Phân tích môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Ba Định giai đoạn 2009 2015 (Trang 75 - 86)

2.2 Phân tích môi trường chiến lược của Điện lực Ba Đình

2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì môi trường kinh tế ở Việt Nam tương đối ổn định. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tốc độ phát triển công nghiệp, bên cạnh đó cơ chế kinh tế mở cửa hội nhập đã tạo ra sự tự chủ trong kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nỗ lực trong sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả.

Thực tế trong mấy năm qua nền kinh tế của nước ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Dự kiến tốc độ tăng tưởng GDP trong 5 năm tới bình quân đạt từ 7,5 đến 8%, đưa GDP 2010 gấp 2,1 lần GDP năm 2001. Trong xu thế phát triển và tăng trưởng đó, tốc độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp tăng rất nhanh, nhiều dự án xây dựng các nhà máy công nghiệp tạo nền móng cơ bản cho sự phát triển kinh tế xã hội, sự xuất hiện các khu công nghiệp, khu chế xuất, các làng nghề và công nghiệp hoá nông nghiệp sẽ mở ra cho ngành công nghiệp điện lực một thị trường rộng lớn. Đó là những cơ hội to lớn cho ngành điện Việt nam.

Nằm trong bối cảnh chung của nền kinh tế đất nước. Hà nội là trung tâm kinh tế chính trị quan trọng của cả nước, với những lợi thế mạnh về sản xuất công nghiệp cơ khí, điện, điện tử, thương mại, dịch vụ du lịch. Trong những năm qua nền kinh tế của Thủ đô Hà nội đã liên tục phát triển và đạt được những thành tích to lớn.

Quận Ba Đình được Chính phủ xác định là Trung tâm hành chính - chính trị quốc gia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc

hội, Chính phủ. Đây còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại. Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường xuyên diễn ra các hội quan trọng của Nhà nước, quốc tế và khu vực. Về vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Quận Tây Hồ, phía Nam giáp Quận Đống Đa, phía Đông giáp Quận Hoàn Kiếm, phía Tây giáp Quận Cầu Giấy. Tổng diện tích: 9,2985 km2 chiểm khoảng 1% diện tích của thủ đô Hà Nội cũ (917,39km2). Dân số: 225,282 người, mật độ dân số: 24.360 người/km2.

Trong những năm qua, tốc độ xây dựng, cải tạo các khu chung cư cũ và xây dựng mới các tòa nhà cao tầng mới diễn ra nhanh, nhiều tiêu biểu như các dự án xây mới khu Giảng Võ, Ngọc Khánh, Hoàng Hoa Thám, … đặc biệt các tòa nhà chung cư cao cấp, điều này đã mở ra cho Điện lực một thị trường rộng lớn, kinh tế trong khu vực quận tăng trưởng, công nghiệp dịch vụ phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao mà điện phải đi trước một bước so với sự phát triển kinh tế, điều này đặt ra yêu cầu với Điện lực Ba Đình là phải xây dựng chiến lược phát triển lưới điện trung hạ thế sao cho đáp ứng được yêu cầu của phụ tải điện, đảm bảo cung cấo đủ về điện cho phát triển kinh tế quận dựa trên quy hoạch phát triển lưới điện Quận Ba Đình xét đến năm 2020 do Viện Năng lượng lập.

Kinh tế phát triển cũng kéo theo nhu cầu sử dụng những dịch vụ viễn thông tăng mạnh, với những toà nhà chung cư cao cấp văn phòng cho thuê đang phát triển mạnh trên địa bàn quận, đây là cơ hội cho việc phát triển kinh doanh viễn thông của Điện lực.

Là nhà cung cấp ra sau so với các nhà cung cấp khác, các khu vực thị trường đường phố, khu dân cư đông đúc không còn chỗ đứng cho dịch vụ viễn thông của ngành điện. Nhưng với ưu thế thoả thuận cung cấp điện cho các dự án, Điện lực tiếp cận ngay từ đầu để đề xuất giới thiệu sản phẩm dịch vụ viễn thông. Khai thác triệt để thị trường này, đây là thị trường tiềm năng mà các nhà cung cấp khác không thể có cơ hội như Điện lực. Tận dụng được cơ hội này sẽ giúp cho Điện lực phát triển, tăng doanh thu, lợi nhuận và tạo nên vị trí vững chắc cho mình trên thị trường.

