạnh đó nhu cầc của khách hàng cũng là một đại lượng rất khó dự báo chắc chắn.

Nếu các phương tiện sản xuất buộc phải đáp ứng toàn bộ nhu cầu tức thì ở mọi thời điểm thì phải đảm bảo lắp đặt công suất hệ thống trên quy mô hoá, như vậy xẽ gây nhiều tốn kém cho nhà nước và cộng đồng. Điều này có nghĩa là nhà sản xuất phải chấp nhận một xác suất sự cố. Tình trạng sự cố có nghĩa là không đáp ứng nhu cầu phụ tải, và xẽ dẫn đến việc phát sinh một số thiệt hại mà người tiêu dùng phải gánh chịu.

Do đó phải quyết định giữa hai vấn đề bất lợi trên và điều đó có thẻ giải quyết bằng cách tính đến phương pháp giải quyết được bằng cách tính đến phương pháp sản xuất đã được xác lập về phương diện cung cũng như phương diện cầu.

Nếu nhà sản xuất trang bị các thiết bị sản xuất vừa đủ để đáp ứng nhu cầu trung bình trong cả năm thì xác suất sự cố có thể tăng gấp hai lần.Ngược lại nếu muốn đảm bảo việc cung cấp điện gàn như chắc chắn tương đương với việc giảm xác sự

cố xuống còn khoảng 1/1000 thì những chi phí phát sinh xẽ rất đắt, người ta sẽ phải trang bị những tổ máy mà xác suất làm việc của nó cũng chỉ số phần nghìn.Vì vậy phải tính toán cân nhắc tính toán cụ thể giữa một bên là những hậu quả do sự cố ngừng cung cấp điện tạo ra, một bên là những chi phí phát sinh cho việc đầu tư thêm những tổ máy có xác suất làm việc rất nhỏ.

Nhận xét và tóm tắt chương 1.

Trong Chương I tác giả đã trình bày các khái quát về lý luận chiến lược kinh doanh: khái niệm, vai trò, yêu cầu của chiến lược kinh doanh và các loại chiến lược kinh doanh. Đồng thời cũng trình bày các căn cứ khi xây dựng chiến lược kinh doanh và một số mô hình phân tích và xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp và một số đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp điện lực làm căn cứ để có thể thực hiện việc phân tích và đề xuất giải pháp chiến lược.

Trong chương I, tác giả đã đề cập đến một số đặc trưng cơ bản trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, phân phối điện năng. Đặc điểm của sản phẩm điện năng.

Từ rất nhiều phương pháp, mô hình, lý thuyết khác nhau trong hoạt động hoạch định chiến lược, chính sách phát triển của doanh nghiệp, tác giả đi sâu vào phần mô hình phân tích SWOT và mô hình của Michael E.Porter. Đây là 2 mô hình được áp dụng rộng rãi hiện nay trong thực tế, trong các chương sau, một trong hai mô hình này sẽ được tác giả áp dụng vào thực tế trong hoạt động của Điện lực Ba Đình, giai đoan 2009 đến 2015.

---******---

2 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ CÁC CĂN CỨ CHIẾN LƯỢC CỦA

ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Ba Định giai đoạn 2009 2015 (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)