Phân tích môi trường vi mô (Môi trường ngành)

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Ba Định giai đoạn 2009 2015 (Trang 86 - 94)

2.2 Phân tích môi trường chiến lược của Điện lực Ba Đình

2.2.2 Phân tích môi trường vi mô (Môi trường ngành)

2.2.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh:

Trong kinh doanh điện:

Điện lực Ba Đình - đơn vị điện lực kinh doanh điện năng duy nhất của ngành điện trên điạ bàn Quận Ba Đình. Về nguyên tắc, Điện lực Ba Đình không có đối thủ cạnh tranh trên thương trường. Nhưng trong thực tế vẫn tồn tại các đối thủ cạnh tranh với Điện lực. Nguyên nhân là do Nhà nước cho phép một số tổ chức tham gia vào thị trường điện bằng cách mua buôn điện của các Công ty điện lực sau đó bán lẻ cho người tiêu dùng cuối cùng. Điển hình của mô hình này là các ban quản lý nàh chung cư hay các Công ty hoặc doanh nghiệp bỏ tiền ra xây dựng lưới trung thế, trạm biến áp, các khu hạ thế sau đó tổ chức bán lại cho nhân dân hoặc các hộ tiêu dùng sinh hoạt và các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, những đối thủ này không có khả năng đe doạ đến vị thế độc tôn của Công ty điện lực TP Hà Nội nói chung và Điện lực Ba Đình nói riêng vì những tổ chức này không có đầy đủ các nguồn lực như: nhân lực, vật lực để cạnh tranh với Điện lực. Sự tồn tại của các tổ chức này chủ yếu để giải quyết những tồn tại của lịch sử (các hợp tác xã dịch vụ điện) hoặc do ngành điện chưa có đủ tiền đầu tư (các khu tập thể của các doanh nghiệp khác) để phát triển lưới điện. Theo thời gian, các doanh nghiệp này sẽ dần bàn giao lại lưới điện cho ngành điện kinh doanh.

Khi thị trường bán lẻ điện được thành lập và lưới điện truyền tải do Nhà nước độc quyền quản lý, các đối thủ tiềm tàng cạnh tranh với điện lực có thể sẽ là:

- Các doanh nghiệp sản xuất: những doanh nghiệp này có thể chủ động đầu tư máy biến áp và lưới điện để phục vụ cho chính họ chứ không phải bị phụ thuộc vào điện lực. Điển hình cho đối tượng này là các khu chế xuất hoặc các nhà máy sản xuất lớn.

- Các khu đô thị mới được xây dựng, ở đó chủ đầu tư xây dựng mới toàn bộ hệ thống hạ tầng gồm cả cung cấp điện, hoặc họ mua điện ở cấp điện áp 110kV (khu vực Bắc An khánh là ví dụ) hoặc họ xây dựng hệ thống nhà máy phát đện riêng (khu vực Phú Mỹ Hưng) rồi phân phối lại cho khách hàng trong nội bộ của khu vực của họ.

- Các đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài có thể tham gia thị trường điện năng.

- Các Công ty với các hình thức sở hữu khác nhau nhưng có đầy đủ năng lực về tài chính và con người sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của Điện lực. Tuy nhiên, sự cạnh tranh chỉ có thể diễn ra tại các khu vực mới phát triển hoặc mới được đô thị bởi vì những khu nay chưa hình thành hệ thống lưới điện hoàn chỉnh.

Trong kinh doanh viễn thông công cộng:

- 7 nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng trên cả nước, thì ở đây hội tụ đủ gồm: Vinaphone (VNPT); Mobile Fone (VNPT); Viettel Mobile; S – Fone; HT- Mobile (Vietnammobile); EVN – Telecom và mới đây là Beeline. Cung cấp dịch vụ di động quốc tế, toàn quốc và các dịch vụ gia tăng.

- Có 3 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến là: VNPT, Viettel,

EVN – Telecom.

- Có 6 nhà cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao ADSL và thuê kênh riêng là:

VNPT, Viettel, FPT, EVN – Telecom, truyền hình cáp TW, truyền hình cáp Hà nội.

Đối với thị trường di động, đây là thị trường đầy tiềm năng vì vậy EVN telecom cần nâng cao chất lượng dịch vụ, tận dụng triệt để công nghệ CDMA 2000 1X, đây là công nghệ tiên tiến nhất để tiến tới 3G mà các nhà cung cấp khác chưa có. Phát huy hết vai trò các đại lý là các công ty điện lực và mạng lưới các điện lực.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng BTS các giai đoạn tiếp theo. Cùng với Vinaphone, Mobiphone, Viettel, EVN-Telecom liên danh với Vietnammobile được cấp giấy phép hoạt động mạng 3G, đây là một lĩnh vực mới hứa hẹn nhiều tiềm năng cũng như sức cạch tranh khốc liệt trong việc cung cấp các dịch vụ gia tăng trên nền tảng công nghệ 3G.