Mặt khác vốn sử dụng cho các dự án phát triển và nâng cấp lưới điện rất lớn, do vậy phải huy động vốn vay lớn từ các tổ chức tín dụng. Lãi suất là yếu tố tác

động không nhỏ đến hoạt động của Điện lực. Tuy nhiên, do có cơ chế ưu đãi phát triển Điện lực nên lãi suất vay vốn hiện nay ở mức thấp. Mức lãi suất theo công bố của ngân hàng Nhà nước trong những năm gần đây biên độ dao động nhỏ từ đó tạo môi trường kinh doanh ổn định cho các doanh nghiệp nói chung và Điện lực Ba Đình nói riêng.

Đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế nhưng tốc độ tăng trưởng phụ tải vẫn cao, nhà nước đã tung ra gói kich thich kinh tế với lãi suất vay ưu đãi 4%/năm, Điện lực Ba Đình cũng như nhiều doanh nghiệp khác đứng trước cơ hội được sử dụng vốn vay với lãi suất ưu đãi để tiếp tục đầu tư phát triển lưới điện.

Điều mà một số năm trước thực hiện rất khó khăn do tốc độ tăng lãi suất cho vay của ngân hàng nên ngành điện khó tiếp cận được các nguồn vốn vay thương mại tốt để tiếp tục đầu tư mới và cải tạo lưới điện.

Bên cạnh những cơ hội mang lại, tình hình kinh tế hiện nay vẫn còn nhiều yếu tố tạo ra những khó khăn cho Điện lực.

Thứ nhất là sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng, nó tác động đến chi phí sản xuất và tình hình thực hiện dự toán chi phí của Điện lực. Chỉ số giá tiêu dùng biến động không ngừng trong đó có nhóm vật liệu điện (đặc biệt giá đồng, loại vật liệu chủ yếu sử dụng trong ngành Điện). Với ngành nghề sản xuất kinh doanh của Điện lực là một trong những nguyên liệu quan trọng gồm các loại dây cáp điện kim loại đồng, nhôm, nhựa PVC, XLPE, xăng dầu, nhiên liệu… Khi có sự biến động về giá sẽ gây khó khăn cho ngành điện và một số các ngành khác, làm cho đơn giá tại thời điểm mua sắm vật tư bị biến động lớn so với giá kế hoạch.

Thứ hai là sự biến động tăng của tỉ giá ngoại tệ, đặc biệt trong khi tình hình kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn định như hiện nay.

Thứ ba là xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế: Thể hiện việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và tổ chức kinh tế quốc tế. Hiện nay vấn đề hội nhập nền kinh tế quốc tế đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Vì khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức này đồng nghĩa với việc sẽ mang cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp điện nói riêng.

Các chuyên gia đầu ngành về kinh tế đã làm một phép so sánh giữa điểm yếu và điểm mạnh của công nghiệp điện Việt Nam và dễ dàng thấy rằng số điểm yếu gấp đôi điểm mạnh. Điểm yếu: công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, hiệu quả đầu tư thấp, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản lý doanh nghiệp yếu, thiếu sự phối hợp liên ngành, chính sách thiếu nhất quán, thiết chế kinh tế tập trung cao. Điểm mạnh: kinh tế tăng trưởng cao, ổn định; ngành công nghiệp điện đạt thành tựu cao, lao động có kỹ năng, cần cù, chịu khó, phát huy được nguồn lực; đổi mới quản lý Nhà nước.

Thứ tư là sự gia nhập và mức độ sôi động của lĩnh vực kinh doanh viễn thông công cộng. Hiện nay, thị trường viễn thông công cộng có tổng số 7 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, nhiều gói cước khác nhau, trả tiền trước, trả tiền sau, các chiến dịch khuyến mại của các đối thủ kinh doanh. Các chiến dịch, chiến lược cạnh tranh của các đối thủ trong cùng lĩnh vực diễn ra ngày càng khốc liệt. Đặc biệt là dịch vụ 3G được cấp phép vừa à thách thức vừa là cơ hội của lĩnh vực kinh doanh viễn thông, trong số 7 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thì chỉ có 4 trong số đó là được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ 3G.

Đối với ngành Điện nói chung và Điện lực Ba Đình nói riêng còn nhiều khó khăn. Sức hấp dẫn của thị trường điện, phát triển cơ sở hạ tầng, nhà máy điện đã hấp dẫn các Công ty nước ngoài, các tập đoàn lớn trong nước. Ngành điện đã có những chiến lược phát triển và đầu tư đúng trọng tâm để đáp ứng đủ nhu cầu về điện. Để thực hiện được, chiến lược chung của ngành và mục tiêu của Điện lực đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng và một sự cố gắng nỗ lực rất lớn về nhiều mặt.

Tóm lại, với môi trường kinh tế hiện tại đem cho Điện lực Ba Đình rất nhiều cơ hội và nguy cơ.

Về cơ hội:

+ Điện lực có cơ hội mở rộng chiếm lĩnh thị trường để phát triển sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng kinh tế dẫn đến tăng trưởng mức tiêu thụ điện.

+ Các chính sách ưu đãi của chính chủ trong phát triển ngành đã tạo ra nhiều lợi thế trong việc huy động vốn. Tận dụng đựocnguồn vốn vay lãi suất thấp để đầu

tư cải tạo lưới điện và các hạng mục cần đầu tư khác.

+ Điện lực dễ dàng tiếp cận được và vận dụng những thành tựu của sự phát triển khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

+ Là 1 trong 4 đơn vị kinh doanh viễn thông được cấp giấy phép 3G.

Thách thức:

+ Đó là sự bất ổn về giá của thị trường các yếu tố đầu vào, sự biến động tăng của tỉ giá ngoại tệ làm ảnh hưởng đến giá cả.

+ Áp lực cạnh tranh lớn do có thêm đối thủ cạnh tranh nước ngoài khi hội nhập kinh tế.

+ Sự gia nhập lĩnh vực kinh doanh viễn thông công cộng của các đối thủ mới với các chiến dịch cạnh tranh khốc liệt về thị phần, khuyến mại, ...

- Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm nhanh sẽ trở thành áp lực đối với Điện lực nhất là về vốn đầu tư để phát triển và cải tạo lưới điện, khiến cho Điện lực lâm vào tình trạng thiếu vốn.

2.2.1.2 Môi trường chính trị và pháp lý

Từ khi thực hiện đổi mới, hệ thống luật pháp của Việt Nam đã dần được hoàn thiện, tạo ra môi trường pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Rất nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành và có hiệu lực tạo ra hành lang pháp lý mà ở đó các doanh nghiệp tôn trọng và tuân thủ pháp luật được Nhà nước bảo vệ.

Có thể kể ra đây các bộ luật quan trong như: Luật đất đai, luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài, luật phá sản. luật thương mại, luật điện lực, luật xây dựng ...

Ngành Điện có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Nhận thức được vai trò đó, Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định điện lực là một ngành công nghiệp then chốt, chủ trương phát triển điện lực để đảm bảo an ninh quốc phòng và đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Thực tế cho thấy tất cả các nước công nghiệp phát triển trên thế giới tùy theo lợi thế của từng nước đều phát triển mạnh ngành năng lượng điện. Việt Nam là nước có dân số lớn, không thể công nghiệp hóa hiện đại hóa nếu như không quan

tâm đầu tư phát triển điện lực.

Vai trò của Nhà nước đối với ngành Điện lực mang tính chất quyết định về chính sách vốn, chính sách thuế và chính sách bảo hộ. Mục tiêu trong chiến lược phát triển năng lượng điện Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đưa ra mục tiêu phát triển một số chuyên ngành trọng điểm trong đó có phát triển năng lượng điện, để đáp ứng về cơ bản nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt các chiến lược phát triển và quy hoạch điện năng đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt như “C36Thiến lược phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004 – 2010, định hướng đến năm 2020” theo quyết định số 176/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 hoặc “Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia36T

36Tgiai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025” theo quyết định số 110/2007/QĐ- TTg ngày 18/7/2007.