Đối với thị trường điện thoại cố định và Internet tốc độ cao ADSL, đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của EVN telecom là VNPT, Viettel. Đây là các nhà cung cấp có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh lĩnh vực này, thị trường tại các khu phố, khu dân cư đã không còn chỗ đứng cho EVN Telecom. Vì vậy phải tập trung chủ yếu vào các toà nhà chung cư cao cấp, các khu đô thị mới, đây là thị trường mà nghành điện chiếm ưu thế hơn. Đồng thời hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ Internet qua truyền hình TW và truyền hình địa phương, qua đó sẽ chiếm lĩnh được thị trường cho các loại dịch vụ.

2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Đối với các hàng hoá khác, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành thường diễn ra vô cùng khốc liệt do họ cùng sản xuất và kinh doanh một hay nhiều hàng hoá dịch vụ giống nhau. Đối với điện năng thì khác, do đặc điểm của hàng hoá điện năng nên người ta không thể xây dựng trên cùng một địa điểm hai hệ thống điện giống nhau để cạnh tranh với nhau vì điều này sẽ dẫn đến việc lãng phí tiền của và tài nguyên của xã hội. Trong thời điểm hiện tại, việc hình thành thị trường bán lẻ điện năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chưa thể thực hiện được nên chỉ xuất hiện việc cạnh tranh trong nội bộ ngành điện diễn ra tại

các khu vực giáp ranh giữa lưới điện của hai doanh nghiệp hoặc hai Điện lực. Về cơ bản, các Điện lực sẽ phân chia thị trường để cùng hưởng lợi.

Đối với dịch vụ viễn thông của EVN-Telecom, do hiện nay Điện lực là đơn vị kinh doanh thứ cấp cho Công ty Điện lực Hà Nội (Công ty Điện ực Hà Nội là đại lý của EVN-Telecom, giao lại chỉ tiêu kinh doanh cho các Điện lực) nên việc cạnh tranh giữa các Điện lực trong nội bộ lĩnh vực này cũng có trên phương diện hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu Công ty giao, còn sau đó các khách hàng sẽ được bàn giao cho các Điện lực theo địa bàn. Việc cạnh tranh này về cơ bản đều mang lại số lượng khách hàng cho Công ty Điện lực Hà Nội, chỉ khác nhau là đơn vị nào thuộc Công ty phát triển khách hàng mà thôi.

Về cơ bản, môi trường ngành có thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng của Công ty điện lực TP Hà Nội, cụ thể là: chưa có sản phẩm thay thế, Công ty nắm giữ hầu như 100 % thị phần và khách hàng, đối thủ tiềm năng chưa thể tham gia cạnh tranh ngay, cạnh tranh trong ngành ít và không gay gắt. Tuy nhiên, Công ty điện lực TP Hà Nội cần tận dụng các cơ hội để củng cố phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những cạnh tranh của các đối thủ trong tương lai. Đối với kinh doanh viễn thông, nội bộ Công ty Điện lực có thể coi sự cạnh tranh giữa các Điện lực như 1 yếu tố tích cực trong việc hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh chung của toàn Công ty.

2.2.2.3 Quyền lực thương lượng của khách hàng:

Điện năng và viễn thông công cộng có một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội của đất nước nó ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nhất là đối với các nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá như Việt Nam; bởi vì hiện đại hoá chỉ có thể tiến hành được trên cơ sở công nghiệp hoá mà điện năng là một loại "nhiên liệu" đặc biệt không thể thiếu được cho sự phát triển của mọi công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá; bên cạnh đó điện năng còn có vai trò to lớn trong lĩnh vực phục vụ kinh tế - xã hội của con người trong một xã hội hiện đại. Nói cách khác điện năng rất cần thiết và có ảnh hưởng rất lớn tới mọi nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước đồng thời về phương diện kỹ

thuật, khâu truyền tải và phân phối mang tính chất độc quyền tự nhiên về sở hữu và vận hành. Chính vì vậy mà trước đây người ta thường quan niệm rằng điện là một ngành độc quyền tự nhiên. Từ năm 1995 đến nay, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và cùng với sự chuyển minh của đất nước, ngành điện Việt Nam cần sớm xoá bỏ độc quyền và tạo ra một môi trường cạnh tranh trước tiên là trong khâu sản xuất điện, dần dần tiến tới cạnh tranh trong các khâu còn lại. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước cũng như trong khu vực.