Những văn bản, chính sách này là một trong các yếu tố quyết định có tầm quan trọng với ngành Điện lực nói chung và các ngành kinh tế, nó không chỉ là sự đánh giá cao của Chính phủ đối với ngành điện, trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước mà còn là sự khích lệ và vận hội mới mở ra cho sự phát triển ngành điện Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho nghành điện, vì ngành nghề kinh doanh chính của ngành điện là SXKD điện. Đây là ngành nghề đang được ưu tiên và khuyến khích phát triển nên có nhiều chính sách và cơ chế tạo thuận lợi cho việc thực hiện tổ chức sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó với chủ trương đa dạng hóa các doanh nghiệp SX điện, Chính phủ cũng đưa ra các biện pháp khuyến khích nhất định đối với các doanh nghiệp ngoài ngành điện tham gia đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất điện, để dần hình thành một thị trường điện ở Việt nam, tạo nên một môi trường sản xuất kinh doanh điện lành mạnh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý là chính sách bảo hộ này là tạo lực để cho ngành phát triển, khi đã có đủ lực thì sự bảo hộ của Nhà nước không còn nữa. Vậy khi hoạch định chiến lược cũng phải tính đến yếu tố này để các doanh nghiệp vận

dụng được tối đa các cơ hội do chính sách bảo hộ mang lại, tạo sức mạnh nội lực để có thể đứng vững trên thị trường khi không còn sự bảo hộ.

Cơ hội cho nghành điện trong việc huy động vốn để thực hiện sản xuất kinh doanh, nó giải quyết được vấn đề quan trọng trong việc tìm kiếm đảm bảo các nguồn lực để duy trì năng lực sản xuất của đơn vị.

Một cơ hội nữa cho ngành điện do các chính sách của chính phủ mang lại, đó là chủ trương phát triển ngành công nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài, đồng nghĩa với sự gia tăng cầu về năng lượng điện. Có thể thấy trong cơ cấu ngành nghề kinh doanh của Điện lực thì sản xuất kinh doanh điện là lĩnh vực chủ đạo nên với những phân tích trên cho thấy nhìn chung các cơ chế chính sách đều tạo ra rất nhiều những cơ hội cho Điện lực. Vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng chiến lược làm sao để đảm bảo tận dụng tối đa những cơ hội này.

Ngày 1/7/2005, Luật Điện lực chính thức có hiệu lực. Đây là bộ luật có ảnh hường nhiều nhất đến hoạt động kinh doanh điện năng. Về cơ bản, Luật điện lực đảm bảo sự công bằng giữa bên mua và bán điện nhưng Luật chưa đề cập nhiều đến khía cạnh xã hội của hoạt động điện lực khi mà các Công ty điện lực phải cung ứng điện cho những khu vực có giá bán thấp hơn giá thành hoặc việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hành lang lưới điện cũng không được quy định cụ thể. Ngoài ra, Luật còn thu hẹp nghĩa vụ tài chính và trách nhiệm của khách hàng như: Thời hạn thanh toán tiền điện tối đa là 15 ngày kể từ khi nhận được thông báo tiền điện, không phải chịu trách nhiệm với các hiện tượng vi phạm xử dụng điện ngoài phạm vi ranh giới quản lý của khách hàng nếu không chứng minh được lỗi do khách hàng…. Điều này đã chất thêm gánh nặng tài chính và trách nhiệm quản lý cho ngành điện.

Về mặt chính trị, hiện tại cho thấy môi trường này đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và cho doanh nghiệp Điện lực nói riêng. Hiện nay, môi trường chính trị Việt Nam được đánh giá là ổn định, không có các bất lợi ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế.

Tóm lại, môi trường luật pháp chính trị hiện tại đang mở ra rất nhiều cơ hội

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Ba Định giai đoạn 2009 2015 (Trang 75 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)