Một nền kinh tế năng động đi kèm với nhu cầu trao đổi thông tin giữa các thành viên trong xã hội là rất lơn. Đặc biệt, lượng khách hàng trẻ tuổi càng có nhu cầu cao trong giao tiếp hàng ngày, bằng nhiều phương tiện khác nhau như điện thoại, internet di động, … Với việc thị trường viễn thông Việt Nam có tới 7 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động, 6 nhà cung cấp dịch vụ internet tốc độ cao ta cũng đủ thấy sự nhộn nhịp và khốc liệt trong thị trường này.

Như vậy, quyền lực thương thuyết khách hàng trong trường hợp này, mua bán điện với ngành điện, nói chung chưa có tiếng nói mang tính chất quyết định vì trên địa bàn của khách hàng chỉ duy nhất có 1 đơn vị cung cấp sản phẩm đó là Công ty Điện lực Hà Nội. Quyền thương thuyết của khách hàng chủ yếu dựa trên các quy định của Pháp luật liên quan đến lĩnh vực mua bán điện mà ở đó, giá cả mua bán đã được chính phủ quy định. Đối với dịch vụ viễn thông thì khách hàng có quyết định chủ yếu đến việc sử dụng dịch vụ của mạng này hoặc mạng khác nên khu vực này sẽ được quyết định bới các yếu tố về tâm lý, giá cả dịch vụ, chất lượng dịch vụ.

2.2.2.4 Quyền lực của nhà cung cấp.

Nếu trong cơ chế quản lý kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp trước đây, ngành điện hoạt động như một ngành dịch vụ công cộng thì ngày nay, trong cơ chế thị trường, ngành điện trở thành ngành kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt - điện năng. Tuy nhiên, tính chất phục vụ vẫn là một điểm quan trọng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh bởi vì với tính chất là một doanh nghiệp nhà nước trước hết ngành điện vẫn phải hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được giao trong đó có việc

phục vụ tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế cũng như các hoạt động chính trị xã hội của đất nước cũng như của địa phương. Vì vậy, có thể nói đặc điểm nổi bật của ngành điện hiện nay là một ngành kinh tế vừa sản xuất kinh doanh vừa phục vụ các lợi ích công cộng. Đặc biệt Điện lực Ba Đình, một trong các nhiệm vụ và trách nhiệm nặng nề là việc thường xuyên thực hiện các công tác đảm bảo điện phục vụ cho các sự kiện chính trị như Đại hội Đảng, họp Quốc hội thường kỳ, họp chính phủ, chính phủ làm việc và tiếp khách, tiếp các đoàn ngoại giao, các sự kiện văn hóa thể thao diễn ra trên địa bàn Quận Ba Đình.

Trong cơ chế thị trường ngành điện có những thuận lợi sau:

- Ngành điện có vốn đầu tư ban đầu lớn, trong suốt quá trình phát triển, được Nhà nước quan tâm đầu tư, đến nay cơ sở hạ tầng của ngành đã lớn mạnh. Ở các trung tâm văn hoá, kinh tế chính trị lớn lưới điện đang ngày một hoàn thiện và hiện đại. Ở nông thôn, mạng lưới điện đang được mở rộng, các nguồn điện đang được mở rộng hoặc xây mới với quy mô lớn và kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến được ưu tiên áp dụng vào ngành điện. Trên lãnh thổ Việt Nam, hầu như hiện nay lĩnh vực bán lẻ chỉ có duy nhất 1 mình EVN chi phối trong đó có cơ chế hỗ trợ của nhà nước, lĩnh vực phát điện thì các nhà máy của EVN chiếm tỉ trọng lớn.

Bảng 2.7 - Tỷ trọng sản lượng các nguồn điện năm 2005 của Việt Nam.

TT Loại nguồn Sản lượng (GWh) Tỉ lệ (%)

1 Tổng phát toàn HT 53409 100%

2 Thuỷ điện 16173 30.28%

3 Nhiệt điện than 8116 15.20%

4 Nhiệt điện dầu 677 1.27%

5 TBK chạy khí 5540 10.37%

6 Đuôi hơi 10219 19.13%

7 TBK chạy dầu 445 0.83%

8 Diesel 16 0.03%

9 Điện sx ngoài EVN 12224 22.89%

Nguồn: Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia 2005 - Đối với các sản phẩm đầu vào của ngành điện, theo thống kê trên, phần phụ thuộc nặng nề vào các nhà cung cấp trước hết sẽ nằm trong nhóm: than, khí đồng hành. Trong 2 nhóm yếu tố này, than có giá cả ổn định hơn song theo dự báo của các chuyên gia ngành than thì nếu với tốc độ khai thác như hiện nay thì đến năm 2015 nước ta sẽ bắt đầu phải nhập khẩu than, đây lẽ là thách thức lớn của ngành điện. yếu tố còn lại là khí đồng hành thì phụ thuộc vào giá cả thị trường thế giới, giá cả biến động trong biên độ lớn và thời gian, tốc độ biến đổi nhanh. Lượng điện ngoài EVN cung cấp cho hệ thống mới chiếm tỉ trọng nhỏ nên chưa thể chiếm thị phần chi phối có thể đe dọa đến vị thế của ngành.

- Trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông, ngành điện cung cấp trọn bộ từ thiết bị đầu cuối đến các dịch vụ gia tăng kèm theo nên không có sự cạnh tranh của các nhà cung cấp thiết bị khác trên thị trường ngoài EVN, tính đến thời điểm hiện tại.

Khi cung cấp dịch vụ viễn thông trên nền tảng công nghệ 3G, đối với dịch vụ thông tin di động toàn quốc thì SIM E-mobile có thể lắp vào các điện thoại 3G của các hãng khác nên đây cũng là 1 thuận lợi đồng thời cũng là 1 nguy cơ đối với ngành điện. Thuận lợi trong việc phát triển khách hàng, nguy cơ trong việc cung cấp thiết bị đầu cuối cho các thuê bao di động toàn quốc sẽ giảm xuống.

Bên cạnh đó ngành điện cũng gặp phải những thách thức mà thị trường đặt ra cho sự phát triển của mình:

- Sự tham gia da dạng của các thành phần kinh tế trong khâu sản xuất điện năng, đặc biệt là các nhà máy thủy điện nhỏ, các nhà máy nhiệt điện, khí, … do các Tập đoàn, doanh nghiệp khác đầu tư và các nhà máy điện trước đây của EVN nắm giữ nay đã được cổ phần hóa dẫn đến sự đa dạng trong nguồn cung, đa dạng trong khâu giá bán tại thanh cái nhà máy dẫn đến sự cạnh tranh trong khâu bán điện tại các nhà máy cho EVN.

- Từ một ngành trước đây được bao cấp nặng nề, hoạt động theo những chương trình, kế hoạch cứng nhắc của Nhà nước với mục đích phục vụ là chủ yếu, nay ngành điện phải tự hạch toán, trang trải theo cơ chế thị trường là một bước

chuyển không dễ dàng.

- Tuy nguồn vốn được cấp một phần nhưng do yêu cầu của khách hàng và thị trường, ngành điện đã phải đầu tư thêm để cải thiện chất lượng điện năng và mở rộng hệ thống. Như vậy nguồn vốn ban đầu của Nhà nước là không đủ. Để đảm bảo đủ nguồn lực tài chính phục vụ công tác đầu tư cải tạo và phát triển lưới điện, ngành điện sẽ phải tạo nguồn bằng nhiều cách trong đó kể cả việc đi vay. Điều này dẫn đến tình trạng số tiền nợ của các Công ty điện lực ngày một tăng.

- Do phạm vi quản lý rộng lớn, số lượng khách hàng nhiều nên các rủi ro trong kinh doanh vì thế cũng ngày càng tăng.

- Đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông, do hiện tại EVN-Telecom đang sử dụng công nghệ CDMA tần số 450Hz nên số lượng nhà cung cấp thiết bị đầu cuối trên thị trường rất hiếm nên không chủ động được về nguồn thiết bị cũng như sự đa dạng và phong phú của chủng loại thiết bị.

2.2.2.5 Các sản phẩm thay thế:

Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt, nó đặc biệt ở chỗ tuy là sản phẩm của lao động nhưng điện năng không thể dự trữ được, không thể cất giữ trong kho để dùng dần được như các loại hàng hoá khác. Quá trình sản xuất và tiêu dùng điện năng diễn ra đồng thời, khi tiêu dùng điện năng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác: nhiệt năng, cơ năng, quang năng...để thoả mãn nhu cầu cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã hội. Một đặc điểm của điện năng là quá trình sản xuất và phân phối hàng hoá từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng phải thông qua hệ thống điện bao gồm các hệ thống lưới điện truyền tải, phân phối, các máy biến áp cao thế, trung thế, hạ thế. Đến nay, điện năng được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ hoạt động sống của con người từ những hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng ngày. Trong các ngành công nghiệp, điện năng có thể được thay thế bằng những nguồn năng lượng khác như than đá, dầu mỏ, khí ga. Nhưng về cơ bản, những nguồn năng lượng này không thể thay thế được điện năng do việc vận chuyển điện năng là rẻ nhất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và việc sử dụng các nguồn năng lượng này sẽ tạo ra chất thải công nghiệp ngay tại nơi sử dụng. Hơn thế

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Ba Định giai đoạn 2009 2015 (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)